TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 107 - 112)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số: 16/TT-TU Vĩnh Yên, ngày 28 tháng 8 năm 1998

THÔNG TRI

V/v tăng cƣờng lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ngân hàng

Ngày 24 tháng 8 năm 1998, Thƣờng trực Tỉnh uỷ nghe Ban cán sự Đảng chi nhánh ngân hành Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc báo cáo kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TW ngày 08 tháng 5 ănm 1998 của Bộ Chính trị về việc tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động ngân hàng. Sau khi thảo luận Thƣờng trực Tỉnh uỷ tán thành bản kế hoạch do Ban cán sự Đảng chi nhánh ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng và đánh giá. Trong thời gian qua hoạt động của ngành ngân hàng Vĩnh Phúc có bƣớc phát triển đã thực hiện xoá bao cấp chuyển sang kinh doanh, góp phần tích cực kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh, tăng cƣờng đầu tƣ tín dụng ƣu đãi phục vụ xoá đói giảm nghèo và thực hiện một số chính sách xã hội. Tuy

nhiên còn bộc lộ một số thiếu sót tồn tại là: Chƣa làm tốt chức năng kiểm soát bằng đồng tiền đối với nền kinh tế, huy động tiển gửi và cho vay tín dụng đầu tƣ còn hạn chế. Dự nợ, đặc biệt là dƣ nợ quá hạn ngày càng tăng một bộ phận cán bộ chƣa thực sự tâm huyết với ngành, chƣa đề cao trách nhiệm và đổi mới phong cách làm việc.

Để thực hiện tốt chỉ thị của Bộ Chính trị, Thƣờng trực Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng làm tốt một số việc sau:

1- Nêu cao vai trò của tổ chức Đảng trong ngành ngân hàng, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, nhằm làm lành mạnh các hoạt động ngân hàng, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2- Định kỳ hàng quý, các huyện, thị uỷ nghe chi nhánh ngân hàng thƣơng mại các huyện, thị báo cáo kết quả hoạt động trong quý, căn cứ vào đó mà cấp uỷ kịp thời có ý kiến chỉ đạo nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế của địa phƣơng mình ngày càng tốt hơn.

3- Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với Ban cán sự Đảng chi nhánh ngân hàng Nhà nƣớc, Đảng uỷ các ngân hàng thƣơng mại, nghiên cứu đề xuất với Thƣờng vụ về phƣơng án tổ chức Đảng uỷ khối ngân hàng, trực thuộc Tỉnh uỷ cho phù hợp với hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

Thông tri này đƣợc phổ biến rộng rãi đến các huyện, thị uỷ, Đảng uỷ các ngân hàng thƣơng mại, Chi, Đảng bộ quỹ tín dụng nhân dân, tất cả các đảng viên trong ngành ngân hàng và các ngành có liên quan để thực hiện.

T/M BAN THƢỜNG VỤ PHÓ BÍ THƢ (Đã ký)

Nguồn: Tập chỉ thị, nghị quyết, thông tri của Ban Chấp hành Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Lƣu tại Văn phòng Tỉnh uỷ

PHỤ LỤC 8

TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số: 03-TTr/TU Vĩnh Yên, ngày 01 tháng 7 năm 2001

THÔNG TRI

CỦA BAN THƢỜNG VỤ TỈNH UỶ

Về việc tăng cƣờng lãnh đạo củng cố hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Trong thời gian qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo thực hiện thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân, đến nay đã thực hiện đƣợc mục tiêu hình thành và phát triển mô hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tín dụng trên địa bàn nông thôn. Quỹ tín dụng nhân dân ra đời đã khai thác đƣợc nguồn vốn tại chỗ, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành viên, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Tuy nhiên, sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền ở một số địa phƣơng chƣa chặt chẽ. Quỹ tín dụng nhân dân một số nơi hoạt động đã bộc lộ nhiều yếu kém, nhận thức chƣa đầy đủ về mục tiêu hoạt động tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Một số quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chạy theo lợi nhuận đơn thuần, mở rộng phạm vi huy động ngoài địa bàn, vƣợt quá khả năng quản lý và kiểm soát, một số quỹ cán bộ quản lý điều hành yếu kém, có nơi cán bộ quỹ lợi dụng tham ô tiền quỹ, cho vay sai chế độ, dẫn đến nợ quá hạn khó đòi, có

khả năng mất vốn… Một số quỹ không huy động vốn đƣợc tại chỗ, chủ yếu là vốn đi vay quỹ tín dụng khu vực, không đủ vốn điều lệ theo qui định của luật tổ chức tín dụng. Công tác kiểm tra kiểm soát tại chỗ không thƣờng xuyên, chất lƣợng kiểm soát chƣa sâu, chƣa toàn diện, chƣa thực sự thay mặt thành viên giám sát mọi chế độ tài chính và pháp luật Nhà nƣớc.

Để thực hiện tốt Chỉ thị 57/CT-TW, ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Từ thực tế trên địa bàn, Thƣờng vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức Đảng từ tỉnh đến cơ sở triển khai tốt một số nhiệm vụ sau đây:

1. Quán triệt đầy đủ nghiêm túc nội dung Chỉ thị số 57/CT-TW, ngày 10/10/2000 của Bộ Chính trị “Về củng cố chấn chỉnh hoàn thiện và phát

triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân” đến cấp uỷ Đảng chính quyền, Ban

chỉ đạo các cấp lãnh đạo các quỹ tín dụng cơ sở xây dựng các biện pháp chỉ đạo cụ thể, sâu sát nhằm củng cố, chấn chỉnh có hiệu quả các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.

2. Xác định rõ việc xây dựng và phát triển quỹ tín dụng nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp - nông thôn. Quỹ tín dụng là loại hình tổ chức hợp tác hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và luật hợp tác xã, theo nguyên tác tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Thực hiện tƣơng trợ giúp đỡ thành viên góp phần hạn chế tối đa tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn.

3. Các cấp uỷ Đảng, nhất là cấp uỷ ở cơ sở xã, phƣờng, thị trấn chỉ đạo Uỷ ban nhân dân, các ban chỉ đạo trực tiếp tục hiện phƣơng án củng cố chấn chỉnh đã đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Giúp đỡ quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tốt điều lệ và các qui chế hoạt động của hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát do quỹ tín dụng nhân dân xây dựng. Nghiêm

chỉnh chấp hành các văn bản chế độ nhà nƣớc qui định đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân. Đảm bảo giúp các quỹ hoạt động đúng pháp luật.

4. Chi nhánh Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ban chỉ đạo củng cố chấn chỉnh hoạt động quỹ tín dụng nhân dân. Xem xét phân loại hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn, tập trung giúp đỡ những quỹ hoạt động yếu kém khắc phục tồn tại vƣơn lên, đảm bảo các quỹ tín dụng nhân dân trong tỉnh hoạt động an toàn có hiệu quả, đúng pháp luật. Còn những quỹ không có khả năng khắc phục trở lại hoạt động bình thƣờng, không đủ các điều kiện hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nƣớc tiến tới thu hồi giấy phép, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định giải thể. Triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Chi nhánh Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh cần thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nƣớc về hoạt động tiền tệ, tín dụng trên địa bàn.

5. Thƣờng xuyên quan tâm đến công tác đao tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nhất là cán bộ trực tiếp hoạt động ở các quỹ tín dụng cơ sở, tạo điều kiện cho họ có đủ năng lực trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.

6. Các cấp uỷ Đảng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp có quỹ tín dụng nhân dân cần chỉ đạo cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hội viên là thành viên tham gia thực hiện củng cố chấn chỉnh hoạt động quỹ tín dụng nhân dân. Đồng thời tham gia thực hiện giám sát việc củng cố chấn chỉnh hoạt động quỹ tín dụng nhân dân ở từng cơ sở. Tạo điều kiện giúp đỡ cho các quỹ tín dụng nhân dân thựchiện tốt công tác củng cố chấn chỉnh nhanh chóng đƣa các quỹ hoạt động trở lại bình thƣờng an toàn, hiệu quả và đúng pháp luật.

Tỉnh uỷ yêu cầu các ban Đảng, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, nhất là các cấp uỷ và tổ chức đảng có liên quan trực tiếp đến quỹ tín dụng nhân dân cần quán triệt và chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Thông tri này.

T/M BAN THƢỜNG VỤ PHÓ BÍ THƢ (Đã ký) Nguyễn Văn Bình

Nguồn: Tập chỉ thị, nghị quyết, thông tri của Ban Chấp hành Đảng

bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2004), Lƣu tại Văn phòng Tỉnh uỷ

PHỤ LỤC 9

TỈNH UỶ VĨNH PHÚC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Số: 19-KL/TU Vĩnh Yên, ngày 12 tháng 8 năm 2002

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế dịch vụ từ năm 1997 đến năm 2005 (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)