Thực trạng quản lýchất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 47)

2.4.3.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế

- Khối lượng chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015: Tổng lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn tỉnh: Từ 550-600 tấn/năm. Trong đó: lượng CTRYTNH khoảng 75-80 tấn/năm (khoảng 80-100gram/gường bệnh/24h x 2300 giường bệnh); lượng CTRYT thông thường khoảng 450-500

tấn/năm (khoảng 500-600gram/giường bệnh/24h x 2300 giường bệnh) (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2015).

Bảng 2.7. Khối lượng các loại chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015

Các chỉ số Năm 2011 2012 2013 2014 Dự kiến 2015 Tổng số bệnh viện 15 16 16 17 17 Giường bệnh (giường) 1820 1960 2090 2330 2850 Tổng số khám bệnh (lượt khám) 2.266.312 1.540.173 1.471.025 1.743.660 1.852.600 Điều trị nội trú (lượt người) 112.371 104.630 108.444 131.117 130.121 Chất thải rắn nguy hại (tấn) 59,787 64,386 68,657 76,541 93,623 Chất thải rắn thông thường (tấn) 365,37 393,47 419,57 467,75 572,14 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2015)

2.4.3.2. Thực trạng công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế

a) Công tác thu gom và phân loại

Hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành phân loại chất thải ngay tại thời điểm phát sinh, 100% các cơ sở y tế đều tiến hành thu gom triệt để rác thải được phát sinh. Tuy nhiên, việc phân loại CTYT tại nguồn vẫn chưa triệt để; tình trạng để lẫn, để nhầm CTYTNH với các loại chất thải thông thường còn phổ biến. Nhiều cơ sở không sử dụng hộp đựng vật sắc nhọn theo quy định của ngành y tế mà tận dụng các chai đạm sau khi truyền làm vật đựng không đảm bảo về độ cứng, độ dày.

b) Công tác xử lý

* Đối với chất thải rắn y tế thông thường:

Các bệnh viện ký hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh và các đơn vị có liên quan để thu gom, xử lý chất thải.

Toàn tỉnh có 10 lò đốt 02 buồng đạt tiêu chuẩn để tiêu huỷ chất thải (bảng 2.8), các bệnh viện còn lại chưa có lò đốt rác đã ký hợp đồng với các bệnh viện có lò đốt hoặc doanh nghiệp có đủ điều kiện để xử lý chất thải.

+ Đối với bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh: Sử dụng lò đốt rác INVERCORP với công suất 50 - 80 kg/mẻ đốt.

+ Đối với các bệnh viện đa khoa cấp huyện, cấp chuyên khoa: Sử dụng lò đốt rác 2 buồng công suất 30 kg/mẻ đốt, xử lý chất thải rắn cho cả trung tâm y tế huyện/thị xã.

Bảng 2.8. Phương pháp xử lý rác thải y tế nguy hại tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

TT Tên bệnh viện Công nghệ xử lý Công suất thiết kế (kg/24h) Công suất (kg/mẻ đốt) Năm hoạt động 1 Bệnh viện đa khoa huyện

Yên Phong Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 2 Bệnh viện đa khoa huyện

Tiên Du Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 3 Bệnh viện đa khoa huyện

Thuận Thành Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 4 Bệnh viện đa khoa huyện

Quế Võ Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 5 Bệnh viện đa khoa huyện

Gia Bình Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 6 Bệnh viện đa khoa huyện

Lương Tài Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 7 Bệnh viện đa khoa Thị xã

Từ Sơn Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 8 Bệnh viện Lao và Bệnh

Phổi Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 9 Bệnh viện Sản Nhi tỉnh

Bắc Ninh Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 10 Bệnh viện đa khoa tỉnh

Bắc Ninh Lò đốt 500 50 - 80 2000 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2015)

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

3.1.1. Thời gian nghiên cứu

- Từ tháng 02/2016 đến tháng 4/2017. 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu

- Địa điểm: Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các loại chất thải y tế: bao gồm chất thải rắn y tế (chất thải sinh hoạt, CTYT thông thường, CTYT nguy hại) và nước thải phát sinh tại bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý chất thải (dụng cụ thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTYT), hệ thống xử lý, quy trình công nghệ xử lý CTYT.

- Nhân viên y tế (Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, y tá, hộ lý), nhân viên vệ sinh, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

- Công tác quản lý, hệ thống sổ sách, văn bản, quy định về quản lý CTYTcủa bệnh viện.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

* Khái quát về khu vực nghiên cứu của đề tài

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Phong - Khái quát về Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong:

+ Vị trí, lịch sử hình thành và phát triển.

+ Cơ cấu tổ chức, số lượng cán bộ công nhân viên. + Thực trạng công tác khám chữa bệnh.

* Thực trạng phát sinh chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong

- Lượng phát sinh: khối lượng, thành phần, tỷ lệ từng loại

+ Chất thải rắn y tế: chất thải sinh hoạt, chất thải y tế thông thường, chất thải y tế nguy hại.

+ Nước thải: nước thải sinh hoạt, nước thải phát sinh từ hoạt động khám chữa bệnh...

* Đánh giá thực trạng và hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện

- Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện

+ Thực trạng cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị phục vụ công tác thu gom xử lý chất thải y tế bao gồm cả chất thải rắn y tế và nước thải;

+ Quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn y tế và nước thải tại bệnh viện; + Đánh giá bộ máy quản lý, quy trình quản lý, công tác thu gom, phân loại, xử lý chất thải y tế của bệnh viện.

- Hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện

+ Đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý chất thải y tế: nhân lực con người, trình độ, hiểu biết...;

+ Đánh giá về cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc quản lý, xử lý chất thải; + Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải rắn y tế, nước thải; + Đánh giá nhận thức của cán bộ nhân viên, bệnh nhân về công tác quản lý chất thải y tế của bệnh viện;

+ Những tồn tại, khó khăn trong hoạt động quản lý CTRYT tại bệnh được khảo sát.

* Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong

- Giải pháp về tổ chức, cơ chế, chính sách; - Giải pháp về kinh tế;

- Giải pháp về kỹ thuật;

- Giải pháp về tuyên truyền giáo dục. 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong.

- Thu thập tài liệu về quy mô, cơ cấu tổ chức của bệnh viện.

- Thu thập số liệu về công tác quản lý, hồ sơ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế của bệnh viện.

- Thu thập tài liệu trong các giáo trình, luận văn, luận án, đề tài khoa học, báo trí, internet....

3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa

- Điều tra khảo sát thực địa tại bệnh viện về nguồn xả thải, tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải của bệnh viện:

+ Trực tiếp khảo sát, tiếp cận quy trình thu gom, xử lý chất thải y tế của bệnh viện.

+ Thống kê trực tiếp các dụng cụ, thiết bị máy móc phục vụ cho công tác thu gom, xử lý chất thải rắn y tế.

+ Cân chất thải tại bệnh viện hàng ngày. 3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Lập phiếu điều tra, tiến hành điều tra phỏng vấn: Phương pháp này giúp thu thập, cập nhật thêm những thông tin chưa có tài liệu thống kê, hoặc muốn lấy ý kiến từ cộng đồng hoặc các đối tượng có liên quan. Qua đó đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện, hiểu biết về chất thải y tế nói riêng, ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường và công tác bảo vệ môi trường nói chung (điều tra 95 phiếu trong đó 40 phiếu điều tra cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện; 55 phiếu điều tra bệnh nhân và người nhà bệnh nhân).

Phiếu điều tra khảo sát được thành lập nhằm bổ sung thông tin và nắm bắt chính xác hơn cho nghiên cứu này về công tác quản lý môi trường tại bệnh viện. Hơn nữa, mục tiêu của phiếu khảo sát là mong muốn hiểu được sự hiểu biết và ý thức của những người tham gia công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện.

Chính vì vậy, phiếu khảo sát được gửi đến các bộ phận liên quan gồm: - Đại diện lãnh đạo bệnh viện phụ trách công tác bảo vệ môi trường; - Người chịu trách nhiệm quản lý chung về vấn đề môi trường tại bệnh viện; - Cán bộ bộ phận phân loại rác thải;

- Cán bộ vận hành trạm xử lý nước thải; - Cán bộ vận hành lò đốt chất thải rắn;

- Một số cán bộ công nhân thực hiện trực tiếp công tác bảo vệ môi trường. Các nội dung của phiếu điều tra được trình bày trong phần phụ lục.

3.4.4. Phương pháp đánh giá

3.4.4.1. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá

Việc đánh giá công tác quản lý môi trường là rất khó nếu không có những định lượng cụ thể, rõ ràng. Có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá để xác định mức độ của một mô hình quản lý môi trường song việc làm này đôi khi cũng khó được chấp nhận và thường gặp phải những tranh cãi. Đánh giá dựa trên các tiêu chí xây dựng là một phương pháp khoa học đã được các nhà khoa học trên thế giới áp dụng. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cũng dựa theo những phương pháp từ tài liệu tham khảo của Owen và Roger, hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, 2009.

Luận văn này sẽ xây dựng các tiêu chí mới dựa trên Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ y tế Quy định về Quản lý chất thải y tế làm cơ sở chuẩn mực để đánh giá.

Các tiêu chí đánh giá được phân loại theo các hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện. Việc đánh giá thực trạng quản lý trong công tác bảo vệ môi trường của bệnh viện được phân chia thành các nhóm tiêu chí để có thể dễ dàng đánh giá sau đó được đánh giá tổng hợp về thực trạng quản lý môi trường. Các nhóm tiêu chí trong nghiên cứu này gồm:

a) Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác phân loại chất thải rắn bệnh viện: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ y tế Quy định về Quản lý chất thải y tế và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.

b) Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác vận chuyển: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ y tế Quy định về Quản lý chất thải y tế; Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.

c) Nhóm tiêu chí về lưu giữ chất thải rắn bệnh viện: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ y tế Quy chế Quản lý chất thải y tế và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.

d) Nhóm tiêu chí đánh giá về hoạt động xử lý chất thải rắn y tế: Các tiêu chí đánh giá nhóm này được tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp từ một

số tài liệu hướng dẫn trong nước (PGS. TS. Nguyễn Đức Khiển, Công nghệ xử lý, tái chế tái sử dụng chất thải rắn, 2012; PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý chất thải rắn – Tập 2 Chất thải nguy hại, 2011; Hướng dẫn áp dụng công nghệ không đốt xử lý chất thải rắn y tế của Cục Quản lý môi trường Y tế, 2015).

e) Nhóm tiêu chí đánh giá về hệ thống thu gom xử lý nước thải và khí thải: Các tiêu chí đánh giá nhóm này được tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp từ một số tài liệu hướng dẫn trong nước. (Hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế của Cục Quản lý môi trường Y tế, 2015; PGS.TS. Nguyễn Xuân Nguyên, Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, 2004).

Các nhóm tiêu chí trên đây chỉ nhằm để đánh giá về công tác quản lý bảo vệ môi trường tại bệnh viện chứ không đánh giá về mặt kỹ thuật như tiêu chí đánh giá hệ thống xử lý nước thải, tiêu chí đánh giá về hệ thống xử lý chất thải rắn… Các tiêu chí đánh giá đó sẽ được thảo luận trong phần kết quả nghiên cứu dựa vào các kết quả khảo sát cụ thể.

Các bảng điểm đánh giá về các tiêu chí được trình bày trong phần phụ lục.

3.4.4.2. Xác định mức quan trọng của tiêu chí và mức độ tuân thủ của từng hoạt động

- Các tiêu chí được đưa ra nhằm đánh giá sự tuân thủ theo quy định. Tuy nhiên việc khối lượng tuân thủ là bao nhiêu lại phụ thuộc vào mức độ tuân thủ cho từng hoạt động hay tiêu chí. Do đó, mức độ tuân thủ của từng hoạt động sẽ được xây dựng qua quá trình điều tra khảo sát thực tế. Mức độ tuân thủ của từng hoạt động được phân ra thành 3 loại như sau:

+ Tuân thủ tốt – 3 điểm: Tất cả các khâu, các bộ phận đều tuân thủ;

+ Tuân thủ trung bình – 2 điểm: Theo khảo sát, thấy rằng chỉ có khoảng 1/2 các khâu, các bộ phận tuân thủ;

+ Tuân thủ kém – 1 điểm: Hầu hết các bộ phận không tuân thủ. - Mức quan trọng của các tiêu chí được phân thành 3 cấp độ: + Tiêu chí rất quan trọng: 3 điểm;

+ Tiêu chí quan trọng vừa phải: 2 điểm; + Tiêu chí không quan trọng lắm: 1 điểm.

3.4.4.3. Công thức tính toán tổng hợp về công tác quản lý môi trường theo từng hoạt động của tiêu chí

Từ các tiêu chí đã được cho điểm và mức độ quan trọng cũng như mức độ tuân thủ, công tác quản lý môi trường sẽ được tính theo công thức dưới đây:

CT = TC x QT x TT Trong đó:

CT là Đánh giá về công tác quản lý môi trường

TC là điểm đánh giá thực hiện của tiêu chí đó tại bệnh viện QT là mức độ quan trọng của tiêu chí

TT là mức độ tuân thủ của tiêu chí trong toàn bệnh viện 3.4.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo bệnh viện, các bên liên quan,... được áp dụng trong đề xuất cũng như lựa chọn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong.

3.4.6. Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu

- Đối với các tài liệu thứ cấp: Phân nhóm theo từng nội dung và tiến hành phân tích.

- Đối với các số liệu, tài liệu sơ cấp sẽ được tổng hợp, sử dụng phần mềm word và excel để thống kê và xử lý số liệu.

- Sử dụng bảng biểu kết hợp với các hình vẽ, để trình bày các đối tượng của địa bàn nghiên cứu giúp phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học, logic.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHU VỰC NGHIÊN CỨU VỰC NGHIÊN CỨU

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Phong

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong

a) Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)