Giải pháp về công nghệ xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 95)

4.3.4.1. Xử lý chất thải rắn

- Đối với CTYT thông thường (rác thải sinh hoạt): Tiếp tục hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị thị trấn Chờ thu gom và vận chuyển đến lò đốt chất thải của thị trấn. Hiện nay, công tác này được bệnh viện thực hiện khá tốt.

- Đối với CTYT nguy hại: Toàn bộ lượng CTYT nguy hại phát sinh vẫn sẽ được thu gom và đưa đi tiêu hủy tại lò đốt rác của bệnh viện. Cố gắng vận hành hiệu quả lò đốt để có thể xử lý được nhiều CTYT nguy hại hơn, giảm số lượng CTYT nguy hại phải thuê Công ty Môi trường Thuận Thành xử lý, tiến tới tự xử lý hoàn toàn chất thải rắn y tế nguy hại.

Hiện nay, trên thế giới đã áp dụng một số loại công nghệ không đốt dựa trên công suất xử lý, loại chất thải lây nhiễm cần xử lý,... để áp dụng loại công nghệ không đốt phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao trong xử lý CTLN. Các phương pháp phổ biến hiện nay đang được áp dụng để xử lý chất thải lây nhiễm được phân ra thành 4 loại cơ bản như sau (Health Care Without Harm, 2004): Phương pháp nhiệt độ thấp; Phương pháp hóa học; Phương pháp sinh học; Phương pháp phóng xạ (hiện nay ít được áp dụng). Ngoài 4 phương pháp nêu trên, phương pháp chôn lấp cũng được coi là một trong các phương pháp không đốt áp dụng để xử lý CTRYT (chất thải sắc nhọn, chất thải giải phẫu) tại một số nước đang phát triển.

Ở Việt Nam đã vàđang áp dụng công nghệ không đốt (sử dụng phương pháp nhiệt độ thấp như nồi hấp khử trùng hoặc thiết bị vi sóng) để xử lý CTYT lây nhiễm và đã chứng minh được hiệu quả xử lý. Việc áp dụng các công nghệ không đốt trong xử lý CTYT lây nhiễm thay thế cho công nghệ đốt hiện nay là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng chung của thế giới, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Stốckhôm về giảm phát thải không chủ định các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ công nghệ đốt.

- Các bệnh viện áp dụng công nghệ vi sóng áp suất cao:

1. Trung tâm Y tế VietSov, Liên doanh Dầu khí Việt Xô tại Vũng Tàu. Năm 2003;

2. Bệnh viện 19-8, Bộ Công An, Hà Nội. Năm 2009; 3. Bệnh viện 199, Bộ Công An, Đà Nẵng. Năm 2009;

4. Bệnh viện Phổi Trung ương, Bộ Y tế, Hà Nội. Năm 2009; 5. Bệnh viện C Đà Nẵng, Bộ Y tế, Đà Nẵng. Năm 2009;

6. Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bộ Công An, Hà Nội. Năm 2010; 7. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bộ Y tế, Hà Nội. Năm 2010; 8. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bộ Y tế, Quảng Ninh. Năm 2010; 9. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, Bộ Y tế, Quảng Bình. Năm 2010;

10. Bệnh viện GTVT Huế, Bộ GTVT, Huế. Năm 2011; 11. Bệnh viện Đa khoa số 1 Lào Cai, Lào Cai. Năm 2010. - Các bệnh viện áp dụng công nghệ vi sóng áp suất thường

1. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Bộ Y tế, Đắc Lắc. Năm 2010; 2. Bệnh viện GTVT Yên Bái, Bộ GTVT, Yên Bái. Năm 2011.

Dưới đây là công nghệ không đốt sử dụng thiết bị vi sóng đang được áp dụng để xử lý chất thải y tế.

* Thiết bị vi sóng

- Cấu tạo: Thiết bị vi sóng dùng để khử khuẩn có cấu tạo bao gồm một buồng khử khuẩn mà trong đó năng lượng vi sóng được truyền trực tiếp từ bộ phận phát vi sóng (magnetron). Thiết bị loại này có thể thiết kế để xử lý theo từng mẻ riêng biệt hoặc xử lý liên tục.

- Nguyên lý hoạt động Quá trình khử khuẩn trong thiết bị này xảy ra nhờ tác động của nhiệt ẩm và hơi nước được tạo ra bởi năng lượng vi sóng. Vi sóng là các sóng rất ngắn trong điện trường quang phổ. Một magnetron được sử dụng để chuyển đổi năng lượng điện áp cao thành năng lượng vi sóng, sau đó chuyển vào kênh dẫn sóng để đưa năng lượng vào một khu vực cụ thể (chẳng hạn như buồng khử khuẩn). Vi sóng tác động vào các phân tử nước trong CTLN với cường độ rung động rất cao để tạo ra ma sát, sinh nhiệt và biến nước có trong chất thải thành hơi nước. Nhiệt sinh ra sẽ phá hủy protein trong các tế bào vi khuẩn và bất hoạt mầm bệnh. Các nghiên cứu khác đã chứng minh hiệu quả khử khuẩn giảm đi đáng kể trong trường hợp không có nước. Do đó, thiết bị vi sóng khi áp dụng xử lý chất thải lây nhiễm, người ta thường bổ sung thêm nước hoặc hơi nước vào trong buồng chứa chất thải của thiết bị để tăng hiệu quả khử khuẩn. Trong các thiết bị vi sóng dùng để xử lý chất thải lây nhiễm thường được thiết kế có bộ phận máy cắt chất thải để tăng hiệu quả xử lý, đồng thời giảm được đáng kể thể tích của chất thải sau xử lý.

- Loại CTLN xử lý được: Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu.

+ Khí thải: Do thiết bị vi sóng được đóng kín và có sử dụng bộ lọc, nên mùi hôi được giảm đi đáng kể so với các phương pháp khác. Nếu trong thành phầnCTLN đem khử trùng có lẫn hóa chất nguy hại thì có thể làm phát tán các chất nguy hại này vào không khí.

+ Chất thải: Do thiết bị được thiết kế có bộ phận máy cắt chất thải trong quátrình xử lý nên sau quá trình khử khuẩn thể tích của CTLN được giảm đi đáng kể.

- Khả năng tiêu diệt mầm bệnh: các nghiên cứu đã chứng minh không còn các VSV sau khi khử khuẩn trong thiết bị vi sóng (thử nghiệm với Bacillus subtilis, Pseudomonas aeruginosa, Staphlococcus aureus, Enterococcus faecalis, Nocardia asteroides, Candida albicans, Aspergillus fumigatus, Mycobacterium bovis, Mycobacterium fortuitum).

- Ưu điểm

+ Được chấp thuận như một công nghệ thay thế cho lò đốt tại nhiều quốc gia trong hàng chục năm qua và đã chứng minh được tính hiệu quả trong xử lýCTLN;

+ Không làm phát sinh chất thải lỏng;

+ Các thiết bị có trang bị máy cắt có thể giúp giảm thể tích CTLN tới 80%; + Đối với các chất thải lây nhiễm có nguồn gốc là nhựa, sau khi xử lý bằngthiết bị này có thể thu hồi để tái chế phục vụ cho các mục đích khác;

+ Thiết bị tự động, dễ sử dụng. Nhược điểm:

+ Nếu CTLN có lẫn hóa chất thì trong quá trình xử lý loại chất thải lây nhiễm này có thể làm phát tán các hóa chất chứa trong chất thải vào không khí hoặc các hóa chất này còn lưu trong CTLN sau xử lý;

+ Có thể phát sinh mùi khó chịu xung quanh khu vực đặt thiết bị; + Hoạt động của máy cắt có thể gây ồn;

+ Nếu CTLN đem xử lý có lẫn kim loại có nguy cơ làm hỏng máy cắt/giảmtuổi thọ của lưỡi cắt;

Có thể thấy rằngtại các bệnh viện có quy mô xử lý nhỏ, phân tán như hiện nay thì công nghệ không đốt có những ưu điểm so với công nghệ đốt. Một số lợi ích về kinh tế và môi trường khi áp dụng công nghệ không đốt trong xử lý CTYT lây nhiễm như: Chi phí đầu tư và vận hành thấp hơn công nghệ đốt; Đặc biệt không làm phát sinh khí thải dioxin và furan; Một số loại chất thải lây nhiễm bằng vật liệu nhựa sau khi khử khuẩn an toàn có thể tái chế đem lại các lợi ích kinh tế cho xã hội… Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác xử lý chất thải rắn y tế và thân thiện với môi trường bệnh viện có thể áp dụng công nghệ không đốt vào xử lý.

4.3.4.2. Xử lý nước thải bệnh viện

Hiện nay, hệ thống đã được đầu tư xây dựng và đang hoạt động khá tốt, các chỉ tiêu đầu ra của nước thải đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn, tiêu chuẩn. Do đó, nước thải bệnh viện vẫn sẽ được xử lý trong hệ thống này, với yêu cầu công nhân vận hành cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành xử lý (điều tiết lưu lượng, vận hành hệ thống bơm cấp khí.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Huyện Yên Phong có diện tích tự nhiên toàn huyện 96,8615 km2, dân số là 162.592 người. Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong là trung tâm khám và điều trị lớn nhất của huyện Yên Phong. Với quy mô 140 giường bệnh.

Khối lượng CTRYT phát sinh tại bệnh viện trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 207,6 kg CTRYT trong đó có khoảng 34,9 kg CTRYT nguy hại (chiếm 16,8%). Lượng nước thải y tế phát sinh trung bình 1ngày.đêm là: 130 m3/ngày.đêm.

Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy được công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện được quan tâm đúng mức, các quy định về quản lý và xử lý CTYT tại bệnh viện đã được ban hành đúng theo quy định quản lý CTYT. Bệnh viện cũng thực hiện tương đối tốt công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTYT. Thực hiện thu gom, phân loại chất thải phát sinh ngay tại nguồn thành 3 nhóm với màu sắc theo quy định. Phương tiện lưu trữ, vận chuyển rác thải đảm bảo tương đối về số lượng và chất lượng; có khu lưu trữ chất thải đúng theo quy định, với buồng lưu giữ riêng các loại chất thải và có quy định đường vận chuyển riêng. Bệnh viện có tiến hành xử lý ban đầu chất thải lây nhiễm. CTR thông thường được xử lý bằng phương pháp đốt tại lò đốt rác thải sinh hoạt của thị trấn. CTRYT nguy hại được xử lý chủ yếu bằng lò đốt CHUWASTAR F-1KHH và thuê đơn vị xử lý một phần. Nước thải được xử lý bằng hệ thống KUBOTA JOHKASOU của Nhật Bản. Chất lượng môi trường không khí và nước thải tại bệnh viện sau khi xử lý đều năm trong giới hạn cho phép theo quy định. Việc cập nhật và ban hành các văn bản quy định về quản lý chất thải y tế của bệnh viện khá tốt. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số tồn tại: trong quá trình phân loại vẫn để lẫn chất thải lây nhiễm với chất thải sinh hoạt, thùng rác tại các khoa phòng không đồng bộ, nhân viên thu gom khi chở rác để rác quá đầy, không đậy được nắp xe rác.Các văn bản quy định, báo cáo còn hạn chế về nội dung trong việc lập các báo cáo quản lý chất thải y tế theo quy định.

Về nhận thức: Nhìn chung cán bộ, NVYT của bệnh viện có ý thức đối với công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất thải của bệnh viện. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết của NVYT về quy chế Quản lý CTYT chủ yếu không tốt; không được trau dồi thường xuyên lên việc nhớ và vận dụng thực hiện chưa tốt; cán bộ

phải kiêm nhiệm. Còn về hiểu biết của nhóm bệnh nhân/người nhà bệnh nhân về quy định quản lý CTYT là rất hạn chế, tuy nhiên nhóm đối tượng này đã có nhận thức về sự ảnh hưởng của CTYT. Sự tuân thủ quy định về thu gom rác thải theo quy định của bệnh viện tương đối tốt, có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe.

Để tăng hiệu quả công tác quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên Phong, cần áp dụng một số biện pháp sau: Xây dựng quy trình quản lý CTYT và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng trong quản lý CTRYT. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về quản lý CTRYT cho NVYT, thiết lập các chương trình giám sát tuân thủ các quy định về quản lý CTRYT. Về xử lý chất thải rắn thông thường tiếp tục hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị thị trấn Chờ thu gom và vận chuyển đến lò đốt chất thải của thị trấn.Về xử lý chất thải nguy hại, vận hành hiệu quả lò đốt tăng số lượng chất thải xử lý, trong thời gian tới có thể đầu tư công nghệ xử lý không đốt có hiệu quả cao và thân thiện với môi trường. Vận hành hiệu quả và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý của hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRYT.

- Xây dựng quy trình quản lý CTYT và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng trong quản lý CTRYT.

- Đầu tư thêm trang thiết bị và các phương tiện hiện đại phục vụ việc quản lý CTRYT. Và có kế hoạch chi kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn một cách phù hợp và hiệu quả.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về công tác quản lý chất thải y tế nói riêng và công tác bảo vệ môi trường, sức khỏe con người nói chung cần được tiến hành thường xuyên theo định kỳ (1 tháng 1 lần); Phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác đào tạo, tập huấn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Đỗ Thanh Bái (2007), "Quản lý chất thải y tế - vấn đề đáng quan tâm", Tạp chí bảo vệ môi trường (9), Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004). Chất thải rắn - Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Báo cáo môi trường quốc gia 2011 – Chất thải rắn, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (1998). Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2000). Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Bộ Y tế (2002). Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

8. Bộ Y tế (2008). Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT/BYT-KCB ngày 10/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2009). Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Hà Nội.

10. Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Quy định về quản lý chất thải y tế theo Thông tư liên tịch sô 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015, Hà Nội. 11. Bộ Xây dựng (2008). Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học Xây dựng TCVN: Trạm

xử lý nước thải bệnh viện - Các yêu cầu kỹ thuật để thiết kế và quản lý vận hành, Hà Nội.

12. Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong (2017). Báo cáo kết quả công tác quản lý chất thải y tế, Yên Phong.

13. Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong (2016). Báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường của bệnh viện, Yên Phong.

14. Chi cục thống kê huyện Yên Phong (2016). Số liệu kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015, Yên phong.

15. Cục Quản lý Môi trường y tế (2015). Hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

16. Cục Quản lý Môi trường y tế (2015). Hướng dẫn áp dụng công nghệ không đốt xử lý chất thải rắn y tế ban hành kèm theo Quyết định số 105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

17. Cục Quản lý Môi trường y tế (2015). Hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

18. Đinh Hữu Dung, Nguyễn Thị Thu, Đào Ngọc Phong, Vũ Thị Vựng và CS (2003). Nghiên cứu thực trạng, tình hình quản lý chất thải y tế ở 6 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, đề xuất các giải pháp can thiệp, Tuyển tập các báo cáo khoa học Hội nghị môi trường toàn quốc năm 2005, Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Kim Dung, (2012). Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý chất thải tại bệnh viện đa khoa huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)