DỊCH VỤ CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
Kết thúc kế hoạch 5 năm (1996-2000), đất nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Trong đó nổi bậy là nông nghiệp đã có sự phát triển liên tục,
xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản năm 2000 đạt 4,3 tỷ USD, tăng gấp 1,7 lần so với năm 1995. Nhịp độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp hằng năm đạt 13,5%, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng nhanh, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ hiện đại đƣợc hình thành.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhƣng các ngành dịch vụ vẫn tiếp tục phát triển, góp phần tích cực cho tăng trƣởng kinh tế và phục vụ đời sống của nhân dân. Giá trị các ngành dịch vụ bình quân tăng 6,8%/năm. Thƣơng mại phát triển khá, bảo đảm lƣu chuyển, cung ứng vật tƣ, hàng hoá trong cả nƣớc và trên từng vùng. Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 51,6 tỷ USD, tăng bình quân hàng năm trên 21%. Du lịch phát triển đa dạng, phong phú, chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng lên. Dịch vụ cung ứng điện và bƣu chính viễn thông về cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân. Các dịch vụ tín dụng ngân hàng đƣợc mở rộng, đảm bảo nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, những thành tựu đạt đƣợc vẫn còn thấp so với tiềm năng và khả năng phát triển của tỉnh. Chất lƣợng và hiệu quả phát triển kinh tế còn thấp, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chƣa đủ sức cạnh tranh. Cơ chế, chính sách về thị trƣờng tài chính, tiền tệ chƣa đồng bộ.
Trong bối cảnh đó của nền kinh tế cả nƣớc, trên cơ sở định hƣớng phát triển các ngành kinh tế nói chung, kinh tế dịch vụ nói riêng đƣợc Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng đề ra, trong 5 năm (2001-2005), Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã lãnh đạo quá trình xây dựng và phát triển các ngành kinh tế dịch vụ đạt đƣợc những thành tựu quan trọng.
2.2.1. Về xây dựng và phát triển ngành thƣơng mại
Để góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển thƣơng mại. Phƣơng hƣớng phát triển ngành thƣơng mại đƣợc Đại hội xác định là: “Nâng cao năng lực và chất lƣợng hoạt động để mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Hình thành các trung tâm thƣơng mại lớn, các chợ nông thôn, nhất là miền núi; tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản… Nhà nƣớc, các hiệp hội, các doanh nghiệp phối hợp tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm Việt Nam” [17; 179].
Quán triệt phƣơng hƣớng phát triển của Đảng, trong năm 2001, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã đƣa ra phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại: củng cố và mở rộng thị trƣờng, phát triển các chợ, các trung tâm thƣơng mại nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngƣời tiêu dùng; tạo môi trƣờng quản lý phù hợp thúc đẩy việc giao lƣu hàng hoá. Trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, hoạt động thƣơng mại đã thu đƣợc những kết quả quan trọng, lƣu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, hàng hoá đa dạng, phong phú đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ trong năm ƣớc đạt 2.207,3 tỷ đồng, tăng 3,48% so với cùng kỳ; chỉ số giá bình quân tăng 0,97% so với năm 2000.
Nhằm tạo ra bƣớc đột phá trong công tác xuất khẩu, từ đó tạo ra bƣớc chuyển biến mạnh trong hoạt động thƣơng mại, trong năm 2002, công tác xuất khẩu đƣợc Tỉnh uỷ xác định là một trong những trọng tâm công tác lớn trong năm với nhiệm vụ: “Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu và tham gia xuất khẩu trực tiếp” [42; 7]. Do làm tốt công tác mở rộng thị trƣờng, nhiều
doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu không qua trung gian nên năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt 31,95 triệu USD, tăng 14,9% so với năm 2001. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là chè, hàng may mặc.
Tuy nhiên, trong năm 2002, hoạt động thƣơng mại trên địa bàn vẫn còn một số tồn tại, môi trƣờng kinh doanh trên địa bàn đã có sự thông thoáng nhƣng chƣa tạo ra đƣợc điều kiện tốt nhất để thúc đẩy sản xuất và giao lƣu hàng hoá, thị trƣờng xuất khẩu nông sản không ổn định. Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, năm 2003, Tỉnh uỷ tập trung chỉ đạo phát triển các trung tâm thƣơng mại ở địa bàn Vĩnh Yên, Mê Linh, Thổ Tang và các thị tứ, thị trấn nhằm thúc đẩy sản xuất và lƣu thông hàng hoá; tạo môi trƣờng kinh doanh thông thoáng thúc đẩy các loại hình dịch vụ và giao lƣu buôn bán; đẩy mạnh công tác xuất khẩu, tìm kiếm thị trƣờng xuất khẩu cho hàng nông sản. Năm 2003, hoạt động thƣơng mại tiếp tục phát triển, hàng hoá trên thị trƣờng phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 2.570,7 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2002. Kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất so với các năm trƣớc, đạt 83,86 triệu USD, tăng 155,73% so với năm 2002, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm 59,86% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu ƣớc đạt 326,17 triệu USD, tăng 22,6% so với năm trƣớc [43; 5]. Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vật tƣ phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Một thực tế đặt ra không chỉ riêng với hoạt động thƣơng mại của Vĩnh Phúc là khi hoạt động thƣơng mại diễn ra mạnh mẽ, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia thì hoạt động của thị trƣờng diễn ra nhiều lúc, nhiều nơi thiếu lành mạnh, nhiều hoạt động tiêu cực xẩy ra, ảnh hƣởng xấu đến thị trƣờng. Nhận thức rõ nguy cơ cũng nhƣ thực trạng đó, Ban Thƣờng
vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh “phải tăng cƣờng công tác quản lý thị trƣờng, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại, tích cực kiểm tra các đơn vị tham gia kinh doanh hàng hoá, xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm” [28; 18]. Triển khai thực hiện biện pháp trên, chỉ trong năm 2004, ngành quản lý thị trƣờng tỉnh đã tiến hành kiểm tra 2.056 lƣợt vụ, phát hiện và xử lý 240 vụ vi phạm, phạt và tịch thu hàng hoá nộp ngân sách Nhà nƣớc 465 triệu đồng. Công tác kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại đƣợc thực hiện có hiệu quả, không chỉ làm lành mạnh hoạt động thƣơng mại trên địa bàn tỉnh mà còn tạo ra điều kiện, môi trƣờng thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tƣ kinh doanh thƣơng mại, sản xuất hàng xuất khẩu.
Thực hiện chủ trƣơng của Tỉnh uỷ về thu hút đầu tƣ từ các thành phần kinh tế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng trên 33% so với năm trƣớc, trong năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đạt 142, 96 triệu USD, tăng 59,6% so với năm 2003. Đặc biệt, kim ngạch hàng nhập khẩu tăng mạnh, đáp ứng đƣợc nhu cầu về máy móc, nguyên liệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, do cơ chế chính sách về xuất nhập khẩu chƣa đƣợc phổ biến sâu rộng nên chƣa tạo đƣợc điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, việc tổ chức điều hành mạng lƣới kinh doanh xuất nhập khẩu cũng nhƣ thị trƣờng còn lúng túng, chƣa có một chiến lƣợc cụ thể và sát thực để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nƣớc.
Do đó, bƣớc vào năm 2005, Đảng bộ tỉnh xác định trọng tâm trong công tác chỉ đạo hoạt động thƣơng mại là tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại, đẩy mạnh tìm kiếm thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Trong hoạt động xuất khẩu, một mặt Tỉnh uỷ chỉ đạo
tiếp tục giữ vững các thị trƣờng truyền thống, mặt khác chủ trƣơng đẩy mạnh tìm kiếm thị trƣờng mới, coi đây là hƣớng đột phá nhằm thúc đẩy tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nói chung, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói riêng. Bằng hƣớng đi đúng đắn đó, tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm đã đạt 185 triệu USD, vƣợt chỉ tiêu kế hoạch năm cũng nhƣ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005) do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 470 triệu USD, tăng 19,4% so với năm 2004. Trong năm 2005, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt trên 3.693 tỷ đồng, đạt 120% kế hoạch, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, tiêu thụ hàng hoá của các đơn vị sản xuất đƣợc đáp ứng tốt.
* Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong những năm 2001-2005:
Năm
Giá trị kim ngạch xuất khẩu (triệu