Lý thuyết hệ thống sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 41)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.4.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái

Pincus và Minahan áp dụng lý thuyết hệ thống vào thực hành công tác xã hội.Được khởi xướng 1940 nhà sinh học nổi tiếng Ludwing von Bertalanffy (19011072) để phản đối chủ nghĩa đơn giản hóa và cô lập các đối tượng cô lập khoa học ông đưa ra quan điểm các cơ quan đều là hệ thống (từ nhỏ đến lớn). Sau này lý thuyết hệ y được các nhà khoa học khác n/c và phát triển như Hanson 1995, Mancoske (1981). Lí thuyết hệ thống Pincus và Minahan (1973) mọi tổ chức hữu cơ đều là hệ thống, được tạo thành tiểu hệ thống và cũng là một phần tử của hệ thống lớn hơn do đó con người là một bộ phận của xã hội, đồng thời cũng tạo nên những phần tử nhỏ hơn. Các hệ thống có mối quan hệ mật thiết tương tác qua lại. Sử dụng trong CTXH chú ý nhiều tới các quan hệ giữa các phần tử nằm trong hệ thông chú ý thuộc tính của phần tử. Phân loại: có 3 loại hệ thống trợ giúp CTXH là: Theo tính chất, các hệ thống xã hội, Theo cấp độ, theo giới hạn. Khái niệm sinh thái (ecology), sinh thái học xã hội, sinh thái học nhân văn.Hệ thống sinh thái là một tập hợp các bộ phận có quan hệ và có sự phụ thuộc lẫn nhau.

Vận dụng lý thuyết của hệ thống trong công tác xã hội nhóm giúp cho nhân viên xã hội hiểu và xác định nhóm là một hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau. Thuyết hệ thống cung cấp mô hình, lý thuyết để giúp hiểu biết và phong cách đáp ứng nhu cầu, giải quyết các vấn đề của con người trong môi trường sống.

Người có công đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn CTXH phải kể đến công lao của Pincus và Minahan. Các nhà hệ thống sinh thái cho rằng: Cá nhân là 1 hệ thống nhỏ trong các hệ thống lớn và là hệ thống lớn trong các tiểu hệ thống quan hệ, và các thể chế xã hội, các tổ chức chính sách có ảnh hưởng tới cá nhân Con người đó chịu sự tác động nhất định của các hệ thống (tích cực hoặc tiêu cực).

Vì vậy khi xem xét vấn đề của cá nhân, nhóm cần phải xem xét các mối quan hệ, tác động qua lại của các hệ thống đối với cá nhân hoặc nhóm đó để chúng ta có thể khai thác những tác động tích cực của hệ thống đối với cá nhân, nhóm. Đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ hệ các thống này đến cá nhân, nhóm.

Các hệ thống có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Khi một hệ thống thay đổi kéo theo sự thay đổi của các hệ thống khác và ngược lại khi muốn thay đổi một hệ thống thì phải thay đổi hệ thống nhỏ tạo nên nó và thay đổi các hệ thống lớn bao trùm nó. Những hệ thống mà nhân viên công tác xã hội làm việc là những hệ thống đa dạng: gia đình, cộng đồng, môi trường văn hóa mà trong đó con người tồn tại. Có ba loại hệ thống có thể giúp con người:

- Hệ thống tự nhiên hoặc không chính thức: gia đình, bạn bè, nhóm, người lao động tự do...

- Hệ thống chính thức: nhóm cộng đồng, tổ chức đoàn thể, các cơ quan... - Hệ thống xã hội: bệnh viện, trường học...

* Ứng dụng thuyết Hệ thống vào đề tài:

Trẻ tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong hòa nhập cộng đồng, mỗi cá nhân trẻ đều có một môi trường sống và một hoàn cảnh sống, chịu tác động của các

yếu tố trong môi trường sống và cũng tác động, ảnh hưởng ngược lại môi trường xung quanh.

Trên cơ sở lý thuyết hệ thống, để giúp trẻ Tự kỷ có thể hòa nhập với cộng đồng, cần có sự đóng góp từ nhiều phía trong cộng đồng xã hội: gia đình, nhà trường, bạn bè trong lớp, đặc biệt chính bản thân các em. Nhưng điều quan trọng chính là môi trường mà các em đang sinh sống và học tập, cần tạo chỗ dựa tinh thần cho các em, giúp các em cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm, gần gũi của mọi người, được tôn trọng.

Việc giáo dục kỹ năng cho trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non là một vấn đề khá mới mẻ. Chính vì vậy mà có rất nhiều quan điểm và đánh giá khác nhau về vấn đề này. Nhưng xuất phát từ tình hình thực tế thì ở lứa tuổi mầm non, không phải trẻ nào cũng được gia đình trang bị những kỹ năng khi trẻ bước chân đến trường, mặt khác đối với những trẻ có nhu cầu đặc biệt như trẻ tự kỷ thì việc trang bị kỹ năng là điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và khả năng hoà nhập của các trẻ là rất lớn. Chính vì vậy mà nhiều trẻ tự kỷ gặp rối loạn khi sống và học tập trong môi trường có các bạn bình thường.

Vì thế, để giúp trẻ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non có niềm tin, hoà nhập với các bạn trong cuộc sống, tự tin vào bản thân mình, cần có sự đóng góp từ nhiều phía trong cộng đồng xã hội: Gia đình, nhà trường, bạn bè trong lớp, đặc biệt là bản thân các em. Nhưng điều quan trọng chính là môi trường mà các em đang sống và học tập, cần tạo chỗ dựa tinh thần cho các em, giúp các em cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm, gần gũi của mọi người, được tôn trọng. Phát huy tính có hệ thống trong công tác xã hội là một trong những yếu tố quan trọng để đưa đến thành công, cần phát huy được tính chủ động, sức mạnh của mỗi cá nhân và tinh thần, sự đoàn kết của nhóm (giữa những người cùng trang lứa), để họ vững tin vượt qua vấn đề, khó khăn của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)