Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 29)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1. Một số khái niệm có liên quan và biểu hiện của trẻ tự kỷ

1.1.1. Một số khái niệm

* Trẻ em:

Theo công ước quốc tế: "Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn.

Theo luật trẻ em 2016 của Việt Nam. Tại Điều 1 quy định: “trẻ em là

người dưới 16 tuổi. Theo quy định, trẻ em có hai đặc trưng, một là công dân

Việt Nam và hai là độ tuổi được xác định là dưới 16.

* Tự kỷ

“Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong ba năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn thần kinh gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội; giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; có hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại” (theo chuyên trang tự kỷ của Liên hợp quốc).

Theo bộ bách khoa của Collie "Tự kỷ là một rối loạn rất nặng nề về sự phát triển tâm lý của trẻ em, đặc tính chủ yếu là không đáp ứng người khác và thiếu sự giao tiếp".

Năm 1969, Rutter đã đưa ra 4 đặc trưng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu chủ yếu của tự kỷ:

- Thiếu quan tâm và đáp ứng trong quan hệ xã hội.

- Rối loạn ngôn ngữ: Từ mức độ không có lời nói đến lời nói lập dị. - Hành vi, vận động dị thường: Từ mức độ chơi hạn chế, cứng nhắc, cho đến khuôn mẫu hành vi phức tạp mang tính nghi thức và thúc ép.

Năm 1978, Hiệp hội quốc gia về bệnh tự kỷ ở Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa: tự kỷ là một hội chứng các hành vi biểu hiện trước 30 tháng tuổi với những nét chủ yếu sau:

- Rối loạn tốc độ và trình tự phát triển.

- Rối loạn đáp ứng với các kích thích giác quan. - Rối loạn lời nói, ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ.

- Rối loạn khả năng quan hệ với con người, sự vật, sự kiện Như vậy có nhiều khái niệm khác nhau về trẻ tự kỷ.

Tóm lại: Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển của hệ thần kinh nơi một số trẻ em, những trẻ em mang tính tự kỷ biểu hiện khuyếm khuyết về mặt tương tác xã hội, về giao tiếp và các hành vi sở thích hạn chế lặp đi lặp lại.

* Trẻ tự kỷ

Bệnh tự kỷ là một trong năm tiểu loại của nhóm bệnh rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive developmental disorders-PDD). Đây là căn bệnh được phỏng đoán là có nguyên nhân từ những hoạt động bất thường của hệ thần kinh người bệnh, làm cho khả năng phát triển trên các mặt ngôn ngữ, hành vi và cách ứng xử của các cá nhân ấy bị giới hạn, cùn mòn hoặc sai lệch.

Năm 1943, Kanner đã đưa ra định nghĩa trẻ tự kỷ là những trẻ không tạo lập mối quan hệ với con người, thường có thái độ bàng quan, thờ ơ với mọi người xung quanh, có biểu hiện chậm nói, chủ yếu giao tiếp qua các cử chỉ đôi khi có vẻ kỳ dị , cùng với các hoạt động vui chơi đơn giản, mang tính lập đi lập lại.

A. Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình

Chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân( đối với trẻ nhỏ, người ta dựa trên những đánh giá lâm sàng để xác định).

B. Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là 2 trong số 10 lĩnh vực hành vi thích ứng

Giao tiếp, tự chăm sóc, sống trong gia đình, kỹ năng xã hội/liên cá nhân, sử dụng các tiện ích công cộng, tự định hướng, kỹ năng học đường chức năng, làm việc, giải trí, sức khoẻ và an toàn.

C. Tật xuất hiện Trước 18 tuổi.

Khái niệm trẻ tự kỷ trong luận văn này được tác giả đưa ra như sau: “Trẻ tự kỷ là trẻ bị mắc một dạng rối loạn trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa, trẻ bị tự kỷ có những rối loạn về nhiều mặt, nhưng biểu hiện rõ nhất là rối loạn về giao tiếp, quan hệ xã hội và hành vi”.

* Giáo dục hòa nhập.

“Khuynh hướng hòa nhập” (trong tiếng Anh - Mainstreaming)có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức mà họ có thể. Khuynh hướng hòa nhập - mainstreaming - được định nghĩa như việc hòa nhập trẻ khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học. Điều này mang lại cho trẻ khuyết tật cơ hội gia nhập “xu hướng chính của cuộc sống” bằng việc hướng chúng đến việc lĩnh hội những kinh ngiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng trang lứa, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường cơ hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật.

Tóm lại giáo dục hòa nhập được hiểu như sau: Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ bình thường, trong trường phổ thông có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức… cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ. Hòa nhập không có nghĩa là “xếp” chỗ cho trẻ có nhu cầu đặc biệt vào lớp học bình thường trong trường lớp phổ thông và không phải tất cả mọi trẻ phải đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục. Giáo dục hòa nhập đòi hỏi sự hỗ trợ cần thiết để mỗi học sinh phát triển hết khả năng của mình. Sự cần thiết đó được đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học, dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù…

Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm tích cực, đánh giá đúng trẻ có nhu cầu đặc biệt được nhìn nhận như mọi trẻ em khác. Theo quan điểm này thì mọi trẻ có nhu cầu đặc biệt đều có những năng lực nhất định. Chính từ sự nhìn nhận này mà trẻ có nhu cầu đặc biệt được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng thụ động của các tác động giáo dục. Từ đó, người ta tập trung quan tâm, tìm kiếm những cái mà trẻ có nhu cầu đặc biệt có thể làm được. Trẻ em sẽ làm tốt khi những việc đó phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình. Trong giáo dục, gia đình, xã hội và cộng đồng cần tạo ra sự hợp tác và hòa nhập với trẻ em trong mọi hoạt động. Vì thế, trẻ em phải được học ở trường học gần nhà nhất, nơi trẻ em sinh ra và lớn lên. Trẻ em phải luôn được gần gũi gia đình, luôn được sưởi ấm bằng tình yêu của cha mẹ, anh chị, người thân trong gia đình và được cả cộng đồng đùm bọc, giúp đỡ. Trẻ có nhu cầu đặc biệt sẽ cùng được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với trẻ bình thường. Như mọi học sinh khác, học sinh có nhu cầu đặc biệt là trung tâm của quá trình giáo dục. Các em được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong mọi hoạt động trong nhà trường và cộng đồng. Tạo cho trẻ có nhu cầu đặc biệt niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lực của mình cho phép. Như vậy, Giáo dục hòa nhập là sự hỗ trợ mọi học sinh có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết

trong lớp học phù hợp tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị cho trẻ trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)