Mối quan hệ giữa nhân lực KH&CN và số hóa công nghệ truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của VTV9 theo hướng số hóa công nghệ truyền hình 002 (Trang 31 - 33)

9. Kết cấu của Luận văn

1.7 Mối quan hệ giữa nhân lực KH&CN và số hóa công nghệ truyền hình

Khi chuyển công nghệ sản xuất và phát sóng truyền hình từ tƣơng tự sang kỹ thuật số thì nguồn nhân lực KH&CN theo các chức năng đã đƣợc nhận dạng ở trên sẽ có sự thay đổi rất lớn.

- Các kỹ sƣ nghiên cứu ứng dụng phải đƣợc đào tạo lại từ lý thuyết đến thực hành, thậm chí nhiều vị trí phải thay thế và tuyển mới.

- Các phóng viên, biên tập viên thực hiện các chƣơng trình khoa học và giáo dục phải nghiên cứu những tiến bộ của số hóa công nghệ truyền hình nhƣ: công nghệ xử lý hình ảnh, đồ họa 2D, 3D, thiết bị bắn chữ, kỹ xảo … để thay đổi hình thức thể hiện các đề tài khoa học, công trình khoa học, các phát minh, sáng chế … trong các chƣơng trình phổ biến kiến thức.

- Lực lƣợng giảng dạy KH&CN trong lĩnh vực truyền hình phải thay đổi gần nhƣ toàn bộ giáo trình đào tạo để đáp ứng những kỹ năng tác nghiệp theo công nghệ số.

- Những ngƣời làm công tác quản lý KH&CN trong lĩnh vực truyền hình cũng phải thay đổi hình thức quản lý bằng bảng phân công, ký các loại giấy tờ ở văn phòng, kiểm duyệt chƣơng trình bằng các thiết bị chuyên dụng. Thay vào đó, việc phân công, kiểm soát và kiểm duyệt chƣơng trình đều đƣợc thực hiện qua mạng nội bộ, đồng thời công việc đƣợc giải quyết một cách trôi chảy dù ngƣời quản lý đang ở trong nƣớc hay đi nƣớc ngoài.

- Các kỹ thuật viên trực tiếp khai thác thiết bị vừa phải đào tạo lại căn bản, vừa phải tham gia các lớp chuyển giao khai thác từng loại thiết bị. Nhiều vị trí sẽ bị thay thế và đƣợc bổ sung bởi lực lƣợng đã đƣợc đào tạo từ nền tảng công nghệ số.

- Kỹ thuật viên quản trị mạng không còn là mạng văn phòng, mà phải tiếp cận các phần mềm, công nghệ để vận hành mạng truyền dữ liệu âm thanh- hình ảnh, hệ thống kiểm duyệt và phát sóng chƣơng trình bằng file dữ liệu, hệ thống bảo mật trong trao đổi và sản xuất chƣơng trình …

- Các đạo diễn, quay phim, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên phải đƣợc đào tạo dƣới dạng chuyển giao sử dụng các thiết bị để ứng dụng vào quy trình sản xuất chƣơng trình theo công nghệ số.

Rõ ràng, ngoài những đặc trƣng chung nhƣ: lao động trí tuệ, đầy sức sáng tạo, tạo ra thông tin mới …, nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực truyền hình có đặc điểm nổi bật là phụ thuộc rất lớn vào thiết bị và công nghệ. Không những chuẩn công nghệ thay đổi, mà cả khi các thế hệ thiết bị thay đổi cũng sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực KH&CN trên lĩnh vực truyền hình phải thay đổi theo. Đây là tác động của số hóa công nghệ truyền hình đến nguồn nhân lực KH&CN.

Tổng kết chƣơng 1

Bằng việc phân tích các lý luận về nhân lực KH&CN, các phân loại về công nghệ truyền hình số và chuyên môn hóa, có thể thấy khi chuyển từ công nghệ tƣơng tự sang công nghệ số sẽ kéo theo sự thay đổi nhân lực làm truyền hình. Chính điều này dẫn đến bài toán xây dựng nhân lực truyền hình theo hƣớng số hóa phải đƣợc thực hiện một cách bài bản, có lộ trình rõ ràng. Hiện nay, theo kế hoạch của chính phủ và lộ trình từ các Đài trong đó có VTV là đến năm 2020 phải tiến hành số hóa hoàn toàn truyền hình. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá và xây dựng các giải pháp cho việc phát triển nhân lực trong giai đoạn số hóa công nghệ truyền hình tại Việt Nam nói chung, trong đó có VTV và VTV9 nói riêng phải gấp rút đƣợc thực hiện.

CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KH&CN THEO XU HƢỚNG SỐ

HÓA CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ của VTV9 theo hướng số hóa công nghệ truyền hình 002 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)