Dân số và lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. (Trang 31)

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở thành phố Đông Hà

1.2.2.1. Dân số và lao động

Dân số toàn thành phố (theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 31/12/2012) là 85.741 người, trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,39%/năm. Nguồn lao động thành phố năm 2012 có 53.330 người trong độ tuổi lao động, chiếm 54,1% tổng dân số. Hàng năm giải quyết được việc làm cho khoảng 1.000 - 1.100 lao động. Nhìn chung chất lượng nguồn lao động chưa cao, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, lực lượng lao động chất lượng cao, công nhân lành nghề.

Bảng 1.7 dưới đây thể hiện diện tích, dân số và mật độ dân số ở chín phường trên địa bàn TP Đông Hà.

Bảng 1.7: Diện tích, dân số và mật độ dân cư năm 2012 của TP. Đông Hà

TT Tên phường Diện tích

(km2) Dân số Mật độ Dân số (Người/km2 ) 1 Phường 1 2,5952 20.375 7.605 2 Phường 2 2,0188 4.718 2.212 3 Phường 3 19,1898 6.929 345 4 Phường 4 5,1003 4.647 875 5 Phường 5 3,6369 22.569 6.090

6 Phường Đông Thanh 4,8391 3.915 798 7 Phường Đông Giang 6,2553 5.114 803

8 Phường Đông Lễ 9,3952 7.827 795

9 Phường Đông Lương 19,9281 9.647 449

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị, 2012) 1.2.2.2.Điều kiện kinh tế

Trong những năm gần đây thành phố Đông Hà đã khai thác mọi nguồn lực nhằm thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng đã làm cho nền kinh tế của thành phố phát triển cao và hiệu quả, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

Bảng 1.8: Cơ cấu kinh tế của thành phố qua các năm

Ngành kinh tế Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Ngành thương mại - dịch vụ 71,6% 69,5% 69,6% Ngành công nghiệp- xây dựng 23,6% 26,9% 26,9%

Ngành nông nghiệp 4,8% 3,6% 3,5%

(Nguồn: UBND thành phố Đông Hà, năm 2010)

Cơ cấu kinh tế của thành phố có sự thay đổi tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Năm 2010 tổng giá trị sản xuất đạt 300 tỷ 260 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người 32 triệu đồng/năm.

- Ngành thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá, cơ sở hạ tầng được cũng cố và tăng cường đầu tư mở rộng, phương thức kinh doanh đa dạng. Đông Hà là trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh, mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố có 13 chợ, trong đó 5 chợ được xây dựng kiên cố, 8 chợ bán kiên cố với khoảng 6.300 hộ kinh doanh. Chợ Đông Hà là chợ lớn nhất của tỉnh với quy mô 2.500 quầy hàng. Hoạt động kinh doanh ở chợ Đông Hà và các chợ đầu mối ngày càng phát triển, thu hút nhiều doanh nghiệp, tiểu thương vào buôn bán.

Năm 2010 tổng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ tăng bình quân 12,5%/năm, giá trị gia tăng (VA) của ngành đạt 8.618 tỷ đồng, tăng bình quân 20,8%/năm, chiếm tỷ trọng 64,0% toàn nghành trong tỉnh. Lĩnh vực dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, đến cuối thời kỳ thu hút khoảng 10.600 lao động. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng bình quân trên 30%/năm thời kỳ 2006-2010, năm 2010 thực hiện đạt 4.780 tỷ đồng và tăng 21% so với năm trước. Tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng là 6.263 cơ sở.

- Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố đạt mức tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân 15,4%. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2009 đạt 542,39 tỷ đồng.

Số cơ sở sản xuất trên địa bàn hiện có 988 cơ sở, trong đó ngoài quốc doanh có 983 cơ sở, quốc doanh có 05 đơn vị.

Tại KCN Nam Đông Hà hiện có 19 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 1.044 tỷ đồng, có 11 dự án đi vào hoạt động, thu hút gần 1.400 lao động. Tại CCN Đông Lễ, hiện có 17 dự án đăng ký đầu tư kinh doanh và được giao đất thực địa, trong đó có 4 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, 04 dự án đang hoàn thành lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghệ, 7 dự án đang xây dựng nhà xưởng.

- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Sản xuất nông nghiệp có bước phát triển khá. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 3,2%/năm; lâm nghiệp tăng 3,4%/năm, đặc biệt thuỷ sản tăng nhanh đạt 26,2%/năm. Đã hình thành các vùng chuyên canh lúa, cây thực phẩm và thuỷ sản. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, thuỷ sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập trong khu vực nông nghiệp.

Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm thực hiện 2.572ha, trong đó cây lương thực là 2.2092ha. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 47,1 tạ/ha.

Tình hình chăn nuôi: số lượng đàn gia súc 12.772 con, số lượng gia cầm tăng nhưng không đáng kể, ước khoảng 35.800 con.

Nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng thủy sản có giảm nhưng năng suất và sản lượng vẫn đạt khá. Tổng diện tích nuôi tôm 64,6ha, năng suất bình quân 2,8 tấn/ha, sản lượng đạt 136,64 tấn với lãi ròng đạt 3,702 tỷ đồng. Diện tích cá nước ngọt 65,61 ha, ước đạt 3,8 tấn/ha, sản lượng đạt 245,28 tấn.

Trong năm 2010, đã trồng mới được 76,0ha rừng sản xuất theo chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ và 42.857 cây phân tán, 300 cây bóng mát các loại. Công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển rừng từng bước đi vào nề nếp, công tác phòng cháy chữa cháy rừng có nhiều cố gắng, đã ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy rừng.

Nhìn chung về cơ cấu kinh tế, thành phố đã có những chuyển biến tích cực, định hướng của thành phố trong giai đoạn mới là tận dụng tất cả các lợi thế để phát triển công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ.

1.2.2.3. Hạ tầng cơ sở, xã hội

Giáo dục: Trong những năm qua ngành giáo dục của thành phố đã có nhiều cố gắng, cơ sở vật chất cho dạy và học ngày càng được nâng cao. Nhiều trường đã được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy. Đến năm 2012, trên địa bàn thành phố có:

+ Bậc mầm non: Tổng số 17 trường, trong đó có 12 trường công lập và 5 trường bán công, tư thục. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,6%. Công tác xã hội hóa giáo dục hệ mầm non ngày càng cao.

+ Bậc tiểu học: Gồm 15 trường công lập và 01 trường bán công. Có 93,3% trường học được kiên cố hóa. Học sinh được tổ chức học 2 buổi/ngày đạt 67,9%. Cũng cố, duy trì vững chắc phổ cập tiểu học.

+ Bậc trung học cơ sở: có 9 trường, trong đó có 88,8% trường được kiên cố hóa, 2 trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia (đạt 23%). Công tác phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được cũng cố và phát triển.

+ Bậc trung học phổ thông: Có 4 trường, trong đó có 3 trường công lập (1 trường chuyên) và 1 trường bán công. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng tăng.

Ngoài ra trên địa bàn thành phố có một trường cao đẳng sư phạm và phân hiệu trường đại học Huế, 1 trường trung cấp dạy nghề. Hàng năm các trường đào tạo hàng chục lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Trên địa bàn thành phố hiện nay có 23 cơ sở y tế công lập, bệnh viện Tỉnh với quy mô 500 giường bệnh; bệnh viện thành phố với quy mô 80 giường bệnh; 9 trạm y tế trên địa bàn 9 phường. Ngoài ra trên địa bàn còn có 1 phòng quản lý sức khoẻ cán bộ, 1 trung tâm y tế dự phòng tỉnh; 1 trung tâm y tế dự phòng thành phố; 45 phòng khám tư nhân lớn, nhỏ. Ngoài ra, còn có trạm xá của các ngành khác nhau như: Bệnh xá công an, bệnh xá bộ đội (20A của bộ chỉ huy quân sự tỉnh), bệnh xá đông Trường Sơn... Đã có 100% trạm y tế phường có bác sỹ, đã có 8/9 trạm y tế đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế. Bình quân trên 1 vạn dân có 26 bác sỹ, 61 giường (kể cả y tế tuyến tỉnh và tuyến Thành phố).

Giao thông: Đông Hà là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Quảng Trị nên trên toàn thành phố có nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng của quốc gia và thành phố như: Đường 9 nam Lào, đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam. Nhìn chung hệ thống giao thông của thành phố khá phát triển, thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá.

Thuỷ lợi và cấp thoát nước: Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn thành phố được đầu tư phát triển, đáp ứng khá tốt yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, hệ thống thuỷ lợi đang dần được kiên cố hoá, nâng cao hiệu suất công trình. Các công trình cấp thoát nước được quan tâm đầu tư và đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước sạch sinh hoạt của nhân dân toàn thành phố.

Hệ thống điện: Hệ thống hạ tầng ngành điện được quan tâm đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu điện năng cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Hoạt động bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố phát triển nhanh, hiện nay mạng lưới bưu chính

viễn thông đã phủ khắp toàn thành phố đảm bảo được nhu cầu trao đổi thông tin trong và ngoài nước.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là chất thải rắn đô thị bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

- Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn hiện tại trên địa bàn thành phố.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Chín phường trên địa bàn thành phố Đông Hà: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường Đông Lương, phường Đông Thanh, phường Đông Giang và phường Đông Lễ.

- Các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. - Khu công nghiệp Nam Đông Hà, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết

-Thu thập tổng hợp các tài liệu liên quan như: điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, diện tích khu vực; nguồn gốc phát sinh, tính chất, thành phần đặc trưng của chất thải rắn ở đô thị, tình hình phát sinh và cách thức thu gom ở các nước trên thế giới…từ các nguồn như sách báo, internet…

-Các số liệu cụ thể về khối lượng chất thải rắn phát sinh, cách thức thu gom và vận chuyển từng loại chất thải…thu thập thông qua Sở Tài Nguyên Môi Trường, Công ty Môi Trường Đô Thị, Phòng Tài nguyên Môi trường Thành phố, các ban phòng quản lý.

-Các nguồn tài liệu trên được đọc, phân tích, tổng hợp hệ thống hóa và tóm tắt, trích dẫn cho việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.

2.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

-Quan sát tự nhiên: Tiến hành khảo sát thực tế những tuyến đường thu gom, cách thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn.

-Phân tích xác định thành phần khối lượng CTR trên địa bàn. Khối lượng CTR được phân tích là 150kg, từ đó xác định phần trăm thành phần các chất có trong chất thải.

-Phương pháp chuyên gia: thực hiện các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với cán bộ các phòng, sở, ban ngành có liên quan; cán bộ có chuyên môn về môi trường; giáo viên các chuyên ngành môi trường; đặc biệt là với giáo viên hướng dẫn đề tài nhằm tháo gỡ những thắc mắc khi nghiên cứu đề tài.

-Phương pháp hồi cứu số liệu: Tiến hành thu thập số liệu sơ cấp từ phòng Môi trường của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Quảng Trị về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dân số và tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn.

-Phương pháp điều tra bằng anket: sử dụng phiếu điều tra câu hỏi có sẵn để thu thập ý kiến của các hộ gia đình trong địa bàn về công tác thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn. Phiếu điều tra khảo sát bằng câu hỏi là phiếu dành cho hộ dân sinh sống trên địa bàn nghiên cứu. Phiếu gồm 18 câu hỏi theo dạng trắc nghiệm và câu hỏi phỏng vấn, nội dung khảo sát là ý kiến của cộng đồng về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn, hoạt động phân loại rác, tái chế, tái sử dụng của người dân cũng như thành phần, tính chất chất thải rắn trên địa bàn nghiên cứu. Thời gian phát phiếu là từ ngày 01/04/2014 đến ngày 06/04/2014, số phiếu dự kiến phát ra là 100 phiếu.

2.2.3. Nhóm phương pháp thống kê

-Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để tổng hợp số liệu đã thu thập từ các phương pháp trên.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khảo sát chất thải rắn sinh hoạt tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

3.1.1. Kết quả khảo sát thành phần CTRSH trên địa bàn

Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động sống của con người. Nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn thành phố Đông Hà chủ yếu là từ các hộ dân, chất thải đường phố, chợ, siêu thị, trường học, cơ quan, nhà hàng…Để xác định thành phần CTRSH trên địa bàn thành phố, chúng tôi đã xác định qua phương pháp phân tích khối lượng CTRSH, khối lượng CTRSH được sử dụng để tiến hành khảo sát là 150kg. Kết quả điều tra về thành phần chất thải rắn chủ yếu của thành phố Đông Hà được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở thành phố Đông Hà

Thành phần rác thải Tỷ lệ (%)

Bao bì nilon 15,6

Giấy và các sản phẩm từ giấy 5,2

Rác hữu cơ 70,8

Nhựa, chai lọ có thể tái chế 2,1 Vải và các sản phẩm từ vải 5,2

Đồ điện tử gia dụng 1,04

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện thành phần rác thải ở thành phố Đông Hà

5,2% 70,8% 2,1% 5,2% 1% giấy rác hữu cơ nhựa vải điện tử

Theo bảng 3.1 và hình 3.1 trên ta có thể nhận thấy rằng: thành phần CTRSH trên địa bàn TP Đông Hà chủ yếu là rác hữu cơ, chiếm 70,8%, các thành phần còn lại chiếm 29,2%. Ngoài ra, trong thành phần chất thải trên thành phố còn có một lượng chất thải nguy hại là các đồ điện tử gia dụng chiếm tỉ lệ 1,04%, so sánh với các thành phố đô thị loại III khác thì tỉ lệ này rất cao (theo Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2011 về quản lý chất thải rắn) cần có biện pháp phòng ngừa và khắc phục các sự cố do CTRNH gây ra trong tình hình các chất thải này được thu gom, xử lý chung với chất thải thông thường. Bên cạnh đó, rác thải là bao bì nilon chiếm 15,7%, tỉ lệ này khá cao, đây là vấn đề cần quan tâm khi việc sử dụng bao bì nilon đã trở thành thói quen trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân.

3.1.2. Kết quả khảo sát khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn

Dân số toàn TP Đông Hà (theo niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2012) là 85.741 người, với khối lượng chất thải phát sinh bình quân trên đầu người là 0,6 kg/người/ngày thì lượng CTRSH thải ra mỗi ngày của thành phố được tính vào khoảng 52 tấn rác/ngày. Bảng 3.2 dưới đây thể hiện khối lượng CTRSH phát sinh trên chín phường của thành phố.

Bảng 3.2: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các phường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)