- Phân loại: Trước những năm 80 của thế kỉ XX thế giới chưa hề có khái niệm về việc phân loại CTYT ngay tại nguồn phát sịnh kể cả ở các nước phát triển ở châu Âu và Nam Mỹ. Ngày nay việc phân loại CTYT ngay tại nguồn đã trở lên phổ biến đối với tất cả các bệnh viện.
- Thu gom và vận chuyển. Các nước tiên tiến có 2 mô hình thu gom và vận chuyển CTYT đó là:
+ Hệ thống hút chân không thự động: Hệ thống này được lắp đặt lần đầu tiên tại bệnh viện Solleftea- Thụy Điển vào năm 1996. Rác sau khi được phân loại nhờ áp lực hút chân không tự động tạo ra sẽ chuyển động theo đường ống ngầm đặt dưới mặt đất đến xe chuyên dụng chở rác. Luồng không khí được lọc
cẩn thận đảm bảo tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngòai môi trường. Phương pháp này có ưu điểm là giảm lượng xe rác trong thành phố hạn chế tắc đường vào các giờ cao điểm, hạn chế được việc con người tiếp xúc trực tiếp với CTYT. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư lớn, công tác vận hành bảo trì yêu cầu công nhân phải có trình độ tay nghề cao. Do vậy tính tới thời điểm này mới chỉ có 500 hệ thống này được lắp đặt trên toàn thế giới chủ yếu là tại các nước phát triển.
+ Hệ thống thu gom và vận chuyển CTYT bằng hệ thống xe chuyên dụng với các dụng cụ, phương tiện thu gom theo đúng tiêu chuẩn quy định. Phương pháp này được phổ biến rộng rãi tại nhiếu nước hơn do kinh phí không lớn, không yêu cầu công nhân phải có trình độ chuyên môn cao.
- Xử lý CTYT: Hiện nay trên thế giới người ta đã và đang áp dụng rất nhiều phương pháp trong việ xử lý CTYT.
+ Phương pháp thiêu đốt rác thải y tế ở nhiệt độ cao: Phương pháp này là có thể xử lý được mọi loại rác, chất thải ở dạng vụn đặc biệt là các chất thải không thể xử lý được bằng phương pháp khác (trừ trường hợp đó là chất thải phóng xạ), nó giảm được khối lượng lớn và trọng lượng của rác sau quá trình đốt, có thể sử dụng lại nhiệt độ sinh ra trong quá trình đốt rác. Nhưng phương pháp này tạo ra nhiều khí thải độc hại như Dioxin và Furan gây bệnh ung thư, biến đổi về gen làm xuất hiện “quái thai, dị dạng” ở thế hệ sau. Ngoài ra quá trình đốt rác còn tạo ra nhiều hơi chứa một số kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadium vì thế đây là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và các bệnh về đường hô hấp.
+ Phương pháp xử lý bằng hóa chất: Phương pháp này có ít các sản phẩm phụ độc hại sinh ra sau quá trình hấp so với phương pháp thiêu đốt. Nhưng lại có nhược điểm là hình dạng rác vẫn giữ nguyên không thay đổi về khối lượng, tạo ra luồng khí thải và hơi nóng có thể không đến hoặc không đủ sức diệt khuẩn hoàn toàn các loại CTYT. Trong quá trình xử lý bằng phương pháp này nếu mở bao rác thì giảm được thể tích bao rác và tăng khả năng diệt khuẩn nhưng làm như vậy công nhân có thể bị tổn thương do các vật sắc nhọn.
+ Công nghệ khử khuẩn: Mục đích của phương pháp này là biến CTNH thành chất thải không nguy hại tương tự như các chất thải sinh hoạt thông thường. CTYT sau khi được khử khuẩn sẽ đưa đi tiêu hủy cuối cùng tại những nơi xử lý. Hiện nay, các nhà khoa học đang áp dụng phương pháp nghiền nát chất thải, xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao để tránh việc phóng thích khí thải trong khi xử lý. Theo phương pháp này rác thải bệnh viện sẽ cho qua một máy nghiền
rồi chuyển qua một phòng hơi có nhiệt độ 138 độ C và áp suất 3.8 bar (1 bar tương đương với 1atmosphere). Phế thải sau khi được xử lý sẽ được chở đến bãi rác thông thường vì đãđạt tiêu chuẩn tiệt trùng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm đó là giảm được khối lượng chất thải, giảm chi phí và không tạo ra các khí thải vào không khí.
Đối với công nghệ xử lý nước thải bệnh viện chưa được chú trọng nhiều so với việc xử lý CTRYT. Việc xử lý nước thải thường có các cấp bậc sau. Thứ nhất là xử lý bậc I ở đây nước thải bệnh viện được xử lý sơ bộ, xử lý cơ học trong các bể lắng. Tiếp đó là tiến hành xử lý bậc II tức là xử lý sinh học trong các bể biofil, areoten, biota. Cuối cùng là xử lý sinh học trong các bể areton, bể lọc sinh học với các đệm xử lý vi sinh (Tổng cục Môi trường, Tạp chí môi trường, 2016).