Thực trạng số hóa công nghệ truyền hình của VTV9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của VTV9 theo hướng số hóa công nghệ truyền hình 002 (Trang 39 - 43)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3 Thực trạng số hóa công nghệ truyền hình của VTV9

2.3.1 Hiện trạng số hóa

Thƣ̣c hiê ̣n các nô ̣i dung quy hoa ̣ch, trong nhƣ̃ng năm qua Đài Truyền hình Viê ̣t Nam nói chung và VTV9 nói riêng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong công đoạn sản xuất chƣơng trình. Tuy nhiên trong giai đoạn 2005- 2010 công nghệ có nhiều thay đổi, mặt khác do không chủ động xây dựng lộ trình số hoá dây chuyền sản xuất; không chủ động lựa chọn tiêu chuẩn công nghệ; đã có định hƣớng kỹ thuật nhƣng quản lý và biện pháp tổ chức thực hiện chƣa hiệu quả, đầu tƣ chƣa đủ mạnh nên chƣa đa ̣t đƣợc 100% mƣ́c đô ̣ số hóa các công đoa ̣n, dây chuyền sản xuất.

Cụ thể cho từng khâu đƣợc trình bày trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Tỷ lệ số hóa thiết bị theo từng khâu sản xuất tại VTV9

Khâu sản xuất Tỷ lệ số hóa thiết bị

Khâu tiền kỳ 80%

Hậu kỳ 75%

Phát sóng Trên 70% Các công đoạn khác nhƣ: thu thập thông

tin, quản lý thông tin, kiểm duyệt…

<45%

Nhƣ vậy có thể thấy, tới năm 2012, việc thực hiện số hóa các công đoạn trong công nghệ truyền hình của VTV9 hiện nay ở mức thấp, trong đó có các khâu rất quan trọng nhƣ quản lý thông tin bao gồm: chuyển đổi các nội dung tƣơng tự đã có sang số, lƣu trữ các sản phẩm, trung tâm dữ liệu truyền hình … có tỷ lệ số hóa thấp (dƣới 45%). Trong khi đó, các khâu nhƣ tiền kỳ, hậu kỳ do

nhận đƣợc sự đầu tƣ máy móc mới trong suốt thời gian vừa qua nên đạt đƣợc tỷ lệ 80% và 75%.

Đối với tỷ lệ phát sóng đƣợc số hóa trên 70% thì đây chỉ là xét trên thiết bị phát sóng hỗ trợ số hóa mà thôi. Biểu đồ 2.2 cho thấy tỷ lệ truyền hình của VTV đƣợc ngƣời dùng sử dụng thông qua các hình thức phát sóng.

Biểu đồ 2.2: Hình thức phát sóng truyền hình

Từ biểu đồ trên cho thấy, phần lớn ngƣời dân vẫn sử dụng kênh analog miễn phí truyền thống để xem các chƣơng trình truyền hình của Đài VTV. Lý do đƣợc đƣa ra là do hầu hết ngƣời dân hiện nay vẫn trung thành với truyền hình analog, nhất là các thiết bị phát hình ngày nay hỗ trợ dạng truyền thống này là phổ biến. Tiếp theo sau có thể kể đến truyền hình số trả tiền với các kênh phát sóng qua truyền hình vệ tinh, truyền hình số mặt đất. Mặc dù đƣợc đầu tƣ rất lớn cho các hình thức truyền hình số này nhƣng tỷ lệ ngƣời xem vẫn không thể cao đƣợc và có dấu hiệu bão hòa trong 2 năm gần đây. Điều này đƣợc lý giải cho việc ngƣời dân ngại bỏ tiền cho việc mua sắm set top box. Còn các hình thức khác nhƣ Internet TV, Mobile TV chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhƣng có xu hƣớng tăng dần.

Qua đó có thể thấy, mặc dù đạt đƣợc đến 70% phát sóng là số hóa, nhƣng thật sự ngƣời dân vẫn dùng truyền hình phủ sóng mặt đất analog vẫn chiếm tỷ lệ cao với trên 50%. Thêm vào đó, việc chƣa thể xây dựng đƣợc trung tâm thông tin số truyền hình cũng gây trở ngại rất lớn cho công tác số hóa hoàn toàn truyền hình của VTV9 khi mà nội dung vẫn phải lƣu trữ bằng analog.

2.3.2 Định hƣớng số hóa trong giai đoạn từ nay đến 2020

Đến năm 2020 phấn đấu hình thành dây chuyền sản xuất chƣơng trình công nghệ số 100%, từ thu nhận, xử lý tới truyền dẫn phát sóng và lƣu trữ chƣơng trình trên cơ sở các công nghệ mới.

Công tác sản xuất chƣơng trình

- Xây dựng dây chuyền sản xuất chƣơng trình công nghệ số thống nhất, chuẩn hóa không còn sử dụng băng từ, dựa trên file. Thực hiện sản xuất, dựng, trao đổi và duyệt tin bài qua mạng IT cho toàn bộ hoạt động sản xuất của Đài và các đơn vị trực thuộc.

- Thực hiện số hóa lƣu trữ, quản lý tƣ liệu truyền hình tại Đài Truyền hình Việt Nam và tại các trung tâm khu vực. Xây dựng các hệ thống quản lý, kết nối giữa Đài và các Trung tâm phục vụ yêu cầu sản xuất và đáp ứng nhu cầu kinh doanh (bán hoặc trao đổi tƣ liệu với các đối tác có nhu cầu).

Trong đó, đối với trung tâm VTV tại TPHCM thì chi tiết đƣợc đặt ra chia là 2 giai đoạn:

2011 – 2015: Giai đoạn chuyển đổi dần sang số hóa, trong giai đoạn này sẽ tồn tại đồng thời cả hai hình thức tƣơng tự và số hóa. Xây dựng trung tâm lƣu trữ dữ liệu truyền hình và kết nới với trung tâm tại Giảng Võ.

2015 – 2020: Chuyển đổi hoàn toàn sang số, hoàn chỉnh công tác chuyển đổi các nội dung tƣơng tự hiện có sang số. Kết nối hoàn toàn các công tác quản lý và xây dựng chƣơng trình dựa trên nề công nghệ thông tin.

+ Từ nay đến năm 2020, duy trì song song mạng máy phát tƣơng tự, kết hợp với phát triển mạng máy phát số mặt đất tại TPHCM nói riêng và cả nƣớc nói chung.

+ Đối với các chƣơng trình truyền hình trực tiếp:

* Hoàn thiện hệ thống truyền dẫn chƣơng trình truyền hình trực tiếp, hệ thống mạng trao đổi chƣơng trình trong nƣớc và quốc tế.

* Kết hợp truyền dẫn qua cáp quang (hoặc mạng internet băng rộng), máy phát vệ tinh lƣu động và vi ba.

+ Tăng mạnh xây dựng chƣơng trình trên hệ thống truyền hình di động (MobileTV).

+ Hệ thống IPTV và truyền hình internet: Đẩy mạnh việc phát triển IPTV, truyền hình internet trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế để tạo thêm cơ hội thu xem cho khán giả, phù hợp với xu thế hội tụ các dịch vụ trên mạng viễn thông. Phát triển theo nhu cầu và sự tiến bộ về công nghệ truyền dẫn phát sóng công nghệ mới (3G, 4G, v.v...). Ứng dụng các dịch vụ khác nhƣ hội nghị truyền hình,.. trong hệ thống TDPS chung của Đài THVN.

Đối với yêu cầu lựa chọn công nghệ:

- Tiếp tục sử dụng các tiêu chuẩn DVB và các phiên bản tiếp theo cho hệ thống truyền dẫn phát sóng, đồng thời kết hợp với sử dụng các công nghệ truyền dẫn phát sóng mới có hiệu quả cao:

+ Sử dụng chuẩn nén MPEG cho truyền dẫn và phát sóng số; đến 2020 sẽ sử dụng toàn bộ chuẩn nén MPEG-4 AVC và các phiên bản tiếp theo.

+ Phát sóng mặt đất: Duy trì hệ thống tƣơng tự hiện có, đồng thời chuyển đổi sang phát sóng số tiêu chuẩn DVB-T (và các phiên bản tiếp theo) phù hợp quy hoạch TDPS đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

+ Phát sóng vệ tinh: Duy trì DVB-S và chuyển dần sang DVB-S2.

+ Phát sóng trên mạng cáp hữu tuyến: Duy trì mạng cáp tƣơng tự hiện có, đến 2020 sẽ số hóa hoàn toàn, và sử dụng tiêu chuẩn DVB-C2 cho mạng cáp số.

- Xây dựng hạ tầng TDPS đồng bộ, hiện đại, thống nhất, quản lý trực tiếp để phát sóng các chƣơng trình phục vụ nhiệm vụ chính trị cũng nhƣ các chƣơng trình giải trí, các chƣơng trình trả tiền, phủ sóng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Sẵn sàng đáp ứng nhu cầu truyền dẫn phát sóng của các Đài PTTH địa phƣơng và các đơn vị khác.

- Phát triển hạ tầng TDPS đáp ứng yêu cầu hội tụ về công nghệ và dịch vụ. Đẩy nhanh quá trình số hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên tần số.

- Tham gia thị trƣờng TDPS với các doanh nghiệp của Đài Truyền hình Việt Nam hoặc các doanh nghiệp do Đài Truyền hình Việt Nam nắm cổ phần chi phối, đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả.

- Đến 2020, phủ sóng mạng cáp số đến 100% hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của VTV9 theo hướng số hóa công nghệ truyền hình 002 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)