Kinh tế dịch vụ Vĩnh Phúc trƣớc vận hội và thách thức mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 41 - 43)

mới

Sau 4 năm tái lập, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nền kinh tế Vĩnh Phúc, trong đó có ngành kinh tế dịch vụ đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, bƣớc sang giai đoạn phát triển mới, trƣớc những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng ngày một nặng nề, ngành kinh tế dịch vụ của Vĩnh Phúc cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Do tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tỉnh diễn ra rất mạnh mẽ; tình hình xã hội cũng nhƣ đời sống của nhân dân đã có những thay đổi tích cực, nên nhu cầu đòi hỏi các ngành kinh tế dịch vụ đáp ứng ngày càng tăng. Tuy nhiên, thực trạng phát triển của các ngành kinh tế dịch vụ không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chƣa đảm nhận tốt vai trò của một lĩnh vực kinh tế chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khi tỉnh Vĩnh Phúc bƣớc vào giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì yêu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn.

Trong hoạt động thƣơng mại, mạng lƣới chợ, trung tâm thƣơng mại còn ít, chƣa đáp ứng tốt nhu cầu đời sống của nhân dân, nhất là ở các xã miền núi. Với công tác xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh mỗi năm đều tăng mạnh, tuy nhiên hoạt động này còn thiếu tính ổn định do

chƣa tạo đƣợc thị trƣờng xuất khẩu ổn định, chƣa tạo ra đƣợc mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hơn nữa, việc nắm bắt thông tin về thị trƣờng, giá cả,... phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu còn hạn chế. Vì vậy, để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển của ngành thƣơng mại, định hƣớng đặt ra cho Đảng bộ, các cấp, các ngành của Vĩnh Phúc là mở rộng thị trƣờng xuất khẩu trên cơ sở tạo ra thị trƣờng ổn định, tập trung đầu tƣ nhằm tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định; phát triển các chợ, trung tâm thƣơng mại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi.

Là một tỉnh có nhiều điểm du lịch, vui chơi giải trí hấp dẫn nhƣng thực tế phát triển cũng nhƣ những kết quả đạt đƣợc sau 3 năm tái lập tỉnh cho thấy hoạt động du lịch của Vĩnh Phúc chƣa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã đề ra. Kinh doanh du lich còn nặng về khai thác tự nhiên, chƣa tạo đƣợc ấn tƣợng hấp dẫn khách du lịch. Sản phẩm du lịch chƣa có nét đặc trƣng và mang bản sắc riêng, dịch vụ du lịch còn nghèo nàn. Đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch chƣa đáp ứng yêu cầu. Nhận thức của một số cấp, ngành về hoạt động kinh doanh du lịch chƣa đầy đủ, chƣa coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng. Vì vậy, việc khắc phục những hạn chế nêu trên là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động du lịch trong việc đƣa nó thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong giai đoạn 1997-2000, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội, tổng thu ngân sách năm 2000 tăng gấp 5 lần so với năm 1997. Tuy nhiên, hoạt động tài chính, tín dụng chƣa đảm bảo đƣợc tính ổn định. Việc cho vay trung và dài hạn của các ngân hàng chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tốc độ phát triển kinh tế, một số quỹ tín dụng thua lỗ, nợ quá hạn có chiều hƣớng tăng. Do đó, trong những năm tới nhiệm vụ của hoạt động tín dụng, ngân hàng là

phải tăng cƣờng hơn nữa công tác huy động vốn cho đầu tƣ phát triển kinh tế, tăng cƣờng nguồn vốn trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, chất lƣợng dịch vụ bƣu chính chính - viễn thông chƣa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu liên lạc của nhân dân. Vấn đề đặt ra với ngành là phải tiến hành hiện đại hoá mạng thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phấn đấu đạt yêu cầu 100% số xã có điểm bƣu điện văn hoá xã, đƣa mạng cáp quang về tất cả các bƣu điện huyện.

Nhƣ vậy, kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1997- 2000, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, thực trạng phát triển đã cho thấy các ngành kinh tế dịch vụ Vĩnh Phúc vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần đƣợc khắc phục khi bƣớc vào giai đoạn phát triển tiếp theo. Để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cũng nhƣ hiệu quả phát triển kinh tế dịch vụ đòi hỏi Đảng bộ Vĩnh Phúc trong Đại hội lần thứ XIII phải tìm ra những chủ trƣơng, giải pháp phát triển đúng đắn, sáng tạo để khắc phục những yếu kém nêu trên của lĩnh vực kinh tế dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của các ngành kinh tế, văn hoá - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)