Hệ thống thu gom, lưu trữ và vận chuyểnchất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. (Trang 54 - 61)

CTRYT phát sinh sau các hoạt động khám chữa bệnh sẽ do chính các y bác sĩ phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải. Dưới mỗi xe đẩy tay dành cho việc tiêm và phát thuốc tại mỗi giường bệnh có 2 thùng rác dùng cho hoạt động phân loại rác. Các loại thùng rác này đều được làm bằng nhựa PE, trong mỗi thùng chứa được bọc bởi túi chứa chất thải có màu sắc quy định riêng đối với mỗi loại chất thải. Đối với CTRSH thì được chứa trong túi màu xanh, còn đối với chất thải y tế thì chứa trong

CTR phát sinh CTR y tế CTRSH Túi rác, thùng rác màu vàng Túi rác, thùng rác màu xanh Nhà lưu trữ Lò đốt Hoval MZ4 Điểm tập kết CTRSH Công ty Môi trường Đô thị vận chuyển Bãi chôn lấp CTR Đông Hà

túi màu vàng. Ngoài mỗi thùng rác đều có dán nhãn tên thùng rác tương ứng với loại chất thải chứa trong thùng.

Sau khi chất thải được phân loại ngay tại mỗi giường bệnh thì được lưu trữ ở các thùng rác có nắp đậy có dung tích 50l-220l được đặt tại phòng chứa chất bẩn ở mỗi khoa. Đây là điểm tập kết rác của mỗi khoa, phòng bệnh trước khi được vận chuyển và xử lý riêng. Việc thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa được thực hiện ít nhất 1 lần trong ngày và do hộ lý đảm nhiệm.

Tại mỗi phòng của các điều dưỡng, bác sĩ đều có thùng chứa rác tái chế để chứa các loại chai, giấy…có thể tái chế. Ngoài ra, bệnh viện còn bố trí các thùng rác loại 220l ở các nơi nhìn dễ thấy để thu gom chất thải sinh hoạt từ các hoạt động sinh hoạt của người nhà bệnh nhân và cán bộ công nhân viên bệnh viện.

Việc vận chuyển các loại chất thải trong khu vực bệnh viện được quy định nghiêm ngặt. Hộ lý phải vận chuyển qua các con đường riêng trong bệnh viện, tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác. Túi đựng chất thải được buộc chặt và được vận chuyển bằng xe đẩy có nắp đậy kín. Rác thải sinh hoạt sẽ được vận chuyển đến điểm tập kết chung của toàn bệnh viện và được công ty môi trường đô thị thu gom trực tiếp bằng xe nén ép rồi vận chuyển đến bãi chôn lấp Đông Hà xử lý như rác thải sinh hoạt bình thường. Hoạt động này diễn ra với tần suất 1 ngày/1 lần.

Đối với rác thải y tế thì sẽ được vận chuyển đến trạm xử lý trong bệnh viện và được lưu trữ 48h trước khi xử lý. Hiện nay, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị là bệnh viện duy nhất trên địa bàn có trang bị lò đốt chất thải y tế. Bệnh viện có trách nhiệm xử lý chất thải y tế cho 28 cơ sở y tế trên địa bàn và khu vực huyện Cam Lộ theo mô hình thu gom, xử lý tập trung.

Lò đốt được bệnh viện sử dụng để xử lý chất thải y tế là lò đốt Hoval MZ4 được đưa vào hoạt động vào năm 2008 với vốn đầu tư 1,7 tỉ đồng. Tần suất xử lý của lò là 9h/lần đốt, mỗi lần đốt người ta xử lý được 200kg rác thải y tế và tiêu thụ

90l dầu mỗi lần đốt. Việc xử lý chất thải bằng lò đốt tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị có thể mô tả như sau:

-Xử lý sơ cấp: chất thải y tế được đưa vào đốt ở buồng đốt sơ cấp, thiêu đốt dưới nhiệt độ 600-900o

C trong vòng 30 phút. Sau quá trình này sẽ tạo thành các luồng khí dưới dạng các hạt mỏng chứa tỷ lệ phần trăm cacbon cao.

-Xử lý thứ cấp: trong buồng đốt thứ cấp sẽ xảy ra quá trình đốt cháy hoàn toàn luồng khí tạo thành từ buồng đốt sơ cấp. Nhiệt độ tại buồng đốt thứ cấp là từ 900-1200oC và được đốt trong vòng 150 phút.

-Xử lý khí hoàn thiện trong vòng 6h và làm nguội dòng khí trong vòng 1h trước khi thải khí ra môi trường bên ngoài.

-Lượng tro xỉ được công ty môi trường đô thị vận chuyển đến bãi chôn lấp và được xử lý tại đây.

Nhìn chung, công tác thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn đều thực hiện tốt theo Quyết định 43/2007 QĐ-BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế. Lượng chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đạt 90%. Việc phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện nghiêm ngặt do tính chất, đặc tính của chất thải y tế khác với các chất thải khác. Tuy nhiên, công tác thu gom, lưu trữ, vận chuyển chất thải rắn y tế vẫn còn nhiều hạn chế sau:

-Đội ngũ những người có trách nhiệm thu gom như hộ lý vẫn chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc để các bao rác thải y tế nguy hại nằm ngoài thùng rác chứa chất thải nguy hại vẫn còn tiếp diễn, có khả năng gây nguy hiểm cho môi trường.

-Việc phân loại tại nguồn trong công tác khám chữa bệnh còn nhiều sai sót, nhiều rác thải bị phân loại nhầm. Ở các trạm y tế phường, các phòng khám tư nhân quy mô nhỏ do lượng rác y tế nguy hại phát sinh rất ít nên các cán bộ ở đây đổ chung với rác thải sinh hoạt để xử lý chung.

-Số lượng thùng chứa rác thải chưa đáp ứng được lượng rác thải thải ra khi tình trạng phát sinh quá lớn trong thời gian bệnh viện quá tải.

-Một số cơ sở y tế trên địa bàn chưa đăng ký chủ nguồn thải, bên cạnh đó do trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý còn thiếu hoặc đã xuống cấp nên chất lượng xử lý chất thải rắn nguy hại còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.

3.3. Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra về công tác thu gom, vận chuyển chất

thải rắn hiện nay trên địa bàn thành phố

3.4.1. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân về công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn chuyển CTR trên địa bàn

Kết quả về mức độ hài lòng của người dân về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn sau khi thu thập và thống kê phiếu tra, chúng tôi đã thu được bảng 3.12 và hình 3.5 dưới đây.

Bảng 3.12: Mức độ hài lòng của người dân về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Mức độ hài lòng Số người tham

gia trả lời Tỉ lệ (%)

Hài lòng 74/96 77%

Không hài lòng 16/96 16,67%

Không quan tâm 6/96 6,25%

Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của người dân về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

77% 17% 6% Hài lòng Không hài lòng Không quan tâm

Qua bảng 3.12 và hình 3.5 thì ta có thể thấy được rằng mức độ hài lòng của người dân trong công tác duy trì vệ sinh đô thị, đặc biệt là thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn là rất cao, tỉ lệ số người hài lòng với dịch vụ thu gom là 77%. Tuy nhiên, bên cạnh đó là 17% số người dân không hài lòng với các công tác thu gom. Nguyên nhân chủ yếu được đưa ra là nhiều đống rác chưa được thu gom gây mùi hôi trước các gia đình ở 2 bên đường; tần suất thu gom chưa cao (3 ngày/lần đối với các hộ dân xa trung tâm, đặc biệt có gia đình 5-7 ngày mới được thu gom rác 1 lần); xe gom rác đẩy tay không được che đậy gây mùi hôi; tiền thu gom rác thải hay tăng (mức phí hiện tại là 18.000vnđ)…

3.4.2. Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn CTR trên địa bàn

Với mức độ hài lòng như trên thì ý kiến của người dân trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn được thể hiện bằng bảng 3.13 và hình 3.6 sau:

Bảng 3.13: Ý kiến của người dân trong công tác thu gom CTR trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Công tác thu gom, vận chuyển CTR Số người tham gia trả lời Tỉ lệ (%)

Thu gom tốt 21/87 24,1%

Thu gom khá tốt, tuy nhiên còn nhiều hạn chế cần khắc phục

50/87 57,5%

Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của cộng đồng về công tác thu gom CTR trên địa bàn TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Như vậy, theo ý kiến cộng đồng thì công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố là khá tốt chiếm tỉ lệ cao nhất (57,7%), tuy nhiên còn nhiều hạn chế và có thể khắc phục bằng các việc như: tăng cường nhân lực; phân loại rác tại nguồn, quy hoạch mạng lưới thu gom, vận chuyển; đầu tư phương tiện thu gom tốt hơn; … Để làm được như vậy cần có sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan trong công tác vệ sinh môi trường đô thị cũng như ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

0 10 20 30 40 50 60 70 Tốt Khá tốt Chưa tốt Tỉ lệ (%)

Chương 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Ở ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ

CTR không chỉ là chất thải, nó còn là nguồn tài nguyên nếu chúng ta biết sử dụng đúng phương pháp. Quản lý CTR không chỉ là công việc của riêng một công ty, cơ quan hay cá nhân nào mà là nhiệm vụ của toàn thể xã hội.

Để công tác quản lý CTR, đặc biệt là công tác thu gom, vận chuyển CTR đạt hiệu quả cao hơn, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân. Một số biện pháp chúng ta có thể áp dụng như sau:

4.1.Thực hiện việc phân loại rác tại nguồn

4.1.1. Sự cần thiết phải phân loại CTR tại nguồn

Phân loại CTR tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi hơn cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường. Nhưng phần lớn mọi người hiện nay vẫn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn, mặc dù đã có khá nhiều dự án, chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân, nhưng có lẽ quy mô, thời gian chưa đủ lớn, lại mang nhiều tính lý thuyết và đặc biệt là chưa có được phương pháp có tính thực tiễn để mọi người dễ dàng thực hiện. Phân loại CTR giúp việc xử lý CTR được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, phân loại CTR còn có một số lợi ích như:

 Lợi ích kinh tế

- Tạo nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost.

- Giảm diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp do khối lượng CTR đem chôn lấp được giảm một cách đáng kể. Bên cạnh đó còn giảm chi phí cho việc xử lý CTR cũng như những vấn đề phát sinh sau xử lý.

 Lợi ích môi trường

- Giảm các tác động tiêu cực đến môi trường như giảm rủi ro trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt…

- Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tránh tình trạng ô nhiễm do việc khai thác tài nguyên mang lại.

 Lợi ích xã hội

- Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. - Hình thành ở mỗi cá nhân thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường.

4.1.2. Phương pháp phân loại CTR tại nguồn

Theo kết quả điều tra được trình bày ở chương 3 thì công tác phân loại rác tại nguồn chỉ diễn ra trong quá trình phát sinh CTR y tế, còn đối với CTRSH và CTRCN thì không được phân loại mà được thải bỏ và xử lý chung. Các đề xuất phân loại CTR dưới đây được áp dụng cho CTRSH và CTRCN.

Phân loại CTRSH: Cách thức phân loại CTRSH tại TP Đông Hà được đề

xuất như sơ đồ trong hình 4.1 dưới đây:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)