9. Kết cấu của Luận văn:
2.1. Giới thiệu chung về chức năng nhiệm vụ cácđơn vị quản lý qui hoạch
hoạch đô thị TP Hải Dƣơng:
Các đơn vị tham gia chủ yếu trong công tác quản lý qui hoạch đô thị trên địa bàn thành phố thực hiện theo phân cấp. Cấp tỉnh là Trung tâm quản lý qui hoạch kiến trúc- Sở xây dựng; cấp thành phố là Phòng quản lý đô thị; cấp xã, phƣờng là ban xây dựng- địa chính và các ban quản lý khu đô thị phía Tây, phía Đông thành phố. Trong nội dung luận văn tác giả chỉ nghiên cứu ở hai đơn vị, đó là: Phòng quản lý đô thị thuộc UBND Thành phố và Trung tâm quản lý qui hoạch kiến trúc- Sở xây dựng Hải Dƣơng, cụ thể nhƣ sau:
2.1.1. Trung tâm Quản lý qui hoạch kiến trúc:
Tham mƣu giúp lãnh đạo Sở thực hiện các nhiệm vụ:
+ Trình UBND Tỉnh việc phân công, phân cấp quản lý kiến trúc qui hoạch xây dựng đô thị, qui hoạch xây dựng điểm dân cƣ nông thôn, qui hoạch xây dựng khác thuộc thẩm quyền quản lý của địa phƣơng.
+ Chủ trì thẩm định trình UBND Tỉnh phê duyệt theo thẩm quyền; phối hợp với các ngành chức năng chuẩn bị hồ sơ để UBND Tỉnh trình các cơquan nhà nƣớc có thẩm quyền phê duyệt các đề án phân loại và công nhận loại đô thị, các đồ án qui hoạch xây dựng vùng trong tỉnh, qui hoạch xay dựng đô thị và các đồ án qui hoạch xây dựng khác theo qui định của pháp luật; chịu trách nhiệm về kết quả các đồ án do Sở chủ trì thực hiện.
+ Phê duyệt các đồ án qui hoạch xây dựng chi tiết theo ủy quyền của UBND Tỉnh(nếu có).
- Hƣớng dẫn, kiểm tra cấp huyện, thị xã trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý các đồ an qui hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cƣ nông thôn trên địa bàn huyện, thị xã theo phân cấp, đảm bảo phù hợp, thống nhất với qui hoạch xây dựng chung đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về kiến trúc, qui hoạch xây dựng đã đƣợc phê duyệt tại địa phƣơng gồm: tổ chức công bố qui hoạch xay dựng đã đƣợc phê duyệt, quản lý các mốc giới, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, cung cấp thông tin về kiến trúc qui hoạch xây dựng; giới thiệu địa điểm, cấp phép xây dựng, cấp chứng chỉ qui hoạch xây dựng; thẩm định phƣơng án kiến trúc cho các dự án đầu tƣ xay dựng.
- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện qui định của pháp luật về điều kiện hành nghề kiến trúc sƣ và quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc trong tỉnh;
- Hƣớng dẫn kiểm tra việc khai thác sử dụng đất xây dựng đô thị, điểm dân cƣ nông thôn theo qui hoạch xây dựng đƣợc duyệt, giúp UBND Tỉnh thống nhất quản lý qui hoạch xây dựng hai bên đƣờng giao thông (gồm: quốc lộ, tỉnh lộ, đƣờng liên huyện, liên xã, đƣờng sắt) theo qui định của pháp luật.
- Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng, lƣu trữ hồ sơ tài liệu kiến trúc qui hoạch công trình xây dựng của Tỉnh theo qui định của pháp luật.
- Theo dõi, tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện công tác trên các lĩnh vực đƣợc phân công.
2.1.2. Phòng Quản lý đô thị UBND thành phố:
Tham mƣu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về kiến trúc, qui hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nhà ở và công sở, vật liệu xây dựng; giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nƣớc; vệ sinh môi trƣờng đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị), bƣu chính, viễn thông, điện lực.
2.1.3. Vai trò của nhân lực KH&CN đối với sự phát triển của các đơn vị quản lý qui hoạch đô thị
Hầu hết các đơn vị quản lý qui hoạch đô thị trên địa bàn thành phố đều là các đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nƣớc. Nhân lực tại các đơn vị gồm những ngƣời đều có trình độ từ cao đẳng, đại học và sau đại học. Thông thƣờng họ có các tên gọi là đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên viên, đội ngũ trí thức... nhƣng đều có thể gọi chung là nhân lực KH&CN của đơn vị. Các công việc liên quan chủ yếu là triển khai tốt các kết qủa nghiên cứu, ứng dụng các kết qủa nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ của KH&CN vào trong các hoạt động của đơn vị mình. Cần hiểu thêm rằng các tiến bộ của KH&CN bao gồm cả khoa học quản lý và công nghệ quản lý. Nhân lực KH&CN tại các đơn vị này chủ yếu là những ngƣời tham gia vào công tác quản lý nhà nƣớc là chính.
Nguồn nhân lực KH&CN này có vai trò quyết định đến toàn bộ hoạt động của đơn vị mình, do đó quản lý đội ngũ này có một ý nghĩa quan trọng. Nó thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ chính trị quan trọng đƣợc cấp có thẩm quyền giao theo phân cấp. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, họ phải ứng dụng tốt các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động chuyên môn của mình.
Để phát huy một cách tối đa nhất năng lực làm việc của nhân lực KH&CN, tạo cho họ cơ hội phát triển tốt khả năng sáng tạo, việc quản lý nguồn nhân lực KH&CN hiện nay của các đơn vị thể hiện ở dạng cụ thể sau:
- Dạng tách một bộ phận trong đội ngũ kỹ sƣ, kiến trúc sƣ khỏi hoàn công việc hàng ngày, tạo thành nhóm nghiên cứu riêng biệt, họ làm việc trong các dự án, chƣơng trình nhƣ: dự án nâng cấp đô thị, đề án xây dựng cảnh quan đô thị, đề án cấp thoát nƣớc,... Đây chính là việc tập trung nguồn lực thực hiện mục tiêu của các dự án một cách nhanh nhất để ứng dụng phục vụ mục tiêu cụ thể. Vấn đề là phải tìm nhóm ngƣời có trình độ khá tƣơng đồng nhau, có năng lực cao trong một hoặc những lĩnh vực gần nhau của KH&CN. Tuy nhiên, bên cạnh nguồn nhân lực nhƣ vậy thì nguồn vật lực cũng đòi hỏi phải dồi dào, kịp thời vì thời gian hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu là ngắn. Khi
hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu xong thì họ lại trở về công việc chuyên môn cũ. Ở dạng này có ƣu điểm là nâng cao đƣợc năng lực hoạt động của nhân lực KH&CN ở các đơn vị, nhƣng nó tạo ra khoảng trống về nhân lực trong cơ cấu tổ chức của các đơn vị khi phải tập trung, mặt khác hạn chế việc tận dụng đƣợc chất xám của các nhân lực KH&CN khác ngoài tổ chức, đặc biệt là các nhà khoa học chuyên môn.
- Dạng liên kết với các đơn vị hoạt động nghiên cứu và triển khai chuyên nghiệp nhƣ: Học viện cán bộ quản lý đô thị, viện qui hoạch đô thị- nông thôn.... ở dạng này tận dụng đƣợc chất xám của đội ngũ nhân lực KH&CN ở các đơn vị, tổ chức khác nhau. Có thể rút ngắn thới gian, đội ngũ nhân lực KH&CN có đƣợc cơ hội cùng tham gia nên học hỏi đƣợc nhiều kinh nghiệm, nhƣng chi phí tài chính là yếu tố phải tính đến. Trên thực tế ở dạng này mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất, chƣa có một lộ trình và hƣớng đi cụ thể.
- Dạng xã hội hóa tạo điều kiện cho tất cả đội ngũ nhân lực KH&CN trong các đơn vị cùng tham gia nghiên cứu khoa học, gắn hoạt động nghiên cứu với nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Hoạt động nghiên cứu và triển khai này không tách rời khỏi nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Hoạt động này đem lại hiệu qủa kinh tế cao, tạo ra cách nhìn nhận mới về chức năng nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị mình. Đồng thời tiết kiệm chi phí cho ngân sách nhà nƣớc, tạo tiền đề cho ra các tri thức khoa học mới, những ứng dụng mới vào trong công việc chuyên môn tại đơn vị. Xong hầu hết các đơn vị quản lý qui hoạch đô thị chƣa thấy hết đƣợc vai trò của việc xã hội hóa với lĩnh vực hoạt động của mình, vì thế mà việc quản lý nguồn nhân lực chƣa phát huy đƣợc hết khả năng vốn có của họ.
Với các phân tích đó, thấy đƣợc rằng đội ngũ nhân lực KH&CN tại các đơn vị quản lý qui hoạch đô thị có vai trò rất lớn đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của tổ chức. Việc quản lý tốt nguồn nhân lực KH&CN có ý nghĩa đến toàn bộ các hoạt động tại các đơn vị.