Sơ đồ phân loại CTRCN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. (Trang 64 - 79)

CTRCN được phát sinh tại các nhà máy, xí nghiệp sẽ được phân loại tại chỗ, chia ra làm 2 loại: CTRSH và CTRCN, đồng thời lượng CTRSH sẽ được phân loại và vận chuyển đến bãi rác Đông Hà để xử lý như bình thường. Còn CTRCN sẽ được phân loại tiếp thành CTR không nguy hại, CTRNH và CTR tái chế. CTR không nguy hại sẽ được vận chuyển đến điểm tâp trung và xử lý sơ bộ trước khi đem chôn lấp ở BCL. CTR có khả năng tái chế sẽ được tận dụng và vận chuyển đến các cơ sở tái chế. Riêng CTRNH gồm CTRNH dạng lỏng và dạng rắn có thể xử lý bằng phương pháp đốt ở lò đốt hoặc chôn lấp ở ô chôn lấp chất thải nguy hại.

Chất thải tại các nhà máy, xí nghiệp

CTR Công nghiệp Bãi rác Đông Hà CTRSH Thu gom thông thường Phân loại như CTRSH thông thường CTR không nguy hại CTRNH Xử lý sơ bộ CTRNH dạng lỏng CTRNH dạng rắn Điểm tập trung CTR tái chế Cơ sở tái chế Điểm tập trung Lò đốt BCL CTNH

Các biện pháp tổ chức thực hiện: Để thực hiện tốt việc phân loại CTRCN tại

nguồn cần có sự phối hợp chặt chẽ của các nhà máy, công ty với các cơ quan môi trường. Tại mỗi xưởng sản xuất bố trí các thùng rác lớn gồm 2 ngăn chứa CTR không nguy hại và CTR tái chế phát sinh trong quá trình sản xuất. Thùng rác chứa CTRSH của công nhân đặt ở ngoài phân xưởng sản xuất và được bố trí phân loại như CTRSH thông thường. Riêng với CTRNH thì giáo dục, tuyên truyển công nhân phân loại ngay về một thùng chứa, sau đó vận chuyển đến điểm tập kết để xử lý riêng.

4.2. Xây dựng các trạm trung chuyển

Trạm trung chuyển là nơi tập kết và lưu giữ CTR tạm thời, tiếp nhận lượng rác do công nhân dùng xe bagac đạp, xe đẩy tay về. Trạm trung chuyển được áp dụng ở các khu vực phát sinh rác xa các điểm xử lý rác hoặc hạn chế về số lượng xe vận chuyển rác đến bãi chôn lấp.

Do trên địa bàn TP Đông Hà hiện tại chưa có trạm trung chuyển nào trong khi đó phương tiện vận chuyển của công ty thu gom rác có hạn. Ngoài ra, có những khu vực cách xa bãi rác như các phường Đông Giang, phường Đông Thanh..., có những nơi CTR thu gom không đủ để xe chở thẳng lên bãi rác, dẫn đến đã hình thành nhiều điểm tập kết CTR tạm thời làm mất vệ sinh, ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị. Do đó việc xây dựng trạm trung chuyển cho thành phố là kinh tế và hợp lý hơn cả vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện tại và lợi ích kinh tế trong tương lai.

Việc xây dựng các trạm trung chuyển sẽ phát sinh nước rỉ rác do quá trình vệ sinh, hay do nước mưa rơi xuống khu vực chứa rác và nước thải sinh hoạt do quá trình tắm giặt của công nhân; đặc biệt còn phát sinh ra mùi hôi do lượng rác tập trung nhiều, thời gian lưu rác lâu. Do đó, khi xây dựng các trạm trung chuyển thì phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, đặc biệt phải bố trí thời gian tất cả các xe gom đến điểm tập kết và các xe nén rác đến cùng lúc nhằm tránh việc lưu rác lâu tại điểm tập kết. Khu vực tập kết CTR phải có mái che để tránh nước mưa rơi vãi, nước thải từ quá trình vệ sinh, sinh hoạt của công nhân phải được thu gom và xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống thoát nước của thành phố, thường xuyên phun phế phẩm EM để khử mùi, tránh ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

4.3. Thành lập các công ty thu gom rác tư nhân

Việc thành lập các công ty thu gom rác tư nhân sẽ giúp công tác thu gom, vận chuyển CTR của thành phố đạt được nhiều kết quả tốt hơn. Xét về mặt kinh tế, giải pháp này có thể thực thi do chi phí ban đầu thấp vì tổ chức tư nhân chỉ tham gia một công đoạn thu gom nên chỉ cần đầu tư mua sắm các thiết bị thu gom như xe kéo tay, xe ba gác, thùng rác… để thu gom rác thải tập kết tại một địa điểm. Sau đó hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị để vận chuyển đến bãi chôn lấp. Xét về mặt xã hội, đây là giải pháp giúp cho nhà nước thực hiện được mục tiêu công bằng trong việc xã hội hóa trong công tác quản lý CTR, đồng thời còn tạo công ăn việc làm cho một số lượng lao động không nhỏ, từ đó góp phần giảm bớt gánh nặng thất nghiệp cho xã hội.

Vì công tác vận chuyển xử lí CTR đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, công nghệ hiện đại, vốn lớn nên bước đầu cần xã hội hóa công tác thu gom rác bằng cách thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho sự hoạt động của các công ty này như :

+ Không thu thuế thu nhập trong những năm đầu

+ Bảo lãnh cho những công ty này vay vốn để mua trang thiết bị.

+ Bù giá trong thời gian đầu để tổ chức tư nhân vẫn giữ nguyên mức phí thu gom giống các nơi khác.

4.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và công nhân lao động

- Đầu tư kinh phí, tổ chức các khóa tập huấn, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công nhân viên để họ có thể yên tâm làm hết nghĩa vụ trách nhiệm của mình.

- Thành lập và đưa vào hoạt động quỹ bảo vệ môi trường thành phố Đông Hà nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.

- Củng cố hiệu quả làm việc lực lượng cảnh sát môi trường góp phần tăng cường công tác phòng chống tội phạm về môi trường.

4.5. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường đồng trong việc bảo vệ môi trường

Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thành phố Đông Hà ở hiện tại và tương lai, thì một yếu tố không thể thiếu góp phần quyết định đến thành công của các giải pháp kỹ thuật trên là nhận thức của cộng đồng và các cơ sở kinh doanh. Bây giờ, để Đông Hà phát triển theo định hướng TP mới cần sự chung tay của cộng đồng, các cơ sở kinh doanh và các cấp ban ngành. Để thực hiện được các mục tiêu trên trong thời gian tới TP Đông Hà cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

- Thành lập các tổ hoạt động bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của hội người cao tuổi, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,... trong công tác tuyên truyền đến nhận thức và thái độ của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Tăng cường nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là trẻ em về bảo vệ môi trường bằng cách treo các hình ảnh, tranh vẽ bảo vệ môi trường, phân loại rác thải....

- Phối hợp với phòng hoặc sở giáo dục lồng ghép giáo dục ý thức học sinh – sinh viên về vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, tổ chức các lớp ngoại khóa về phương thức đơn giản để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường theo từng cấp học cụ thể.

- Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, thực hiện chiến lược 3R tại nguồn phát sinh. Tuyên truyền cho nhân dân thấy được tầm quan trọng của CTR, phân tích về lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn, vận động nhân dân phân loại CTR tại từng hộ gia đình để thuận tiện cho công tác phân loại CTR của thành phố.

- Tổ chức thí điểm việc phân loại rác tại nguồn để tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và rút kinh nghiệm. Trước mắt, tổ chức phân loại rác tại nguồn các chợ, khu thương mại, khu dân cư và có tổ chức quản lý về môi trường để hạn chế lượng rác thải phải chôn lấp và khai thác hiệu quả nhà máy sản xuất phân compost.

- Xây dựng các mô hình tự quản: cụm dân cư, khu phố, phường tự quản công tác quản lý chất thải rắn và công tác vệ sinh môi trường.

- Tiếp tục lồng ghép tiêu chí bảo vệ môi trường vào tiêu chí công nhận gia đình văn hóa, khu phố văn hoá, đơn vị văn hoá, cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa.

- Tổ chức tập huấn luật bảo vệ môi trường năm 2005, các văn bản pháp luật thi hành luật đến các đoàn thể, tổ chức, các cá nhân và các doanh nghiệp.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn về nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong quá trình hội nhập kinh tế cho các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống tự quản môi trường iso 14000, xây dựng và công bố các sách đen về môi trường để nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng đối với các cơ sở kinh doanh.

- Tạo thành dư luận lên án nghiêm khắc đối với hành vi gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường, đi đến với việc áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm, đúng với mọi hành vi.

- Kết hợp với các phương tiện truyền thông, báo đài, truyền hình thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục ý thức môi trường trên địa bàn phường, các cuộc vận động ra quân làm sạch vệ sinh trên địa bàn dân cư đang sinh sống.

Trên đây là một số giải pháp mà đề tài đưa ra nhằm hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển CTR, tuy nhiên để công tác này thực sự thành công, chúng ta không chỉ thực hiện riêng một giải pháp nào mà cần có sự triển khai đồng bộ các giải pháp và một sự ứng dụng linh hoạt nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu về hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn ở thành phố Đông Hà tôi rút ra một số kết luận sau:

-Công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn Thành phố Đông Hà đang được quan tâm và đạt được những kết quả nhất định ban đầu. Tuy nhiên, còn có nhiều vấn đề chưa được thực hiện tốt như rác thải vẫn còn tập trung chưa phân loại tại nguồn, số lượng thùng rác chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân…

-Tỉ lệ thu gom, vận chuyển CTRSH đạt hiệu quả khá cao, tuy nhiên công tác thu gom, vận chuyển vẫn còn nhiều hạn chế cần giải quyết.

-Chưa có trạm trung chuyển rác hợp vệ sinh đảm mỹ quan đô thị thành phố, tuyến đường thu gom còn chưa hợp lý.

-Công tác quét nhặt rác ven đường được thực hiện tốt, đảm bảo duy trì vệ sinh đô thị của thành phố.

-Tại KCN Nam Đông Hà lượng rác thải phát sinh là 328 tấn/năm, trung bình thải ra 0,9 tấn/ngày. Hiện tại chỉ có 7/11 nhà máy kí hợp đồng thu gom với công ty Môi trường đô thị đạt tỉ lệ thu gom 63,7%. Việc thu gom, vận chuyển CTRCN chưa đạt hiệu quả cao. Rác thải được thu gom chỉ một phần được phân loại và tái sử dụng, còn lại được thu gom và xử lý chung với rác thải thông thường.

-Lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn là 1,3 tấn/ngày, trong đó CTRTT là 1,245 tấn/ngày và CTRYTNH là 0,128 tấn/ngày. Phát sinh chất thải lớn nhất ở BV Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Rác thải y tế đc phân loại tại nguồn, tỉ lệ xử lý CTRNH đạt 90%.

-Đa số người dân hài lòng với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn của công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Đông Hà, tuy nhiên mức độ hài lòng chỉ ở mức khá tốt và còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

2. Kiến nghị

Để công tác thu gom vận chuyển đạt hiệu quả cao hơn, cần lưu ý một số điểm sau:

-Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Phát triển trình độ quản lý đội ngũ lãnh đạo.

-Đầu tư trang thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý CTR nói chung và công tác thu gom – vận chuyển CTR nói riêng.

-Vận động công ty, xí nghiệp… thực hiện biện pháp sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm chi phí, giảm thiểu lượng CTR phát sinh thải ra môi trường. Khuyến khích người dân đăng ký hợp đồng thu gom nhằm đảm bảo công tác thu gom được thực hiện 100%.

-UBND tỉnh cần phối hợp với Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình Đô thị Đông Hà trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về việc xả thải và phân loại rác tại nguồn. Tuyên truyền cho nhân dân hiểu về lợi ích của phân loại CTR tại nguồn. Xây dựng chương trình phân loại CTR tại nguồn phù hợp với điều kiện hiện có trên địa bàn.

- Tiến hành thực hiện các chương trình phân loại rác tại nguồn, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn với nguyên tắc 3R, đầu tư xây dựng trạm trung chuyển hợp vệ sinh và nhà máy tái chế rác để hạn chế lượng rác thải thải ra môi trường.

-Kết hợp pháp luật trong công tác quản lý CTR, áp dụng chế độ khen thưởng – xử phạt phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Cần có chế tài thích hợp đối với các công ty hoạt động công nghiệp có hành vi xả lén ra môi trường.

- Nghiên cứu tổng thể quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm 2020 và đề xuất các phương pháp quản lý chất thải rắn đạt hiệu quả cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011, Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011 về Chất thải rắn.

[2] Bùi Châu Kim Phúc, 2010, Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận 1, Tp Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp cải thiện,

Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh. [3] Cục thống kê Quảng Trị, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2012.

[4] Chi cục thống kê thành phố Đông Hà, Niên giám thống kê thành phố Đông Hà 2010.

[5] Đỗ Khoa Việt, 2006, Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Đồ án tốt nghiệp, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh.

[6] Khoa Chống nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tình hình phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị năm 2013.

[7] Phòng Hành chính, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Quảng Trị, Hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn y tế.

[8] Phòng Hành chính- Kế hoạch, Công ty TNHH MTV Môi trường và Công trình đô thị Đông Hà, Báo cáo tổng hợp duy trì công tác vệ sinh đô thị.

[9] Phòng Tài nguyên Môi trường, Ban quản lý các khu Kinh tế Quảng Trị, Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường Khu công nghiệp Nam Đông Hà 2012.

[10] Nguyễn Xuân Thành, 2010, Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đông Hà - tỉnh Quảng Trị, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội.

[11] Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính (2009), Đông Hà.

[12] Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, 2001. Quàn lý chất thải rắn, NXB Xây Dựng, Hà Nội.

[13] Trần Hữu Định, 2010, Hiện trạng môi trường tự nhiên và đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường ở TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Niên luận.

[14] Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên, 2007, Phê duyệt đề cương Đề án Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh Quảng Trị đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

[15] UBND Thành phố Đông Hà, Kế hoạch giao chỉ tiêu thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn các phường năm 2014.

[16] Báo Quảng Trị online www.baoquangtri.vn

[17] Trang thông tin điện tử Quảng Trị www.quangtri.gov.vn

PHỤ LỤC A

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. (Trang 64 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)