Thống kê nhân lực đƣợc tuyển dụng tại VTV9 từ 2010 đến 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của VTV9 theo hướng số hóa công nghệ truyền hình 002 (Trang 47)

Năm Loại hình tuyển dụng Số lƣợng

2010 Biên chế 15

Cộng tác viên 20

2011 Biên chế 10

2012 Biên chế 8 Cộng tác viên 35

Nhƣ vậy, có thể nhận thấy, trong 3 năm vừa qua, số lƣợng tuyển dụng mới của VTV9 về biên chế giảm dần theo từng năm, trong khi đó hình thức cộng tác viên theo hợp đồng lại tăng dần từng năm và tăng mạnh trong năm 2012. Xu hƣớng này vẫn tiếp tục trong những năm tiếp theo.

Để làm rõ hơn xu hƣớng tuyển dụng này, thông qua phỏng vấn Ban Giám đốc trung tâm VTV tại TPHCM thu đƣợc quan điểm nhƣ sau:

- Hiện tại, Đài đang cơ cấu lại nhân sự trong đó việc tuyển dụng biên chế mới chỉ nhằm bù vào số lƣợng đã nghỉ hƣu và một số vị trí mới là do phát sinh các chuyên mục mới của Đài.

- Việc tăng cƣờng đội ngũ cộng tác viên là mong muốn nâng cao tính năng động cho lực lƣợng sản xuất của Đài, qua đó bồi dƣỡng và phát hiện những cộng tác viên ƣu tú cho biên chế sau này.

Nhƣ vậy, hiện tại có thể nói, chiến lƣợc tuyển dụng của trung tâm VTV9 tập trung vào việc phát triển đội ngũ cộng tác với Đài là chủ yếu. Đây có thể nhận xét là một xu thế đúng của tuyển dụng hiện nay. Thế nhƣng, khi duyệt qua toàn bộ hồ sơ của các cộng tác viên, luận văn đã thống kê đƣợc chuyên ngành tƣơng ứng nhƣ trong biểu đồ 2.3.

Biểu đồ 2.3: Thống kê chuyên môn của các công tác viên VTV9

Từ thống kê chuyên môn của các cộng tác viên, cho thấy với số lƣợng cộng tác viên là báo chí và điện ảnh chiếm tỷ lệ lớn. Điều này có thể chứng tỏ rằng chiến lƣợc tuyển dụng thời gian qua của VTV9 tập trung vào đội ngũ tạo ra nội dung. Thế nhƣng, khi kiểm tra thêm thông tin về đội ngũ này cho thấy:

- Hầu hết các cộng tác viên tham gia ký hợp đồng đều có khả năng thao tác văn bản sử dụng các phần mềm soạn thảo. Thế nhƣng có một phần nhỏ các cộng tác viên này không thể thao tác thành thạo máy tính căn bản. Những ngƣời này chủ yếu là các cộng tác viên có tuổi trên 40 hay trƣớc đây làm việc chủ yếu trên báo giấy.

- Một bộ phận khoảng 70% các cộng tác viên chuyên ngành điện ảnh không biết đƣợc số hóa là gì cũng nhƣ biết đƣợc các thiết bị sản xuất căn bản, phải trải qua ít nhất khoảng 3 tháng đào tạo mới nắm đƣợc một phần. Để lý giải cho thực trạng trên, trong phỏng vấn bộ phận tuyển dụng Đài cho biết:

- Hiện tại do phát triển công nghệ thông tin, việc đòi hỏi các cộng tác viên phải ít nhất thao tác nhuần nhuyễn tin học căn bản là bắt buộc.

- Về vấn đề nhận thức số hóa, Đài đã từng đƣa ra nhƣ một yêu cầu tuyển dụng nhƣng không thể nào đạt đƣợc do các ứng viên không đƣợc đào tạo về vấn đề này trong trƣờng học, trừ một số ít cộng tác viên đã từng công

tác ở một số Đài hay báo chí khác là có tiếp cận một phần. Nhƣng hầu hết đều phải đào tạo lại.

Nhƣ vậy, vấn đề số hóa chƣa đƣợc đƣa vào trong tiêu chí tuyển dụng hiện nay của Đài. Đội ngũ tuyển dụng chính hiện tại của Đài vẫn là đội ngũ tạo nội dung, rất ít trong việc tuyển dụng đội ngũ KH&CN sản xuất. Với câu hỏi, trong giai đoạn từ nay đến 2015 sẽ tiến hành số hóa mạnh mẽ và đƣa vào sử dụng trung tâm lƣu trữ, chiến lƣợc tuyển dụng của Đài có thay đổi hay không thì nhận đƣợc một câu trả lời nhƣ sau từ Ban Giám đốc: “Hiện tại Đài vẫn chƣa nhận đƣợc thiết bị, vì thế vẫn chƣa có kế hoạch cụ thể cho vấn đề này”.

Với câu trả lời này, việc xác định chiến lƣợc tuyển dụng cho lực lƣợng KH&CN cho việc số hóa trong thời gian tới là rất không rõ ràng và thụ động. Đặt vấn đề phải chăng đội ngũ KH&CN hiện tại đã đủ đáp ứng cho công tác số hóa. Câu trả lời từ các trƣởng phòng cho thấy:

- Tất cả các trƣởng phòng đều cho rằng lực lƣợng vận hành thiết bị hiện tại là rất thiếu. Đặc biệt là lực lƣợng chuyên sâu sử dụng các thiết bị số mới đƣợc cung ứng, điều này dẫn đến chƣa thể sử dụng hết đƣợc các thiết bị số hóa hiện có.

- Tất cả các phòng sản xuất chƣơng trình hiện đƣợc phân bổ thiết bị và nhân lực KH&CN rất rời rạc, chủ yếu là theo chuyên môn hóa trƣớc đây của sản xuất chƣơng trình tƣơng tự. Điều này cũng gây ra sự lãng phí các thiết bị hiện có.

- Các trƣởng phòng cũng cho biết thêm: mặc dù số lƣợng cộng tác viên hiện tại của từng phòng tăng dần theo thời gian, nhƣng hầu hết các thiết bị chính cho sản xuất lại không đƣợc các công tác viên này sử dụng mà phần lớn là các cán bộ, viên chức biên chế lâu năm sử dụng và triển khai.

Từ những câu trả lời này, có thể thấy, việc phân loại chuyên môn hóa trong tuyển dụng và sử dụng nhân lực hiện nay của VTV9 là không phù hợp. Thêm vào đó, việc không cho phép lực lƣợng mới là các cộng tác viên đƣợc trực tiếp

khi mà lực lƣợng này là trẻ, năng động và dễ thích ứng với công nghệ số hơn. Điều này gây ra khó khăn trong việc xây dựng đội ngũ vận hành thiết bị số trong thời gian tới. Chính điều này cũng cho thấy sự thiếu chiến lƣợc trong tuyển dụng nhân lực số hóa cho truyền hình của VTV9.

2.4.3.3 Chiến lược cơ cấu lại nhân sự

Trong quá trình số hóa, thực tế đã chứng minh luôn tạo ra một sự dƣ thừa nhân lực rất lớn. Cụ thể, theo tính toán của các Đài CNN, BBC, KBS … thì trung bình dƣ thừa lao động của số hóa sẽ vào khoảng 40% tổng nhân lực hiện tại, và tốc độ đáp ứng của nhân lực cũng ngắn hơn trƣớc do sự thay đổi nhanh về công nghệ. Chính vì thế, khi tiến hành số hóa VTV9 bài toán cơ cấu lại nhân sự nhất là bố trí nhân sự dƣ thừa là quan trọng trong việc phát triển nhân lực số hóa truyền hình.

Trƣớc vấn đề cơ cấu nhân sự, luận văn cũng tiến hành kiểm tra lại toàn bộ việc điều phối nhân lực của VTV9 năm 2012 so với năm 2007 (2007 là thời điểm xây dựng chiến lƣợc số hóa cho VTV9). Kết quả cho thấy số lƣợng phòng ban và cơ cấu phòng ban không có sự thay đổi trong việc phân chia phòng ban trong suốt giai đoạn này. Thêm vào đó, luận văn cũng tiến hành kiểm tra nhân lực hiện tại của các phòng ban thì cho thấy kết quả đƣợc đƣa ra trong bảng 2.7. Bảng 2.7: So sánh thay đổi nhân sự tại các bộ phận VTV9 2007-2012

Phòng ban Năm 2007 Năm 2012 Tỷ lệ nhân sự

không thay đổi

Phòng chƣơng trình 10 13 9/10

Phòng Khoa giáo 14 17 14/14

Phòng Phim tài liệu & PS 10 13 10/10

Phòng Văn nghệ 7 13 7/7

Phòng Thể thao - Giải trí 8 12 8/8

Phòng Điều độ - Quay phim 14 17 14/14

Phòng Kỹ thuật SXCT 24 35 22/24

Phòng Kỹ thuật TDPS 7 10 7/7

Tổ Mỹ thuật 3 3 3/3

Từ bảng trên có thể thấy, trong 5 năm vừa qua có rất ít sự thay đổi nhân sự tại các phòng, và tuổi trung bình của lực lƣợng năm 2007 đã là 34,6 với biên chế và 30 với cộng tác viên. Vì thế có thể nói hiện nay tuổi trung bình của các phòng lên đến 40 (đối với biên chế) nhƣng riêng cộng tác viên thì do sự tham gia của đội ngũ mới nên tuổi có giảm xuống khoảng 28. Thế nhƣng, lực lƣợng chính vận hành và sử dụng thiết bị số hóa hiện tại lên đến 80% là lực lƣợng của năm 2007 và tuổi trên 40. Còn đội ngũ kỹ thuật viên nhƣ kỹ thuật viên đồ họa, quay phim, dựng hình … của 2007 với các phần mềm cũ hiện nay vẫn tiếp tục làm việc và dự kiến năm 2015 sẽ có một sự thay đổi hàng loạt các phần mềm ứng dụng đối với các cán bộ, viên chức này. Để thích ứng và giải quyết bài toán nhân lực biên chế có tuổi đời trên 40 hiện nay, lực lƣợng kỹ thuật viên đến năm 2015 có khả năng không đáp ứng đƣợc công việc trong khi chính sách tuyển dụng hiện nay rất nặng nề và chƣa đƣa tiêu chí về chuyên môn số trong tuyển dụng.

Nhƣ vậy, đối với VTV9 hiện tại, việc xây dựng một chính sách nhằm cơ cấu lại nhân lực hiện có là quan trọng để quá trình số hóa có thể diễn ra tốt. Để làm rõ vấn đề cơ cấu và quan điểm cơ cấu này, luận văn đã tiến hành phỏng với câu hỏi có hay không lực lƣợng cán bộ, viên chức hiện tại không thể thay đổi để làm việc trong môi trƣờng số hóa và công nghệ thông tin đƣợc áp dụng. Câu trả lời này đã đƣợc các trƣởng phòng chia sẻ rằng hiện tại mỗi phòng ban sản xuất

luôn có ít nhất 2 cán bộ, viên chức có tuổi trên 50 không thể thực hiện đƣợc việc thích ứng chuyển từ tƣơng tự sang số, đặc biệt phòng thời sự có đến 7 cán bộ, viên chức đƣợc trƣởng phòng cho biết hiện không thể thực hiện đƣợc nhuần nhuyễn các công việc hiện có trên phần mềm chuyên dụng.

Tiếp theo, luận văn tiếp tục đặt vấn đề về nhận định của các cán bộ, viên chức lãnh đạo VTV9 về việc nếu tiếp tục số hóa toàn bộ thì nhân lực hiện tại có bao nhiêu sẽ đáp ứng đƣợc công việc. Ban lãnh đạo Đài trƣớc câu hỏi này đã cho biết theo tính toán kinh nghiệm của các Đài khác thì trƣớc mắt tới năm 2015 thì sẽ có khoảng 20% cán bộ, viên chức Đài sẽ không thể đáp ứng đƣợc việc chuyển đổi sang số. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác kỹ thuật và đội ngũ sản xuất chƣơng trình cũng sẽ không theo kịp việc chuyển đổi này. Trƣớc tình hình đó, luận văn đã đặt câu hỏi về việc VTV9 có bất kỳ chính sách nào để giải quyết lƣợng cán bộ, viên chức này do việc tuyển dụng nhƣ đã khảo sát ở trên là chƣa rõ ràng cho số hóa. Và câu trả lời từ Ban Giám đốc rằng vấn đề này mặc dù VTV đã tổ chức nhiều hội thảo nhƣng vẫn chƣa thể đƣa ra một chính sách thích hợp, hay nói cách khác vẫn chƣa có một chính sách nào từ VTV9 nhằm giải quyết vấn đề cơ cấu nhân lực hiện có dƣới tác động của quá trình số hóa.

2.4.3.4 Định hướng chuyên môn hóa trong phát triển nhân lực

Sự phân chia chuyên môn hóa tại VTV9 hiện nay đƣợc dựa trên sự phân chia các phòng ban tƣơng ứng với sản phẩm đƣợc tạo ra. Về cơ bản, sự phân chia này hợp lý đối với chuyên môn hóa cho công nghệ truyền hình. Thế nhƣng, sau khi xem xét về cơ cấu nhân sự bên trong của từng bộ phận theo chuyên môn hóa chi tiết sản phẩm thì kết quả có thể đƣợc tổng kết nhƣ sau:

Bảng 2.8: Chuyên môn hóa chi tiết sản phẩm tại VTV9

Chức danh Đơn vị Số lƣợng

Biên tập viên 1 Kỹ thuật đồ họa 2 BTV, BDV, BTV-DCT Phòng Thời sự 5 Quay phim 2 Thƣ ký biên tập 3 BTV thể thao Phòng TT-GT 2 Quay phim viên Phòng Điều độ - Quay phim 2 Kỹ thuật viên dựng Phòng Kỹ thuật SXCT 10

Kỹ sự Điện-ĐT-TH 6

Chuyên viên âm thanh 1

Chuyên viên ánh sánh 1

Kỹ thuật TDPS Phòng Kỹ thuật TDPS 1 Mỹ thuật đồ họa Tổ Mỹ thuật 2 Từ bảng tổng kết trên có thể thấy việc chuyên môn hóa của VTV9 đƣợc chia làm từng mảng nhỏ nhƣ quay phim, âm thanh, ánh sáng …, và sự phân hóa này là không thay đổi trong suốt quá trình từ 2007 đến nay. Trong khi đó, thực tế phỏng vấn sâu về nghiệp vụ sản xuất chƣơng trình truyền hình thì trƣởng phòng thời sự VTV9 cho biết:

- Hiện tại, đội ngũ sản xuất chƣơng trình truyền hình trên công nghệ số với sự hổ trợ của các công cụ phần mềm không chỉ đơn thuần nhƣ trƣớc kia là phân ra rất rõ ràng quay phim, ánh sáng, âm thanh … Hiện tại, riêng đối với đội ngũ thời sự, bắt buộc các cộng tác viên, cán bộ, viên chức chuyên trách phải thực hiện đƣợc trọn vẹn tất cả các bƣớc từ đầu sản xuất đến cuối ra sản phẩm. Thế nhƣng, do qui hoạch ban đầu của VTV9 thì các đội ngũ biên chế hiện tại vẫn rất cứng nhắc trong làm việc, đặc biệt tƣ tƣởng sản xuất theo từng giai đoạn tách rời trong tƣơng tự là rất lớn.

- Ngoài ra, nếu nhƣ trƣớc đây chuyên môn hóa trên công nghệ tƣơng tự chia ra từng mảng rất rõ ràng và đòi hỏi ngƣời kỹ thuật viên phải rất chuyên sâu thì ngày nay với hỗ trợ của phần mềm thì không cần nhƣ vậy, dẫn đến sự

thay đổi trong bản thân cơ cấu chuyên môn hóa phải thay đổi theo. Việc này đang đƣợc riêng phòng thời sự thực hiện đối với các cộng tác viên. Nhƣng ông cũng chia sẻ thêm, mặc dù vậy nhƣng những việc thực hiện này cũng chỉ là riêng cho thời sự chứ bản thân Ban Giám đốc vẫn chƣa có bất kỳ chính sách nào thay đổi hiện nay.

Nhƣ vậy có thể thấy, trong quá trình chuyển đổi sang số hóa, xuất hiện những cách thức tổ chức chuyên môn hóa theo chi tiết khác với trƣớc kia, cụ thể nhƣ có sự giao thoa giữa nhiều hình thức trƣớc kia làm một hình thức chung, và xuất hiện thêm những mảng chuyên môn hóa mới nhƣ trong chia sẻ của trƣởng phòng truyền dẫn và phát sóng:

Nếu nhƣ trƣớc đây chuyên môn hóa trong truyền dẫn phát sóng chỉ tập trung vào băng tần tƣơng tự thì hiện tại đƣợc phân mãnh ra nhiều hình thức khác nhƣ vệ tinh, internet, di động, … Nhƣng lực lƣợng cũ vẫn phải đảm nhận hết tất cả các hình thức này. Mặc dù đã có đề xuất phân chia nhỏ ra phòng TDPS thành các bộ phận chuyên biệt nhƣng hiện Ban Giám đốc vẫn chƣa đồng ý vì cho rằng TDPS là chung, không thể phân mãnh đƣợc.

Từ điểm này có thể thấy, bản thân nhận thức về phân loại chuyên môn hóa hiện tại của VTV9 là không thống nhất. Kết quả trong phỏng vấn của luận văn với Ban Giám đốc thì nhận đƣợc câu trả lời rằng: “hiện tại cơ cấu đã đƣợc đƣa ra từ trƣớc với các lĩnh vực chuyên môn tƣơng ứng, các phòng ban phải tự sắp xếp và tận dụng nhân lực cho phù hợp trƣớc khi có sự đánh giá lại của VTV. Và sắp tới trong giai đoạn 2015-2020, nếu toàn bộ thiết bị đƣợc chuyển giao và số hóa hoàn toàn mới có thể thay đổi.”

Nhận định này một lần nữa cho thấy định hƣớng trƣớc của VTV9, mọi vấn đề đƣợc qui về cho nội bộ các phòng tự sắp xếp.

Tổng kết chƣơng 2

Từ các khảo sát và phỏng vấn ban lãnh đạo Đài cũng nhƣ ý kiến của các trƣởng phòng tại trung tâm truyền hình Việt Nam tại TPHCM cho thấy công tác số hóa

hiện nay của VTV9 đang đƣợc tiến hành nhanh và thiết bị đang đƣợc cung ứng từng bƣớc. Thế nhƣng nhận thức chung của mọi ngƣời và cả ban lãnh đạo về chuyên môn hóa theo hƣớng số hóa hiện tại rất không rõ ràng, thậm chí việc tự phát tại các phòng ban cũng xuất phát từ nhu cầu chứ không phải từ một định hƣớng mang tính nghiên cứu và hoạch định lâu dài.

Thêm vào đó, công tác đào tạo và tuyển dụng đƣợc định hƣớng vẫn mang tính thụ động theo sự đầu tƣ của thiết bị dẫn đến tình trạng có thiết bị nhƣng chƣa có con ngƣời. Cụ thể trong đó:

- Đào tạo theo hình thức chắp vá, ngắn hạn – thiếu gì đào tạo đó nhƣng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của VTV9 theo hướng số hóa công nghệ truyền hình 002 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)