Chủ trƣơng xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ giai đoạn 2001-2005 của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 43 - 47)

2001-2005 của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc

Đất nƣớc ta sau 15 năm đổi mới đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, tạo thế và lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế không ngừng đƣợc tăng cƣờng. Bên cạnh đó, đất nƣớc có nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động. Nhân dân ta có truyền thống cách mạng kiên cƣờng. Môi trƣờng hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và xu thế đối thoại của thể giới đã và sẽ tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, đất nƣớc còn phải đối

mặt với 4 nguy cơ lớn: tụt hậu xa hơn về kinh tế, chệch hƣớng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, "diễn biến hoà bình" do các thế lực thù địch gây ra. Do đó, yêu cầu nắm bắt cơ hội, vƣợt qua thách thức, phát triển mạnh trong thời kỳ mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta.

Trong bối cảnh đó, từ ngày 19 đến ngày 22-4-2001, Đảng tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Trên cơ sở đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội đã đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2005 là: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội” [17; 28-29]

Thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW, ngày 22-5-2000 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, ngày 12-3-2001, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII đƣợc tiến hành. Đứng trƣớc những thời cơ, thuận lợi mới cũng nhƣ những thách thức không nhỏ của một thời kỳ phát triển mới, Đại hội có nhiệm vụ vạch ra con đƣờng phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm (2001-2005), trong đó có đƣờng lối, chủ trƣơng phát triển kinh tế dịch vụ.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1997-2000, đƣa ra những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội từ sau khi tái lập tỉnh, Đại hội đã đƣa ra định hƣớng phát triển kinh tế trong 5 năm (2001-2005) là: phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng, tận dụng mọi nguồn lực bên trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ƣơng, thu hút đầu tƣ của các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế. Chuyển mạnh nền kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Mục tiêu phấn đấu đƣợc xác định: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân trên 10%/năm; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 350 USD/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 40 - 45 triệu USD; cơ cấu kinh tế đến năm 2005: công nghiệp và xây dựng 46%, nông lâm nghiệp 24,5%, du lịch dịch vụ 29,5%. Để đạt đƣợc các mục tiêu nêu trên, Đại hội Đảng bộ tỉnh đã xác định hƣớng đột phá trong phát triển kinh tế những năm 2001-2005 là “đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng, lấy năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế làm mục tiêu hàng đầu” [57; 55].

Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát phát triển bốn ngành kinh tế dịch vụ mũi nhọn trong 5 năm (2001-2005).

Về hoạt động thương mại: Xây dựng phát triển các trung tâm thƣơng

mại ở địa bàn Vĩnh Yên, Mê Linh, Thổ Tang và các chợ ở thị tứ, thị trấn, đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng mạng lƣới chợ ở vùng nông thôn, miền núi trong tỉnh nhằm thúc đẩy sản xuất và lƣu thông hàng hoá trên địa bàn. Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu trực tiếp; đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thị trƣờng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Đẩy mạnh công tác xuất

khẩu lao động, coi đây là biện pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, tạo nguồn ngoại tệ cho ngân sách tỉnh.

Trong phát triển du lịch: Tập trung đầu tƣ cơ sở vật chất cho các khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải và Tây Thiên,... đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và sản phẩm du lịch. Thu hút vốn đầu tƣ, liên doanh liên kết vào các khu du lịch; đồng thời có chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai, tài chính. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch. Trong phát triển phải đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết đã đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh thông qua, phát triển theo hƣớng bền vững. Từng bƣớc đƣa du lịch Vĩnh Phúc trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo hiệu quả về kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, góp phần thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Xây dựng du lịch Vĩnh Phúc trở thành một trong những trọng điểm du lịch của quốc gia.

Với dịch vụ bưu chính - viễn thông: Tiến hành hiện đại hoá mạng thông tin, đảm bảo thông tin liện lạc thông suốt, phủ sóng điện thoại di động trên toàn tỉnh. Tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng điểm bƣu điện văn hoá xã, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trao đổi thông tin của bộ phận nhân dân ở khu vực nông thôn, miền núi. Từng bƣớc sử dụng máy vi tính, tin học trong hoạt động bƣu chính - viễn thông, trong công tác quản lý kinh tế của các cấp lãnh đạo và các cơ quan quản lý. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, đầu tƣ trang thiết bị để hiện đại hoá mạng lƣới điện thoại. Thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ đƣa báo chí đến vùng nông thôn, miền núi, đảm bảo thông tin nhanh giữa các vùng. Phấn đấu đến năm 2005, các bƣu điện huyện đều có mạng cáp quang, 100% số xã có điểm bƣu điện văn hoá xã, bình quân đạt 3 máy điện thoại/100 dân.

Hoạt động tín dụng, ngân hàng: Huy động và phát huy các nguồn lực tài chính trong dân cƣ để đầu tƣ phát triển kinh tế. Tăng tích luỹ để tạo vốn cho đầu tƣ phát triển. Tăng cƣờng hơn nữa công tác huy động vốn theo hƣớng tăng nguồn vốn trung và dài hạn. Đầu tƣ tín dụng tập trung vào các chƣơng trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; chƣơng trình phát triển công nghiệp; chƣơng trình phát triển các khu du lịch, hƣớng dẫn và giúp đỡ nhân dân sử dụng tốt nguồn vốn vay phục vụ xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Mở rộng hoạt động ngân hàng theo hƣớng phục vụ các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển các quỹ tín dụng nhân dân tại các vùng nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp - nông thôn.

Nhƣ vậy, quán triệt quan điểm, chủ trƣơng phát triển kinh tế dịch vụ của Đảng, trên cơ sở những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ một số tồn tại trong phát triển kinh tế dịch vụ trong giai đoạn 1996-2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra phƣơng hƣớng và các mục tiêu chủ yếu trong phát triển các ngành kinh tế dịch vụ giai đoạn 2001-2005. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển đó là cơ sở để Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) đề ra những chủ trƣơng, biện pháp phát triển nhằm lãnh đạo xây dựng và phát triển từng ngành kinh tế dịch vụ trong từng năm, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)