Phương pháp khảo sát thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 52)

Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa

- Điều tra khảo sát thực địa tại bệnh viện về nguồn xả thải, tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải của bệnh viện:

+ Trực tiếp khảo sát, tiếp cận quy trình thu gom, xử lý chất thải y tế của bệnh viện.

+ Thống kê trực tiếp các dụng cụ, thiết bị máy móc phục vụ cho công tác thu gom, xử lý chất thải rắn y tế.

+ Cân chất thải tại bệnh viện hàng ngày. 3.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Lập phiếu điều tra, tiến hành điều tra phỏng vấn: Phương pháp này giúp thu thập, cập nhật thêm những thông tin chưa có tài liệu thống kê, hoặc muốn lấy ý kiến từ cộng đồng hoặc các đối tượng có liên quan. Qua đó đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện, hiểu biết về chất thải y tế nói riêng, ý thức bảo vệ vệ sinh môi trường và công tác bảo vệ môi trường nói chung (điều tra 95 phiếu trong đó 40 phiếu điều tra cán bộ, nhân viên y tế đang làm việc tại Bệnh viện; 55 phiếu điều tra bệnh nhân và người nhà bệnh nhân).

Phiếu điều tra khảo sát được thành lập nhằm bổ sung thông tin và nắm bắt chính xác hơn cho nghiên cứu này về công tác quản lý môi trường tại bệnh viện. Hơn nữa, mục tiêu của phiếu khảo sát là mong muốn hiểu được sự hiểu biết và ý thức của những người tham gia công tác bảo vệ môi trường tại bệnh viện.

Chính vì vậy, phiếu khảo sát được gửi đến các bộ phận liên quan gồm: - Đại diện lãnh đạo bệnh viện phụ trách công tác bảo vệ môi trường; - Người chịu trách nhiệm quản lý chung về vấn đề môi trường tại bệnh viện; - Cán bộ bộ phận phân loại rác thải;

- Cán bộ vận hành trạm xử lý nước thải; - Cán bộ vận hành lò đốt chất thải rắn;

- Một số cán bộ công nhân thực hiện trực tiếp công tác bảo vệ môi trường. Các nội dung của phiếu điều tra được trình bày trong phần phụ lục.

3.4.4. Phương pháp đánh giá

3.4.4.1. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá

Việc đánh giá công tác quản lý môi trường là rất khó nếu không có những định lượng cụ thể, rõ ràng. Có thể xây dựng các tiêu chí đánh giá để xác định mức độ của một mô hình quản lý môi trường song việc làm này đôi khi cũng khó được chấp nhận và thường gặp phải những tranh cãi. Đánh giá dựa trên các tiêu chí xây dựng là một phương pháp khoa học đã được các nhà khoa học trên thế giới áp dụng. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá cũng dựa theo những phương pháp từ tài liệu tham khảo của Owen và Roger, hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, 2009.

Luận văn này sẽ xây dựng các tiêu chí mới dựa trên Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ y tế Quy định về Quản lý chất thải y tế làm cơ sở chuẩn mực để đánh giá.

Các tiêu chí đánh giá được phân loại theo các hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện. Việc đánh giá thực trạng quản lý trong công tác bảo vệ môi trường của bệnh viện được phân chia thành các nhóm tiêu chí để có thể dễ dàng đánh giá sau đó được đánh giá tổng hợp về thực trạng quản lý môi trường. Các nhóm tiêu chí trong nghiên cứu này gồm:

a) Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác phân loại chất thải rắn bệnh viện: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ y tế Quy định về Quản lý chất thải y tế và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.

b) Nhóm tiêu chí đánh giá về công tác vận chuyển: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ y tế Quy định về Quản lý chất thải y tế; Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.

c) Nhóm tiêu chí về lưu giữ chất thải rắn bệnh viện: Các tiêu chí đánh giá này dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ y tế Quy chế Quản lý chất thải y tế và một số tài liệu tham khảo để xây dựng.

d) Nhóm tiêu chí đánh giá về hoạt động xử lý chất thải rắn y tế: Các tiêu chí đánh giá nhóm này được tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp từ một

số tài liệu hướng dẫn trong nước (PGS. TS. Nguyễn Đức Khiển, Công nghệ xử lý, tái chế tái sử dụng chất thải rắn, 2012; PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý chất thải rắn – Tập 2 Chất thải nguy hại, 2011; Hướng dẫn áp dụng công nghệ không đốt xử lý chất thải rắn y tế của Cục Quản lý môi trường Y tế, 2015).

e) Nhóm tiêu chí đánh giá về hệ thống thu gom xử lý nước thải và khí thải: Các tiêu chí đánh giá nhóm này được tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp từ một số tài liệu hướng dẫn trong nước. (Hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế của Cục Quản lý môi trường Y tế, 2015; PGS.TS. Nguyễn Xuân Nguyên, Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện, 2004).

Các nhóm tiêu chí trên đây chỉ nhằm để đánh giá về công tác quản lý bảo vệ môi trường tại bệnh viện chứ không đánh giá về mặt kỹ thuật như tiêu chí đánh giá hệ thống xử lý nước thải, tiêu chí đánh giá về hệ thống xử lý chất thải rắn… Các tiêu chí đánh giá đó sẽ được thảo luận trong phần kết quả nghiên cứu dựa vào các kết quả khảo sát cụ thể.

Các bảng điểm đánh giá về các tiêu chí được trình bày trong phần phụ lục.

3.4.4.2. Xác định mức quan trọng của tiêu chí và mức độ tuân thủ của từng hoạt động

- Các tiêu chí được đưa ra nhằm đánh giá sự tuân thủ theo quy định. Tuy nhiên việc khối lượng tuân thủ là bao nhiêu lại phụ thuộc vào mức độ tuân thủ cho từng hoạt động hay tiêu chí. Do đó, mức độ tuân thủ của từng hoạt động sẽ được xây dựng qua quá trình điều tra khảo sát thực tế. Mức độ tuân thủ của từng hoạt động được phân ra thành 3 loại như sau:

+ Tuân thủ tốt – 3 điểm: Tất cả các khâu, các bộ phận đều tuân thủ;

+ Tuân thủ trung bình – 2 điểm: Theo khảo sát, thấy rằng chỉ có khoảng 1/2 các khâu, các bộ phận tuân thủ;

+ Tuân thủ kém – 1 điểm: Hầu hết các bộ phận không tuân thủ. - Mức quan trọng của các tiêu chí được phân thành 3 cấp độ: + Tiêu chí rất quan trọng: 3 điểm;

+ Tiêu chí quan trọng vừa phải: 2 điểm; + Tiêu chí không quan trọng lắm: 1 điểm.

3.4.4.3. Công thức tính toán tổng hợp về công tác quản lý môi trường theo từng hoạt động của tiêu chí

Từ các tiêu chí đã được cho điểm và mức độ quan trọng cũng như mức độ tuân thủ, công tác quản lý môi trường sẽ được tính theo công thức dưới đây:

CT = TC x QT x TT Trong đó:

CT là Đánh giá về công tác quản lý môi trường

TC là điểm đánh giá thực hiện của tiêu chí đó tại bệnh viện QT là mức độ quan trọng của tiêu chí

TT là mức độ tuân thủ của tiêu chí trong toàn bệnh viện 3.4.5. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo bệnh viện, các bên liên quan,... được áp dụng trong đề xuất cũng như lựa chọn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong.

3.4.6. Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu

- Đối với các tài liệu thứ cấp: Phân nhóm theo từng nội dung và tiến hành phân tích.

- Đối với các số liệu, tài liệu sơ cấp sẽ được tổng hợp, sử dụng phần mềm word và excel để thống kê và xử lý số liệu.

- Sử dụng bảng biểu kết hợp với các hình vẽ, để trình bày các đối tượng của địa bàn nghiên cứu giúp phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học, logic.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHU VỰC NGHIÊN CỨU VỰC NGHIÊN CỨU

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Yên Phong

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Phong

a) Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý

Yên Phong là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Ninh trong vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, với 14 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn và 13 xã , giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hiệp Hoà và Việt Yên - Bắc Giang; - Phía Nam giáp thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du;

- Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh;

- Phía Tây giáp huyện Đông Anh và Sóc Sơn - Hà Nội.

Huyện Yên Phong có diện tích tự nhiên là 9.686,15 ha. Huyện có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm huyện lỵ Yên Phong (Thị trấn Chờ) cách tỉnh lỵ Bắc Ninh 13 km về phía Đông; cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Tây Nam, cách quốc lộ 1A con đường huyết mạch của cả nước 8 km về phía Nam và cách sân bay quốc tế Nội Bài, cửa khẩu hàng không lớn nhất nước 14 km về phía Tây. Phía Bắc có sông Cầu là con sông lớn, thượng lưu thông đến Thái Nguyên, hạ lưu thông xuống Hải Dương, Hải Phòng làm cho Yên Phong có nhiều tiềm lực phát triển thương mại, dịch vụ.

Với vị trí địa lý như vậy Yên Phong có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

* Địa hình, địa mạo

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng, có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình toàn huyện khoảng 4,5m so với mực nước biển, được bao bọc và chia cắt bởi 3 con sông: Sông Cầu bao phía Bắc huyện, sông Cà Lồ bao phía Tây huyện, sông Ngũ Huyện Khê phía Nam huyện.

b) Đặc điểm khí hậu, thủy văn * Khí hậu

Yên Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hanh, ít mưa.

Mùa ít mưa, lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 6 - 210, lượng mưa/tháng biến động từ 20 - 56mm.

Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình tháng từ 100mm đến 312mm. Các tháng mùa mưa có lượng mưa chiếm 80% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ bình quân tháng từ 23,7 - 29,1o C.

Độ ẩm không khí trung bình trong năm 83%. Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77%.

* Thủy văn:

Huyện có hệ thống sông ngòi bao bọc xung quanh. Phía Bắc huyện là sông Cầu, phía Đông và phía Nam là sông Ngũ Huyện Khê, phía Tây là sông Cà Lồ.

Sông Cầu là con sông lớn chảy qua địa bàn từ xã Tam Giang đến xã Tam Đa, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Giang. Hàng năm nước lũ xuất hiện vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 9, mặt sông rộng, nước chảy siết. Mùa khô lòng sông hẹp, lưu lượng nước thấp.

Sông Ngũ Huyện Khê là con sông lớn thứ hai chảy qua huyện từ xã Văn Môn đến xã Đông Phong, là ranh giới giữa thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du và Yên Phong. Sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sông Cà Lồ chảy qua huyện từ xã Hoà Tiến đến xã Tam Giang dài 7 km, là ranh giới giữa huyện Yên Phong với Huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội. Ngoài các sông chính có lượng nước dồi dào trên, huyện Yên Phong còn có hệ thống kênh mương khá đồng bộ cùng với khoảng 400 ha ao hồ được phân bố đều ở các làng xã, đáng kể nhất là 3 đầm lớn: Đầm Nâu (thôn Phương La Đoài); Đầm Vọng Nguyệt (xã Tam Giang) sâu 4 mét, rộng 10 ha; Đầm Phù Yên (xã Dũng Liệt) sâu khoảng 6 mét và rộng 6 ha. Các đầm này là nơi chứa nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và là nơi thả cá đem lại nguồn thực phẩm hàng trăm tấn cá phục vụ cho đời sống nhân dân.

4.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Tăng trưởng kinh tế

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 + Nông lâm nghiệp % 4,7 3,2 1,5 1,5 1,5 + Công nghiệp và TTCN % 90,6 92,0 95,8 95,1 95,0 + Thương mại, dịch vụ % 4,7 4,8 2,7 3,3 3,5 2 Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP Tr. đ 22043,9 30013,8 61805,8 58147,9 61364,7 3 GRDP bình quân năm đầu người Tr.đ 164,4 207,0 407,3 365,7 363,2 4 Giá trị Sp thu được/1ha

NN

Nghìn

đồng 109,6 97,0 88,7 94,5 99,0 Nguồn: Thống kê và Báo cáo kinh tế huyện Yên Phong (2016)

Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt. Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 19%/năm. Yên Phong là một trong các huyện có điều kiện để phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống và làm nền tảng cho nông nghiệp phát triển bền vững. Tuy nhiên, do kinh tế huyện còn đang trong giai đoạn phát triển nên về cơ sở hạ tầng của huyện còn hạn chế và cần phát triển hơn nữa.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trong đó công nghiệp và xây dựng là ngành kinh tế chủ lực của huyện, nông nghiệp chiếm nhiều lao động và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng có nhiều tiến bộ.

Năm 2011, nhóm ngành nông nghiệp chiếm 4,7%, nhóm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 90,6%, nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 4,7%.

Năm 2015, nhóm ngành nông nghiệp chiếm 1,5%, nhóm ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 95,0%, nhóm ngành thương mại – dịch vụ chiếm 3,5%.

Trong giai đoạn tới với sự đầu tư của Nhà nước, UBND tỉnh Bắc Ninh, cùng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn huyện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

b) Dân cư

Bảng 4.2. Tình hình biến động dân số qua một số năm

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Tổng số nhân khẩu Người 135300 142223 150778 153331 162592 1.1 Nữ Người 68265 71701 77811 79314 85806 1.2 Nam Người 67035 70522 72967 74017 76786 2 Tỷ lệ tăng DS Tự nhiên % 1,30 1,90 1,64 1,62 1,27 2.1 Tỷ lệ sinh % 1,80 2,30 2,0 1,96 1,59 2.3 Tỷ lệ chết % 0,50 0,40 0,36 0,35 0,32 3 Tổng số hộ Hộ 34750 36424 42110 46258 52275 4 Tổng số lao động Lao động 51396 68021 92115 102546 102831 5 Mật độ dân số Người/km2 1397 1468 1557 1583 1679

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)