Thực trạng quản lýchất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 50)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Thực trạng công tác quản lýchất thải y tế tại việt nam

2.4.3. Thực trạng quản lýchất thải y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2.4.3.1. Thực trạng phát sinh chất thải y tế

- Khối lượng chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2015: Tổng lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn tỉnh: Từ 550-600 tấn/năm. Trong đó: lượng CTRYTNH khoảng 75-80 tấn/năm (khoảng 80-100gram/gường bệnh/24h x 2300 giường bệnh); lượng CTRYT thông thường khoảng 450-500

tấn/năm (khoảng 500-600gram/giường bệnh/24h x 2300 giường bệnh) (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2015).

Bảng 2.7. Khối lượng các loại chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015

Các chỉ số Năm 2011 2012 2013 2014 Dự kiến 2015 Tổng số bệnh viện 15 16 16 17 17 Giường bệnh (giường) 1820 1960 2090 2330 2850 Tổng số khám bệnh (lượt khám) 2.266.312 1.540.173 1.471.025 1.743.660 1.852.600 Điều trị nội trú (lượt người) 112.371 104.630 108.444 131.117 130.121 Chất thải rắn nguy hại (tấn) 59,787 64,386 68,657 76,541 93,623 Chất thải rắn thông thường (tấn) 365,37 393,47 419,57 467,75 572,14 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2015)

2.4.3.2. Thực trạng công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế

a) Công tác thu gom và phân loại

Hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã tiến hành phân loại chất thải ngay tại thời điểm phát sinh, 100% các cơ sở y tế đều tiến hành thu gom triệt để rác thải được phát sinh. Tuy nhiên, việc phân loại CTYT tại nguồn vẫn chưa triệt để; tình trạng để lẫn, để nhầm CTYTNH với các loại chất thải thông thường còn phổ biến. Nhiều cơ sở không sử dụng hộp đựng vật sắc nhọn theo quy định của ngành y tế mà tận dụng các chai đạm sau khi truyền làm vật đựng không đảm bảo về độ cứng, độ dày.

b) Công tác xử lý

* Đối với chất thải rắn y tế thông thường:

Các bệnh viện ký hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Môi trường và công trình đô thị Bắc Ninh và các đơn vị có liên quan để thu gom, xử lý chất thải.

Toàn tỉnh có 10 lò đốt 02 buồng đạt tiêu chuẩn để tiêu huỷ chất thải (bảng 2.8), các bệnh viện còn lại chưa có lò đốt rác đã ký hợp đồng với các bệnh viện có lò đốt hoặc doanh nghiệp có đủ điều kiện để xử lý chất thải.

+ Đối với bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh: Sử dụng lò đốt rác INVERCORP với công suất 50 - 80 kg/mẻ đốt.

+ Đối với các bệnh viện đa khoa cấp huyện, cấp chuyên khoa: Sử dụng lò đốt rác 2 buồng công suất 30 kg/mẻ đốt, xử lý chất thải rắn cho cả trung tâm y tế huyện/thị xã.

Bảng 2.8. Phương pháp xử lý rác thải y tế nguy hại tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

TT Tên bệnh viện Công nghệ xử lý Công suất thiết kế (kg/24h) Công suất (kg/mẻ đốt) Năm hoạt động 1 Bệnh viện đa khoa huyện

Yên Phong Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 2 Bệnh viện đa khoa huyện

Tiên Du Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 3 Bệnh viện đa khoa huyện

Thuận Thành Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 4 Bệnh viện đa khoa huyện

Quế Võ Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 5 Bệnh viện đa khoa huyện

Gia Bình Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 6 Bệnh viện đa khoa huyện

Lương Tài Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 7 Bệnh viện đa khoa Thị xã

Từ Sơn Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 8 Bệnh viện Lao và Bệnh

Phổi Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 9 Bệnh viện Sản Nhi tỉnh

Bắc Ninh Lò đốt 160~200 20 - 30 2015 10 Bệnh viện đa khoa tỉnh

Bắc Ninh Lò đốt 500 50 - 80 2000 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh (2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)