Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Thực trạng công tác quản lýchất thải y tế tại việt nam
2.4.2. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lýchất thải y tế
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế hiện hành gồm:
- Văn bản Luật do Quốc hội ban hành trong đó quan trọng nhất là: Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014.
- Văn bản do Chính phủ ban hành trong đó quan trọng nhất là:
+ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy địnhvề quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường: Chương 4 - đánh giá tác động môi trường;
+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Văn bản do Bộ Y tế ban hànhtrong đó quan trọng nhất là:
+ Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;
+ Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Bộ Y tế quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện.
- Văn bản do Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành trong đó quan trọng nhất là:
+ Thông tư liên tịch số 48/2014/TTLT-BYT-BTNMT ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
+ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT -BKHCN-BYT ngày 29/6/2014 của Bộ KH&CN và Bộ Y tế quy định về đảm bảo các điều kiện an toàn bức xạ trong y tế;
+ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chất thải y tế.
- Văn bản do các Bộ, ngành khác ban hành trong đó quan trọng nhất là: + Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 28/6/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
+ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
2.4.2.1. Các văn bản pháp luật quy định chung về quản lý chất thải y tế
- Liên quan đến quản lý chất thải y tế, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, trong Chương VII, Điều 72, quy định:
+ Bệnh viện và cơ sở y tế phải thực hiện yêu cầu bảo vệ môi trường sau: * Thu gom, xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
* Phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn; thực hiện thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn y tế bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
* Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra;
* Chất thải y tế phải được xử lý sơ bộ loại bỏ mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy tập trung;
* Xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
+ Cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
+ Chủ đầu tư bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm bố trí đủ kinh phí để xây dựng công trình vệ sinh, hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- Riêng về chất thải rắn, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04năm 2007 của Chính phủ về quản lý CTRquy định:
+ Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn;
+ Chất thải phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sửdụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuấtnăng lượng.
- Đối với CTNH, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMTngày30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý CTNH: hướng dẫn điều kiện hành nghề quản lý CTNH; thủ tục lập hồ sơ,đăng ký chủ nguồn thải CTNH, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát
sinh CTNH. (Điều 13). Cách phân định, phân loại chất thải nguy hại (CTNH) được quy định trong Điều 6. Thủ tục đăng ký được quy định trong Điều 15;
+ Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH được quy định tại Điều 7.
+ Nếu chuyển CTNH ra ngoài cho đơn vị khác xử lý, chủ nguồn thải phải có trách nhiệm ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân được có Giấy phép xử lý CTNH hoặc Giấy phép quản lý CTNH phù hợp.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường, trong đó quy định;
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên&Môi trường quy định về CTYTđưa ra cách thức phân định, phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ, giảm thiểu, tái chế CTYT; cũng như cách vận chuyển và xử lý CTYT, đưa ra một số mô hình, công nghệ xử lý và tiêu hủy CTRYT (Chương II); Người đứng đầu cơ sở y tế, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý CTYT, đăng ký chủ nguồn thải và xử lý chất thải (Mục 2, Chương IV).
- Các quy định liên quan đến vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong bệnh viện để đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện được đưa ra tại Điều 6, Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ Y tế vềhuớng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong CSYT.
2.4.2.2. Các văn bản pháp luật quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ tổ chức thực hiện
- Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Điều 72 Khoản 4 quy định: Người đứng đầu bệnh viện, cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và quy định pháp luật liên quan.
Điều 90, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 quy định về việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép xử lý chất thải nguy hại như sau:
+ Chủ nguồn thải CTNH phải lập hồ sơ về CTNH và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục chất thải nguy hại và cấp phép xử lý chất thải nguy hại.
- Trách nhiệm quản lý chất thải rắn được đưa ra trong Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý CTR:
* Nếu phát sinh chất thải thông thường, Điều 22 quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải chất thải rắn thông thường.
+ Thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn bằng các dụng cụ hợp vệ sinh theo hướng dẫn của tổ chức thu gom, vận chuyển
+ Ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; thanh toán toàn bộ kinh phí dịch vụ theo hợp đồng.
* Nếu phát sinh chất thải nguy hại, theo Điều 23, trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại là:
+ Thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước về BVMT của địa phương;
+ Phân loại, đóng gói, bảo quản và lưu giữ theo quy định về quản lý CTRNH tại cơ sở cho đến khi vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định.Các CTRNH phải được dán nhãn, ghi các thông tin cần thiếttheo quy định;
+ Chủ nguồn thải CTRNHcó thể tự tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý nếu có đủ năng lực và được cấp phép. Nếu không, phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển CTRNH (xem thêm Điều 25).
* Tại điều 32 quy định chủ xử lý chất thải rắn chỉ được phép hoạt động khi: + Các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn đã hoàn thành và được nghiệm thu đưa vào hoạt động;
+ Có chương trình giám sát môi trường, kế hoạch và biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành. Khi đó trách nhiệm của chủ xử lý CTR là (Điều 32): + Vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy trình công nghệ và chỉ tiếp nhận, xử lý các loại chất thải rắn đã nêu trong dự án;
+ Ghi chép và lưu giữ các hồ sơ chất thải và phải gửi báo cáo định kỳ 06 tháng một lần cho các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
+ Xây dựng kế hoạch, chương trình và biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường;
+ Triển khai thực hiện chương trình giám sát môi trường tại cơ sở định kỳ 06 tháng một lần;
+ Thực hiện kế hoạch an toàn lao động trong vận hành và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động;
+ Phải thực hiện quan trắc chất lượng môi trường tại cơ sở xử lý chất thải rắn (xem thêm Điều 33).
Trong suốt thời gian hoạt động và 05 năm kể từ khi đóng bãi, kết thúc hoạt động, định kỳ ít nhất 06 tháng một lần, và gửi báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Với trường hợp phát sinh CTNH, trách nhiệm của chủnguồn thải CTNH được quy định cụ thể hơn trong Điều 7,8,9 của Thông tư số36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên&Môi trường quy định về quản lý CTNH như sau:
Chủ nguồn thải CTNH phải:
+ Thực hiện thủ tục đăng ký chủ nguồn thải CTNH...;
+ Lập và nộp các báo cáo định kỳ hàng và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Bố trí khu vực lưu giữ CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.
+ Phải vận chuyển CTNH về cơ sở xử lý để xử lý bằng các hệ thống, thiết bị xử lý CTNH đã được cấp phép sau khi tiếp nhận từ chủ nguồn thải CTNH, trừ trường hợp chuyển giao cho cơ sở xử lý CTNH khác.
+ Bảo đảm các hệ thống, phương tiện, thiết bị vận chuyển, xử lý CTNH (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ CTNH) đã được cấp phép và công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý và trạm trung chuyển (nếu có) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý.
+ Nếu không tự xử lý CTNH: ký hợp đồng chuyển giao CTNH với các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép QLCTNH; trường hợp vận chuyển CTNH không cho mục đích tái sử dụng trực tiếp, hợp đồng phải ký ba bên giữa chủ nguồn thải CTNH, chủ vận chuyển CTNH và chủ hành nghề QLCTNH;
+ Thực hiện đúng quy trình kê khai và sử dụng Chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định, trừ trường hợp tự xử lý CTNH;
+ Lưu trữ với thời hạn 05 (năm) năm tất cả các liên Chứng từ CTNH đã sử dụng, các hồ sơ, tài liệu liên quan.
- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế được quy định trong Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chất thải y tế cụ thể như sau:
+ Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật liên quan khác.
+ Phân công 01 lãnh đạo phụ trách về công tác quản lý CTYT và 01 khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên trách về công tác quản lý CTYT của cơ sở.
+ Lập và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ giao nhận CTYTNH theo quy định. + Khi chuyển giao CTYTNH không phải thực hiện trách nhiệm sử dụng chứng từ CTNH mỗi lần chuyển giao CTNH theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT nhưng phải thực hiện các trách nhiệm sau đây:
* Đối với cơ sở y tế thuê đơn vị có giấy phép xử lý CTNH hoặc giấy phép hành nghề quản lý CTNH để xử lý chất thải, định kỳ hàng tháng xuất 01 bộ chứng từ CTNH cho lượng CTYTNH đã chuyển giao trong tháng theo quy định tại Phụ lục 3 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT;
* Đối với cơ sở xử lý CTYT theo mô hình cụm, sử dụng Sổ giao nhận CTYTNH thay thế chứng từ CTYTNH.
+ Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTYT.
+ Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý CTYT cho tất cả cán bộ, viên chức, hợp đồng và các đối tượng liên quan.
+ Hằng năm, tổ chức đào tạo về quản lý chất thải y tế cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị và các đối tượng có liên quan.
+ Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định.