CTR trên địa bàn
Với mức độ hài lòng như trên thì ý kiến của người dân trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn được thể hiện bằng bảng 3.13 và hình 3.6 sau:
Bảng 3.13: Ý kiến của người dân trong công tác thu gom CTR trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Công tác thu gom, vận chuyển CTR Số người tham gia trả lời Tỉ lệ (%)
Thu gom tốt 21/87 24,1%
Thu gom khá tốt, tuy nhiên còn nhiều hạn chế cần khắc phục
50/87 57,5%
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện sự đánh giá của cộng đồng về công tác thu gom CTR trên địa bàn TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị
Như vậy, theo ý kiến cộng đồng thì công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố là khá tốt chiếm tỉ lệ cao nhất (57,7%), tuy nhiên còn nhiều hạn chế và có thể khắc phục bằng các việc như: tăng cường nhân lực; phân loại rác tại nguồn, quy hoạch mạng lưới thu gom, vận chuyển; đầu tư phương tiện thu gom tốt hơn; … Để làm được như vậy cần có sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan trong công tác vệ sinh môi trường đô thị cũng như ý thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.
0 10 20 30 40 50 60 70 Tốt Khá tốt Chưa tốt Tỉ lệ (%)
Chương 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN Ở ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ, TỈNH QUẢNG TRỊ
CTR không chỉ là chất thải, nó còn là nguồn tài nguyên nếu chúng ta biết sử dụng đúng phương pháp. Quản lý CTR không chỉ là công việc của riêng một công ty, cơ quan hay cá nhân nào mà là nhiệm vụ của toàn thể xã hội.
Để công tác quản lý CTR, đặc biệt là công tác thu gom, vận chuyển CTR đạt hiệu quả cao hơn, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân. Một số biện pháp chúng ta có thể áp dụng như sau: