Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Thực trạng công tác quản lýchất thải y tế trên thế giới
2.3.2. Tại các nước đang phát triển
Đối với các nước đang phát triển, việc quản lý môi trường nói chung vẫn còn rất lơ là, nhất là đối với chất thải bệnh viện. Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm trở lại đây, các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc đã bắt đầu chú ý đến việc bảo vệ môi trường, và có nhiều tiến bộ trong việc xây dựng các lò đốt ở bệnh viện. Đặc biệt ở Ấn Độ từ năm 1998, chính phủ đã ban hành luật về “Chất thải y tế: Lập thủ tục và Quản lý”.
2.3.2.1. Xây dựng khung chính sách
Hình 2.5. Xử lý chất thải y tế trong bệnh viện bằng lò hấp và máy nghiền cắt ở Ấn Độ
Nhiều nước đang phát triển đã tăng cường khung chính sách về quản lý CTRYT để đối phó với tình trạng ô nhiễm môi trường và các dịch bệnh mới nổi. Ấn Độ ban hành Quy định về QLCTYT từ năm 1998 và tiếp tục bổ sung, sửa đổi quy định này vào các năm 2000, 2003, 2016. Ban Kiểm soát ô nhiễm Trung ương đã xây dựng một loạt các hướng dẫn về QLCT trong tiêm chủng, chất thải thủy ngân, bơm kim tiêm tự hủy, lò đốt CTRYT...
Năm 2004, Trung Quốc phê duyệt Kế hoạch quốc gia xây dựng các cơ sở xử lý CTNH và CTYT tập trung. Các văn bản pháp lý quy định quản lý CTYT bao gồm các giải pháp cho hồ sơ vận chuyển CTNH, danh mục phân loại CTYT, giải pháp quản lý chất thải từ các CSYT, giải pháp xử lý vi phạm hành chính trong quản lý CTYT, ban hành các Tiêu chuẩn kỹ thuật cho lò đốt CTRYT, Tiêu chuẩn kỹ thuật cho phương tiện vận chuyển CTRYT.
Trong khu vực Đông Nam Á, đa số các nước đã có quy định, kế hoạch và hướng dẫn quản lý CTRYT nhưng ở tình trạng khác nhau (Bảng 2.6).
Bảng 2.6. Khung pháp lý về quản lý CTYT ở một số nước Đông Nam Á
Nước Luật và quy định Chiến lược, kế hoạch quốc gia
Tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật
Campuchia Tuyên bố về Quản lý CTYT
Kế hoạch chiến lược quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các CSYT 2011-2015 Kế hoạch hành động quốc gia về Dioxin Dự thảo Kế hoạch quốc gia về quản lý CTYT
Hướng dẫn kỹ thuật về quản lý CTYT 2011 Hướng dẫn phòng chống nhiễm khuẩn cho các CSYT.
Lào
Quy định quản lý chất thải trong CSYT năm 2004
Chính sách quốc gia về CTYT năm 2010
Dự thảo Kế hoạch hành động quản lý CTYT giai đoạn 2011-2015
Quy định về Kiểm soát nhiễm khuẩn (dự thảo)
Malaixia
Luật Chất lượng môi trường (1984) và Quy định chất lượng môi trường (2005) trong đó có quy định về CTYT
Quy định chất lượng môi trường (Dioxin và Furan) đưa ra giới hạn cho khí thải lò đốt
Luật Cơ sở và dịch vụ y tế tư nhân 1998
Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về CTYT
Chiến lược quốc gia về tư nhân hóa các dịch vụ hỗ trợ bệnh viện, bao gồm dịch vụ xử lý, tiêu hủy CTRYT
Hướng dẫn quản lý chất thải lâm sàng và chất thải liên quan trong bệnh viện và CSYT 1993
Hướng dẫn quản lý chất thải lâm sàng 2009 Chính sách và quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn 2009
Myanma
Luật Y tế tư nhân 2007 quy định các bệnh viện và phòng khám tư nhân phải có hệ thống tiêu hủy chất thải theo quy định
Sổ tay hướng dẫn quản lý bệnh viện của Bộ Y tế có một chương hướng dẫn quản lý CTYT Philipin Luật Không khí sạch 1999 cấm lò đốt CTYT từ tháng 7/2003 Luật Kiểm soát CTNH, chất thải hạt nhân và các chất gây độc Chính sách và hướng dẫn thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTYT
Quyết định số 2008- 0021 của Bộ Y tế về Loại bỏ dần thủy ngân trong các CSYT
Sổ tay quản lý CTYT (1997, 2004, 2011) Hướng dẫn cấp chứng nhận đăng ký sản phẩm cho thiết bị sử dụng cho xử lý vật sắc nhọn, chất thải lây nhiễm và chất thải bệnh phẩm.
2.3.2.2. Triển khai các công ước quốc tế liên quan đến quản lý CTYT
Các nước đang phát triển trên thế giới đã và đang đi theo xu hướng loại bỏ các lò đốt CTRYT quy mô nhỏ trong các bệnh viện, chuyển sang mô hình xử lý tập trung và áp dụng công nghệ không đốt. Ở Ấn Độ, lò đốt chỉ được phép vận hành trong cơ sở xử lý chất thải y sinh tập trung, việc lắp đặt các lò đốt đơn lẻ trong CSYT không được khuyến khích. Năm 2012, ở Ấn Độ các công nghệ không đốt được áp dụng rộng rãi với 2.710 lò hấp, 179 lò vi sóng và 4.250 máy nghiền cắt.
Từ năm 2004, Trung Quốc đã phê duyệt và triển khai Kế hoạch quốc gia xây dựng các cơ sở xử lý CTNH và CTYT tập trung, trong đó có 331 cơ sở xử lý CTRYT tập trung. Đến cuối năm 2012, Trung Quốc đã xây dựng 272 cơ sở xử lý CTRYT tập trung ở các tỉnh, thành phố.
Trong khu vực Đông Nam Á, Philipin là nước đầu tiên và cũng là nước duy nhất cấm thiêu đốt CTRYT từ tháng 7/2003 theo Luật Không khí sạch 1999. Malaixia đã chuyển sang mô hình xử lý tập trung sau khi Chính phủ giao cho 3 công ty tư nhân thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRYT.
Ấn Độ, Trung Quốc và hầu hết các nước ASEAN đã tham gia Công ước Minamata về thủy ngân. Việt Nam đã tham gia Công ước Minamata từ năm 2013. Chính phủ và Bộ Y tế bắt đầu quản lý thủy ngân bằng các khảo sát phát thải thủy ngân trong công nghiệp và y tế; xây dựng kế hoạch hành động, hướng dẫn kỹ thuật loại bỏ dần sản phẩm chứa thủy ngân trong y tế(Tổng cục Môi trường, Tạp chí môi trường, 2016).