Từ việc phân tích các chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ Vĩnh Phúc về qúa trình lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 và thực tiễn sự phát triển của các ngành kinh tế dịch vụ trong những năm 1997-2005, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau:
Trước hết: trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế dịch vụ cần nắm vững lợi thế của tỉnh để đề ra các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế dịch vụ phù hợp.
Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Đảng ta luôn chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển kinh tế dịch vụ. Quán triệt chủ trƣơng đó, trong quá trình lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ tại địa phƣơng, Đảng bộ Vĩnh Phúc luôn vận dụng sáng tạo đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc. Trên cơ sở tình hình, đặc điểm cụ thể của tỉnh, căn cứ vào đƣờng lối phát triển kinh tế dịch vụ của Trung ƣơng, trong quá trình chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh luôn tiến hành điều tra cơ bản,
nắm bắt và xử lý thông tin về thực trạng kinh tế dịch vụ tại địa phƣơng, nắm bắt thời cơ, từ đó đƣa ra những biện pháp phát triển kinh tế dịch vụ sát hợp với tình hình địa phƣơng. Đây chính là nhân tố quyết định mọi thành tựu về xây dựng và phát triển kinh tế dịch vụ của Vĩnh Phúc trong những năm 1997-2005.
Ngay sau khi tái lập tỉnh, từ việc xác định Vĩnh Phúc có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế dịch vụ: gần thủ đô Hà Nội và sân bay Quốc tế Nội Bài, đƣợc Chính phủ xác định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có nhiều danh lam thắng cảnh, giao thông thuận tiện, Đảng bộ Vĩnh Phúc chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế dịch vụ, từ đó thúc đẩy cả nền kinh tế, xã hội cùng phát triển. Từ một tỉnh nghèo, thuần nông sau tái lập, chủ trƣơng phát triển ngành du lịch nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đƣa nhiệm vụ phát triển các khu du lịch tập trung vào thành một trong 10 chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của cả một nhiệm kỳ đại hội (2001-2005); chủ trƣơng phát triển dịch vụ bƣu chính - viễn thông đi thẳng vào kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhằm nhanh chóng hoàn thành sứ mệnh “đi tắt đón đầu”; chủ trƣơng khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng mại,… là những minh chứng điển hình cho tinh thần chủ động, sáng tạo của Đảng bộ Vĩnh Phúc trong quán triệt, cụ thể hoá đƣờng lối của Đảng vào thực tiễn địa phƣơng. Đây là bài học kinh nghiệm có ý nghĩa bao trùm, chi phối đến những bài học kinh nghiệm khác, đƣợc tổng kết qua quá trình lãnh đạo của Đảng bộ từ khi tái lập tỉnh.
Thứ hai: trong lãnh đạo phải coi phát triển kinh tế dịch vụ là “đòn bẩy” thúc đẩy cả nền kinh tế, sự nghiệp văn hoá - xã hội phát triển; phải kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế dịch vụ với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Các ngành kinh tế dịch vụ có chức năng là “đòn bẩy kinh tế”, thúc đẩy cả nền kinh tế, sự nghiệp văn hoá - xã hội phát triển. Nếu kinh tế dịch vụ phát triển mạnh sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy tất cả các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội cùng phát triển. Nhận thức rõ điều đó, ngay sau khi tỉnh đƣợc tái lập, trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng Đảng bộ Vĩnh Phúc đã quán triệt: cùng với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phải tập trung phát triển các ngành dịch vụ. Từ đó tạo ra động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác, lĩnh vực xã hội phát triển. Qua 9 năm phát triển của các ngành kinh tế dịch vụ cho thấy lĩnh vực kinh tế dịch vụ của Vĩnh Phúc không chỉ góp phần vào việc hoàn thành thắng lợi các kế hoạch kinh tế - xã hội bằng những thành tựu đạt đƣợc mà chính từ những thành tựu đó đã tạo ra tiền đề thúc đẩy các ngành kinh tế khác, các lĩnh vực xã hội phát triển.
Trong những năm 1997-2005, nhờ hoạt động thƣơng mại diễn ra sôi động, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ, luân chuyển hàng hoá của các đơn vị sản xuất - kinh doanh nên đã kích thích các ngành sản xuất phát triển. Dịch vụ bƣu chính - viễn thông đƣợc đầu tƣ trang thiết bị ngày càng hiện đại là cơ sở hạ tầng quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế, sự nghiệp văn hoá - xã hội phát triển. Do các ngân hàng, quỹ tín dụng làm tốt công tác huy động vốn nên đã cung cấp đủ nguồn vốn phục vụ các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, qua đó đẩy nhanh việc hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị tại địa phƣơng.
Để có thể phát huy tốt chức năng là “đòn bẩy” thúc đẩy cả nền kinh tế, xã hội phát triển của ngành kinh tế dịch vụ, Đảng bộ Vĩnh Phúc luôn xác định nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ phải luôn gắn với việc thực hiện các chƣơng trình kinh tế - xã hội. Vì vậy, với dịch vụ tín
dụng ngân hàng, Tỉnh uỷ chỉ đạo phải luôn bám sát chƣơng trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, chƣơng trình giải quyết việc làm cho ngƣời lao động để cho vay vốn; hoạt động thƣơng mại đã tập trung xây dựng mạng lƣới chợ ở nông thôn, từ đó góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn; dịch vụ bƣu chính - viễn thông luôn gắn chặt với chƣơng trình phát triển các khu, điểm công nghiệp, chƣơng trình xây dựng và phát triển các khu đô thị lớn, chƣơng trình xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ…
Thứ ba: phải chú trọng việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
phục vụ phát triển kinh tế dịch vụ.
Nói đến phát triển kinh tế dịch vụ không thể không nói đến các yếu tố cơ sở vật chật - kỹ thuật. Có thể khẳng định, cơ sở vật chất - kỹ thuật là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của các ngành kinh tế dich vụ. Nếu cơ sở vật chất - kỹ thuật đƣợc đáp ứng tốt sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế dịch vụ phát triển. Nhận thức rõ điều đó, trong những năm 1997-2005, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc luôn xác định công tác lãnh đạo xây dựng cơ sở vât chất - kỹ thuật là một nội dung quan trọng trong lãnh đạo phát triển kinh tế dịch vụ. Những nhiệm vụ trọng tâm đƣợc Tỉnh uỷ xác định là chỉ đạo công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch, đầu tƣ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại cho ngành bƣu chính - viễn thông, xây dựng mang lƣới chợ ở nông thôn, siêu thị ở các đô thị. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣ cơ sở hạ tầng các khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên, Đầm Vạc, Đại Lải; công trình tách số, số hoá mạng viễn thông, đƣa mạng cáp quang đến huyện, xây dựng mạng lƣới điểm bƣu điện văn hoá xã; phát triển chợ ở các thị tứ…
Để có đủ nguồn vốn, một mặt Đảng bộ chỉ đạo ƣu tiên nguồn vốn ngân sách, mặt khác thực hiện phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng
làm”, “chính quyền và dân cùng lo” trong đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế dịch vụ. Hơn nữa, công tác chỉ đạo xây dựng cơ sở - vật chất đƣợc thực hiện tốt. Do làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật nên chỉ sau 8 năm tái lập tỉnh, hoạt động kinh tế dịch vụ trên địa bàn vĩnh Phúc đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phƣơng.
Thứ tư: phải tạo điều kiện thuận lợi để thu hút tất cả các thành
phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế dịch vụ.
Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo nên những thành tựu trong 20 năm đổi mới của đất nƣớc ta là chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đƣợc Đảng ta đề ra và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Thực tế tình hình phát triển kinh tế, trong đó có các ngành kinh tế dịch vụ ở Vĩnh Phúc trong những năm 1997-2005 là một minh chứng góp phần khẳng định tính đúng đắn của chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng. Quán triệt sâu sắc chủ trƣơng của Đảng, trong lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ, Đảng bộ Vĩnh Phúc luôn chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế dịch vụ.
Thực tế phát triển kinh tế dịch vụ Vĩnh Phúc từ sau khi tái lập tỉnh cho thấy, không chỉ có thành phần kinh tế quốc doanh mà còn có các thành phần kinh tế khác nhƣ kinh tế tƣ nhân, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, kinh tế tập thể tham gia kinh doanh dịch vụ. Chính vì thu hút đƣợc sự đầu tƣ cuả nhiều thành phần kinh tế nên từ sau khi tái lập tỉnh, nhất là giai đoạn 2001-2005, các ngành kinh tế dịch vụ đã có bƣớc phát triển đáng kể, chất lƣợng dịch vụ không ngừng đƣợc nâng lên. Nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động thƣơng mại, kinh doanh du lịch, làm công tác xuất khẩu hàng hoá,… đã góp phần tạo ra nguồn thu ngân sách đáng kể cho tỉnh.
Thứ năm: phải thường xuyên quan tâm đào tạo, đào tạo lại để
nâng cao chất lượng cán bộ quản lý kinh tế dịch vụ.
Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ: “cán bộ là gốc của mọi công việc”, công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đƣa đến những thành tựu trong phát triển kinh tế dịch vụ ở Vĩnh Phúc những năm 1997-2005 là nhờ có đội ngũ cán bộ luôn đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra của các ngành kinh tế dịch vụ.
Một trong những khó khăn cơ bản đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển kinh tế dịch vụ nói riêng ở Vĩnh Phúc sau tái lập là thiếu một đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực. Nhận thức rõ khó khăn đó, tập thể Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ luôn quán triệt rõ: muốn tạo ra bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế dịch vụ phải tập xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ quản lý có chất lƣợng. Trong những năm 1997-2005, bằng nhiều hình thức đào tạo, nhiều nguồn vốn, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh tiến hành chỉ đạo mở nhiều lớp bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động; đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch, nhân viên quản lý khách sạn, nhà hàng; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của ngành bƣu điện... Đa số những cán bộ qua đào tạo, bồi dƣỡng đã đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của ngành kinh tế dịch vụ. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nƣớc gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành kinh tế dịch vụ của Vĩnh Phúc ngày càng có bƣớc phát triển mạnh mẽ thì bài học này càng có ý nghĩa thực tiễn to lớn.