Trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân, hoạt động tín dụng, ngân hàng có vai trò rất quan trọng, nó có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, góp phần tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên, sau khi tái lập tỉnh, hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn Vĩnh Phúc còn gặp nhiều khó khăn. Công tác huy động vốn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt thấp.
Xuất phát từ nhận thức cũng nhƣ thực trạng trên, ngay sau khi tái lập tỉnh, Đảng bộ chủ trƣơng chuyển mạnh hoạt động tiền tệ ngân hàng cho phù hợp với cơ chế thị trƣờng, đa dạng hoá các loại hình tổ chức tín dụng, đẩy mạnh huy động vốn và cho vay có hiệu quả. Để thực hiện đƣợc chủ trƣơng trên, Đảng bộ chỉ rõ một mặt cần tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động các ngân hàng thƣơng mại, cải tiến trình độ công nghệ, đảm bảo hiện đại hoá - quốc tế hoá hoạt động ngân hàng. Mặt khác tiến hành
mở rộng các hình thức thanh toán nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chu chuyển vốn; từng bƣớc mở rộng quỹ tín dụng nhân dân theo phƣơng châm tích cực, vững chắc, an toàn, hiệu quả. Đồng thời, phải tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong ngành ngân hàng. Bằng những biện pháp trên nên trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, hoạt động tín dụng, ngân hàng bƣớc đầu đã đạt đƣợc một số kết quả quan trọng. Tổng vốn huy động ƣớc đạt 264 tỷ đồng, tăng trên 38% so với thời điểm trƣớc khi tái lập tỉnh. Hoạt động cho vay nền kinh tế của ngành ngân hàng có hiệu quả, qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn. Tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế ƣớc đạt 452 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 55% tổng số vốn đầu tƣ trong tỉnh.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng, ngân hàng còn một số yếu kém: nguồn vốn huy động còn hạn hẹp, quy mô ngân hàng nhỏ bé. Do đó, trong năm 1998, Tỉnh uỷ chỉ đạo ngành ngân hàng chủ động chuẩn bị các điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mở tài khoản trên địa bàn nhằm tận thu các nguồn ngoại tệ, mở thêm các điểm thu, cải tiến hình thức huy động vốn linh hoạt hơn; tiến hành chuyển đổi và đăng ký kinh doanh các quỹ tín dụng nhân dân theo luật hợp tác xã.
Từ chủ trƣơng và cách làm đúng đắn trên, hoạt động tín dụng đã đạt đƣợc những kết quả to lớn. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 800 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 1997 [39; 8]. Trong cơ cấu cho vay, đã tập trung cho vay trung và dài hạn nên tổng dƣ nợ đạt trên 700 tỷ đồng, tăng gần 70% so với năm 1997. Bên cạnh đó, đã tiến hành chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo luật hợp tác xã cho 38 quỹ tín dụng nhân dân.
Quán triệt tinh thần Chỉ thị số 33/CT-TW (5-1998) của Bộ Chính trị về việc tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ngân hàng, trên cơ sở thực tiễn hoạt động của Ban Cán sự Đảng chi nhánh Ngân hàng Nhà
nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 28-8-1998, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ ra Thông tri số 16/TT- TU về việc tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ngân hàng. Theo đó, Thƣờng trực Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng trong các ngân hàng triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ:
“1- Nêu cao vai trò của tổ chức Đảng trong ngành ngân hàng, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành công nghiệp hoá, nhằm làm lành mạnh hoá các hoạt động ngân hàng, đáp ứng sự đòi hỏi của sự nghiệp hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh.
2- Định kỳ hàng quý các Huyện, Thị uỷ nghe chi nhánh ngân hàng thƣơng mại các huyện, thị báo cáo kết quả hoạt động trong quý, căn cứ vào đó mà cấp uỷ Đảng kịp thời có ý kiến chỉ đạo, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế của địa phƣơng mình ngày càng tốt hơn.
3- Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự Đảng chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc, Đảng uỷ các ngân hàng thƣơng mại, nghiên cứu đề xuất với Thƣờng vụ Tỉnh uỷ về phƣơng án tổ chức Đảng uỷ khối ngân hàng, trực thuộc Tỉnh uỷ cho phù hợp với hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng” [55; 1].
Trên cơ sở nội dung của Thông tri, Tỉnh uỷ một mặt chỉ đạo Ban Cán sự Đảng chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, cấp uỷ Đảng trong các ngân hàng phải quán triệt quan điểm, chủ trƣơng phát triển hoạt động tín dụng, ngân hàng của Đảng vào định hƣớng phát triển của các ngân hàng. Mặt khác, Tỉnh uỷ chỉ đạo đảng bộ các huyện, thị bám sát hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Vì vậy, hoạt động của ngành ngân hàng trên địa bàn đã thực sự gắn chặt với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vai trò của tổ chức Đảng trong các ngân hàng đƣợc nâng cao.
Sau 2 năm tái lập, nền kinh tế Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ, các dự án đầu tƣ trên địa bàn tăng mạnh, nhu cầu về vốn ngày càng lớn. Trƣớc thực trạng đó, trong 2 năm (1999-2000), Tỉnh uỷ chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung: “Tăng cƣờng huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cƣ, tranh thủ vốn đầu tƣ của các dự án và tín dụng quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển kinh tế... Nâng cao vai trò trách nhiệm của ngân hàng trong việc thẩm định dự án, đảm bảo đồng vốn cho vay phải đƣợc sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả” [39; 22]. Vì vậy, chỉ tính riêng năm 2000, nguồn vốn huy động đã đạt 760 tỷ đồng; tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.110 tỷ đồng, tăng 58,2% so với năm 1998. Đến năm 2000, trên địa bàn tỉnh có 30 quỹ tín dụng nhân dân với tổng nguồn vốn hoạt động đạt 74 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động đạt 53 tỷ đồng.
* Sự phát triển của nguồn vốn trong những năm 1997-2000: Năm Nguồn vốn huy động
(tỷ đồng)
Tăng so với kế hoạch (%)
1997 264 38,2
1998 800 90,8
1999 560 55,3
2000 760 19,87
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Tỉnh uỷ từ năm 1997-2000)
Nhƣ vậy, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, vƣợt qua những khó khăn, thách thức của một tỉnh mới đƣợc tái lập: đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa mới, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, đặc biệt là điểm xuất phát kinh tế thấp, các ngành kinh tế dịch vụ trên địa bàn Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Hoạt động thƣơng mại diễn ra sôi động, hàng hoá
đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhu cầu tiêu thụ và lƣu thông hàng hoá của các doanh nghiệp trên địa bàn; công tác xuất khẩu có bƣớc tiến đáng kể, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho tỉnh. Chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ doanh thu của ngành du lịch tăng đều qua các năm, đóng góp một phần quan trọng vào ngân sách của tỉnh. Dịch vụ bƣu chính - viễn thông bƣớc đầu đã đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Hoạt động tín dụng, ngân hàng đã thực hiện tốt chức năng huy động vốn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Những kết quả đạt đƣợc trong xây dựng và phát triển kinh tế dịch vụ giai đoạn 1997-2000 đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh, đồng thời đây sẽ là những tiền đề quan trọng để Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế nói chung, kinh tế dịch vụ nói riêng trong kế hoạch 5 năm (2001-2005).
Chương 2