Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. (Trang 25 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở thành phố Đông Hà

1.2.1. Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1. Vị trí địa lý

Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm ở toạ độ địa lý 16007’53’’-160

52’22’’ Vĩ độ Bắc và 107004’24’’-1070

07’24’’ Kinh độ Đông. Cách thành phố Đồng Hới 93km về phía Bắc, thành phố Huế 70km về phía Nam, cửa khẩu Lao Bảo 85km về phía Tây và cách cảng biển Cửa Việt 16km về phía Đông. Có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh. - Phía Nam giáp huyện Triệu Phong.

- Phía Đông giáp huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong. - Phía Tây giáp huyện Cam Lộ.

Hình 1.1: Bản đồ hành chính Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Đông Hà là giao điểm của các tuyến giao thông Bắc Nam và Đông Tây, có đường quốc lộ 1A (nối Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh) và đường sắt Bắc Nam chạy qua. Đông Hà là đầu mối của đường Quốc lộ 9 (trong hệ thống đường Xuyên Á) đi Lào, Đông Bắc Thái Lan; là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nước Lào và Thái Lan, Myanma... qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt.

Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm của các mối quan hệ.

1.2.1.2. Địa hình

Thành phố Đông Hà có 2 dạng địa hình cơ bản sau:

Địa hình gò đồi bát úp ở phía Tây và Tây Nam, có diện tích 319,1ha; chiếm 44,1% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình là 10m so với mực nước biển, địa hình nghiêng dần về phía Đông, với độ dốc trung bình 5-10%. Đất được phủ trên nền phiến thạch và sa phiến cùng với địa hình gò đồi bát úp nối dài, thích hợp cho việc sản xuất canh tác, trồng cây lâm nghiệp, xây dựng phát triển các mô hình kinh tế trang trại, sinh thái vườn đồi, vườn rừng. Xen kẽ là những hồ đập có tác dụng điều

hoà khí hậu, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra những cảnh quan tự nhiên, môi trường sinh thái để xây dựng, phát triển các cụm điểm dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi; tạo ra một không gian kiến trúc đô thị thoáng đẹp, đa dạng, vững chắc và không bị ngập lụt.

Địa hình đồng bằng có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm 55,9% diện tích tự nhiên. Vùng này được phủ lên trên mặt lớp phù sa, nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp (trồng lúa nuớc, hoa màu, rau hoa và cây cảnh...). Do địa hình thấp trũng, nên thường hay bị ngập lụt về mùa mưa bão; hạn hán, thiếu nước về mùa hè làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

1.2.1.3. Khí hậu

Đông Hà nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía Đông Trường Sơn. Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng.

- Mùa mưa: do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về tới đèo Hải Vân, nên khu vực Đông Hà tương đối lạnh so với các vùng phía Nam miền Trung. Lượng mưa trung bình năm đạt 2.300mm, nhưng 80% lượng mưa lại tập trung chủ yếu trong 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 10).

- Mùa khô nóng: kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, gần như liên tục nắng nóng kèm theo gió phơn Tây-Tây Nam khô nóng, có sức gió cấp 6, cấp 7 và do cấu tạo địa hình của phía triền dốc Đông Trường Sơn nên gió qua đèo Lao Bảo về Đông Hà tạo thành những cơn bão nhỏ, khô nóng có thời gian kéo dài trong nhiều tháng.

1.2.1.4. Thủy văn

Thành phố Đông Hà chịu ảnh hưởng thuỷ văn của 3 con sông chính là sông Hiếu, sông Thạch Hãn, sông Vĩnh Phước.

Sông Hiếu là hệ thống sông lớn nhất chảy qua thành phố bắt nguồn từ sườn đông dãy Trường Sơn cao độ trên 1.000m chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các xã Hướng Sơn, Hướng Hiệp chảy về qua địa phận huyện Cam Lộ đi về Đông Hà (bắt đầu từ Nhà máy xi măng Đông Hà đến ngã ba Gia Độ) và nhập vào

sông Thạch Hãn ở ngã ba Gia Độ. Sông Hiếu có chiều dài 70km, diện tích lưu vực 465km2, đoạn chảy qua Thành phố có chiều dài 8km, với chiều rộng trung bình khoảng 150-200m. Khu vực hạ lưu sông Hiếu chịu sự chi phối của thuỷ triều từ biển vào nên có chế độ dòng chảy khá phức tạp. Về mùa khô dòng chảy ở thượng lưu nhỏ nên mặn xâm nhập sâu, biên độ mặn lớn với lưu lượng thấp nhất là 2,83m3/s, nhưng về mùa lũ nước thường dâng cao gây ngập lụt.

Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ sông Đakrông, chảy qua Ba Lòng rồi về xuôi. Sông có chiều dài 145km, đoạn chảy qua ven phía đông thành phố có độ dài 5km từ ngã ba sông Vĩnh Phước (phường Đông Lương) và hợp lưu với sông Hiếu (phường Đông Lễ) tại ngã ba Gia Độ, được xem là ranh giới giữa Đông Hà và huyện Triệu Phong.

Sông Vĩnh Phước bắt nguồn từ vùng đồi cao 300 - 400m thuộc xã Cam Nghĩa, Cam Chính (huyện Cam Lộ) chảy qua phía nam thành phố Đông Hà ở phường Đông Lương rồi đổ vào sông Thạch Hãn tại km5 đường sông, tính từ ngã ba Gia Độ ở xã Triệu Giang (huyện Triệu Phong). Sông có diện tích lưu vực 183km2; có chiều dài 45km, chiều rộng trung bình 50 - 70m, lưu lượng trung bình 9,56m3/s, mùa kiệt 1,79m3/s. Đây là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Đông Hà.

Ngoài các con sông chính, trên địa bàn thành phố còn có các hồ như: hồ Khe Mây, hồ Trung Chỉ, hồ KM6, hồ Đại An... với mạng lưới phân bố đều khắp trên địa bàn thành phố và tạo cảnh quan thiên nhiên, cải thiện vi khí hậu tiểu vùng và phát triển du lịch sinh thái cho thành phố.

1.2.1.5. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên thành phố có 7.295,87ha (72,9587km2), chiếm 1,54% (toàn tỉnh 4.746km2) thể hiện theo bảng 1.6 dưới đây:

Bảng 1.6: Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Đông Hà năm 2010

Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 7295.870

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1568.510

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1548.370

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 1126.400

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 421.970

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 20.1400

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2370.970

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1943.370

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 427.600

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 124.1400

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 2661.030

2.1 Đất ở OTC 714.860

2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 714.860

2.2 Đất chuyên dùng CDO 1108.90

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiêp CTS 104.370

2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 86.260

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh nông nghiệp CSK 165.370

2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 733.160

2.3 Đất tôn giáo, tính ngưỡng TTN 19.060

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 235.130

2.5 Đất sông suối và mặt nước CD SMN 527.260

2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 55.820

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 571.220

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 243.060

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đông Hà năm 2010)

Việc sử dụng tài nguyên đất và đánh giá đúng tiềm năng đất đai có ý nghĩa quan trọng trong định hướng sử dụng và bảo vệ khai thác quỹ đất hợp lý. Mặt khác, cần nắm bắt các đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hoá và chế độ vi khí hậu của từng vùng để chuyển đổi mục đích sử dụng, bố trí cây trồng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, có hiệu quả. Tiềm năng đất đai của Thành phố còn rất lớn,

thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng phát triển và mở rộng không gian đô thị, thu hút đầu tư phát triển kinh tế cả về dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.

Tài nguyên nước

+ Nguồn nước mặt: Thành phố Đông Hà có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn gồm 3 con sông chính, hàng chục khe suối và một số hồ chứa, phân bố khá đều trên địa bàn thành phố. Ngoài nguồn nước từ sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn... thành phố còn có một số hồ đập nhân tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản như: Hồ Trung Chỉ, Hồ Khe Mây, Hồ Đại An, Hồ Km6 (phường 4), Hồ Trung Kim - Khe Sắn… Hệ thống hồ đập ở thành phố là tiềm năng thế mạnh để đầu tư xây dựng hình thành các cụm điểm vui chơi, nghỉ ngơi giải trí theo hướng hệ lâm viên dịch vụ sinh thái.

+ Nguồn nước ngầm: Nước dưới đất vùng thành phố Đông Hà tồn tại dưới 2 dạng chính: Trong các lỗ hổng và khe nứt của đất đá chứa nước gọi là các tầng chứa nước lỗ hổng và các tầng chứa nước khe nứt. Vùng trung tâm thành phố và khu vực đất đồi có tầng nước ngầm nghèo. Nguồn nước mạch nông tồn tại ở vùng đất trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa. Không có nguồn nước ngầm mạch sâu ở trong khu vực nội thị nhưng có thể khai thác nguồn nước ngầm mạch sâu cách trung tâm thành phố 12km về phía Đông Bắc, với công suất 15.000m3/ngày (tại huyện Gio Linh). Lưu lượng giếng khoan từ 15 - 19l/s, tổng độ khoáng hóa 80 - 280mg/l.

Tài nguyên thuỷ sản: Thành phố Đông Hà không có bờ biển, các con sông có lưu vực nhỏ nên tiềm năng đánh bắt tự nhiên không đáng kể. Hiện tại, thành phố đang phát triển chuyển đổi cơ cấu đất đai ở một số vùng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đây cũng là một trong những định hướng có khả năng phát triển kinh tế trên địa bàn. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản năm 2010 vào khoảng 186.62ha.

Tài nguyên khoáng sản: Nguồn khoáng sản ở Đông Hà rất nghèo, chỉ có đất sét làm gạch ngói, trữ lượng lại không lớn, phân bố rải rác ở các phường Đông Giang, Đông Thanh, phường 2 và phường Đông Lương. Do đó việc khai thác không cho phép thực hiện trên diện rộng và quy mô lớn. Ngoài ra, các đợt thăm dò địa chất

trước đây cho biết, trên đất Đông Hà có quặng sắt ở đồi Quai Vạc (km6 và km7), sắt ở đường 9 (gần trung tâm thành phố).

Tài nguyên du lịch: Hàng năm thu hút khoảng 15.000 lượt khách nội địa và quốc tế đến nghỉ ngơi, tham quan các di tích lịch sử cách mạng và các danh lam thắng cảnh ở các vùng lân cận Thành phố như: Cồn Tiên, Dốc Miếu, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt, địa đạo Vĩnh Mốc...Dịch vụ vận chuyển lữ hành phát triển nhanh, đặc biệt là vận tải đưa đón khách bằng taxi và dịch vụ khai thác các tour “Du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội”, khai thác hành lang Đông - Tây. Trên địa bàn có 3 trung tâm lữ hành, 8 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận chuyển với trên 100 đầu xe.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)