Vĩnh Phúc là một tỉnh có tiềm năng du lịch tƣơng đối phong phú, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn. Hệ thống giao thông thuận lợi về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ và đƣờng hàng không. Đó là
điều kiện tốt để khai thác phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhƣ: Du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dƣỡng.
Trong nhƣng năm qua, ngành du lịch đã có nhiều cố gắng các mặt hoạt đông nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế, tạo bƣớc chuyển biến tiến bộ trong lĩnh vực du lịch. Hàng năm đã đón hàng trăm nghìn lƣợt khách du lịch đến thăm quan, nghỉ mát. Bình quân tăng từ 12%-15%/ năm (1997- 2001), doanh thu du lịch 1997-2000 tăng bình quân 41,7%/năm, năm 2001 tăng 24% so với năm 2000. Cở sở vật chất từng bƣớc đã đƣợc nâng cấp đáp ứng nhu cầu của du khách, năm 1997 toàn tỉnh có 25 cơ sở lƣu trú với 387 phòng, đến nay đã có 44 cơ sở lƣu trú với 702 phòng tăng 19 cơ sở và 315 phòng. Lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp du lịch, khách sạn là 716 ngƣời, trong đó 12,7% có trình độ đại học; 50% đƣợc đào tạo qua các trƣờng trung học. Phần lớn cán bộ công nhân viên trong ngành gắn bó với nghề nghiệp, có ý thức học tập rèn luyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành du lịch còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém khó khăn là:
- Nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp xã hội về du lịch chƣa đầy đủ, chƣa thấy đƣợc vị trí và tầm quan trọng của kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các hoạt động du lịch còn nặng về khai thức tự nhiên, việc giữ gìn cảnh quan tôn tạo các di tịch lịch sử văn hoá chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức.
- Khách du lịch đến Vĩnh Phúc chủ yếu là khách nội địa, khách ngƣời nƣớc ngoài chỉ chiếm 2%-3%, chƣa có những sản phẩm du lịch và khu vui chơi giải trí hấp dẫn du khách lƣu trú dài ngày.
- Công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch còn nhiều bất cập, tổ chức quản lý các khu du lịch manh mún, phân tán, thiếu chuyên môn, việc quản
lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn yếu kém, công tác quảng bá tuyên truyền tiếp thị còn nhiều hạn chế.
- Đầu tƣ cho du lịch còn thấp chƣa đáp ứng với yêu cầu phát triển, chƣa có qui hoạch chi tiết khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch để có hƣớng đầu tƣ có trọng tâm, trong điểm.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác du lịch nhiều mặt còn hạn chế, nhất là về ngoại ngữ, giao tiếp, hƣớng dẫn viên du lịch, công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ tuy có nhiều cố gắng song còn chƣa đáp ứng yêu cầu.
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là:
- Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trƣờng, hoạt động của ngành du lịch nhiều mặt chƣa thích ứng kịp, chậm đổi mới, nhiều tiềm năng chƣa đƣợc phát huy.
- Mặc dù có qui hoạch tổng thể, song qui hoạch chi tiết các khu du lịch, điểm du lịch tiến hành chậm nên thiếu những dự án cụ thể để thu hút đầu tƣ, huy động các thành phần kinh tế tham gia vào làm du lịch dịch vụ.
- Công tác quản lý ở các khu du lịch còn nhiều yếu kém, bất cập, nhất là quản lý qui hoạch, giữ gìn cảnh quan môi trƣờng, thực hiện nếp sống văn minh.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền chƣa quan tâm đúng mức. Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp và ngành trong chỉ đạo thực hiện các chƣơng trình mục tiêu phát triển du lịch đã đề ra.
- Đầu tƣ cho phát triển du lịch từ ngân sách Nhà nƣớc hàng năm chiếm tỷ lệ rất thấp.
- Một số đơn vị tổ chức kinh doanh của ngành thƣơng mại du lịch còn trì trệ, thiếu kiến thức về cơ chế thị trƣờng, nặng nề về dịch vụ khách sạn, hoạt động du lịch chƣa đƣợc tổ chức chặt chẽ, du lịch lữ hành chƣa phát triển.