CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 115 - 118)

- Tăng cƣờng công tác quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch, tìm kiếm thị trƣờng, biên soạn và phát hành ấn phẩm để tuyên truyền về du

lịch, giới thiệu với khách du lịch về con ngƣời, cảnh quan, tài nguyên du lịch Vĩnh Phúc bằng tiếng Việt và những ngôn ngữ cần thiết. Xây dựng và phát triển rộng rãi các phim, ảnh tƣ liệu về du lịch Vĩnh Phúc. Tăng cƣờng các hoạt động giao lƣu nhằm tìm kiếm thị trƣờng, nguồn khách. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của Trung ƣơng và địa phƣơng thƣờng xuyên viết bài, phát tin quảng bá về du lịch Vĩnh Phúc.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, tạo chuyển biến nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của du lịch, từng bƣớc nâng cao dân trí trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng và tôn tạo tài nguyên du lịch, phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong hoạt động phát triển du lịch.

- Trên cơ sở qui hoạch tổng thể phát triển du lịch Vĩnh Phúc (2000- 2010), tập trung xây dựng và hoàn thành các qui hoạch chi tiết từng khu du lịch, điểm du lich. Nhất là khu du lịch tập trung: Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên; tiến tới quy hoạch các điểm Đầm Vạc - Vĩnh Yên; Đầm Và - Tiền Phong; Sáng Sơn - Lập Thạch; Thanh Lanh - Bản Long - Bình Xuyên tạo thành các hạt nhân liên kết các điểm du lịch, khu du tích, các vùng, tiểu vùng để thu hút khách du lịch và lƣu giữ khách du lịch ở Vĩnh Phúc. Từng bƣớc tiến hành nghiên cứu và qui hoạch du lịch xanh: Du lịch văn hoá lịch sử, lễ hội, du lịch sông Hồng, sông Lô,… triển khai xây dựng các dự án phát triển du lịch cụ thể từ đó làm cơ sở đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tƣ cho du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

- Có cơ chế khuyên khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, đơn vị và cá nhân trong và ngoài nƣớc đầu tƣ vào phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn. Mở rộng các hình thức hợp tác, liên doanh, tạo môi trƣờng thuận lợi cho các nhà đầu tƣ kinh doanh du lịch phát triển làm ăn lâu dài.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của du lịch dịch vụ, làm cho mọi tầng lớp nhân dân thấy rõ lợi ích của du lịch để mọi thành phần kinh tế và mọi ngƣời có ý thức tham gia đầu tƣ và làm du lịch, tao điều kiện để thúc đẩy du lịch dịch vụ phát triển.

- Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch. Tiến hành thành lập các khu du lịch và các ban quản lý khu du lịch, xây dựng quy chế về quản lý các khu du lịch: Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên.

- Nghiên cứu thành lập trung tâm xúc tiến thƣơng mại và tách thị trấn Tam Đảo thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là về du lịch dịch vụ.

- Đầu tƣ phát triển các khu du lịch có trọng điểm, trƣớc hết tập trung vào các khu du lịch Tam Đảo, Đại Lải, Tây Thiên. Chú trọng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống giao thông, mở rộng và nâng cấp chất lƣợng nƣớc sinh hoạt, bảo đảm thông tin liên lạc, vệ sinh môi trƣờng… phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng, tham quan, thể thao, vui chơi giải trí…

- Tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ của ngành du lịch đảm bảo tiêu chuẩn qui định, nhất là phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, có trình độ ngoại ngữ, tin học cần thiết, vừa đảm bảo cho yêu cầu phục vụ nhiệm vụ trƣớc mắt, vừa đảm bảo cho yêu cầu phục vụ nhiệm vụ trƣớc mắt, vừa đảm bảo lâu dài. Từng bƣớc bồi dƣỡng và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân trong các khu du lịch có nghiệp vụ, kiến thức, hiểu biết về kinh doanh du lịch.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch, dịch vụ ở các khu du lịch, điểm du lịch; chấn chỉnh kịp thời những sai phạm,

xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh ở các khu du lịch, tạo môi trƣờng du lịch hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)