Giai đoạn can thiệp, thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 80 - 87)

n Tha h Thàh phố g Bí tỉhQuảg Nih

3.1. Ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm

3.1.3. Giai đoạn can thiệp, thực hiện nhiệm vụ

Giai đoạn can thiệp, thực hiện nhiệm vụ là giai đoạn tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, trị liệu và triển khai thực hiện nhiệm vụ hướng tới hồn thành các mục đích, mục tiêu đạt được nhóm và các thành viên đặt ra trong giai đoạn trước.

3.1.3.1. Chuẩn bị các giờ can thiệp

Các giờ can thiệp nhóm được quy định, đó là vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, giao động trong 30 phút đồng hồ.

Tại các buổi can thiệp, nhân viên xã hội chuẩn bị các nội dung cụ thể. Ví dụ như: Nội dung về lĩnh vực tập chung chú ý, bắt chước, hiểu ngôn ngữ...chuẩn bị các lô tô tranh ảnh cũng như vật thực để phục vụ cho các buổi can thiệp.

3.1.3.2. Tổ chức các hoạt động can thiệp nhóm có kế hoạch

- Hoạt động 1: Làm quen với nhân viên xã hội và các thành viên trong nhóm.

Thời gian: Hoạt động này diễn ra trong ngày đầu tiên hoạt động nhóm. Mục đích: Giúp trẻ hiểu rõ hơn các thành viên trong nhóm và có thể tự giới thiệu được về bản thân mình.

* Những nội dung cần giới thiệu

Khi được đưa vào nhóm, bắt đầu hoat động, đưa 4 trẻ sang phòng để trị liệu các thành viên còn rụt rè, nhân viên xã hội sẽ giới thiệu qua về bản thân mình một cách thân thiện và cởi mở cho cả nhóm cùng nghe, để tạo dựng niềm tin và sự gần gũi cho nhóm trẻ và thu hút sự chú ý của nhóm trẻ, gây hứng thú cho trẻ tập chung vào nhân viên xã hội.

Nhân viên xã hội cần xây dựng hệ thống các câu hỏi để tiếp cận và làm quen với trẻ. Hỗ trợ, hướng dẫn trẻ nói lên được những thông tin cá nhân của mình.

Ví dụ: Hướng dẫn trẻ nhắc lại theo nhân viên xã hội về tên, tuổi, tên bố mẹ của từng trẻ.

* Cách thức giới thiệu các thành viên nhóm

Cả nhóm ngồi thành hình trịn, nhân viên xã hội tự đứng lên giới thiệu làm mẫu trước, sau đó hướng dẫn từng trẻ lần lượt giới thiệu về bản thân.

Ví dụ: nhân viên xã hội nhắc trước, yêu cầu trẻ nói lại theo (đối với trẻ chưa biết trả lời câu hỏi). Sau mỗi lần giới thiệu của các thành viên, để tạo khơng khí thỏa thuận, thân mật là cả nhóm vỗ tay.

- Hoạt động 2: Giới thiệu cho trẻ các hoạt động theo chủ đề về tranh ảnh.

Thời gian: Hoạt động này diễn ra trong hai tuần tiếp theo.

Mục đích: Giúp trẻ có nhiều cơ hội học tập tự nhiên, phù hợp với nhận thức của trẻ. Nhân viên xã hội là người chủ động lựa chọn các chủ đề thích hợp đối với sự phát triển, kinh nghiệm của trẻ trong nhóm. Mỗi chủ đề có nhiều hoạt động phong phú, tạo ra nhiều cơ hội kích thích tính tích cực của trẻ. Việc tổ chức các các hoạt động phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Bước 1: Chuẩn bị lô tô tranh theo chủ đề (Trường học, con vật, xe cộ, các loại trái cây…).

Bước 2: Đưa ra từng thẻ tranh và yêu cầu trẻ gọi tên trong tranh. Bước 3: Yêu cầu cả lớp đồng thanh nói tên đồ vật trong tranh.

Kết quả đạt được: Khi trẻ tham gia các hoạt động theo chủ đề có thể thấy hầu hết trẻ phát triển bình thường rất thích tranh, ảnh, tiếp thu nhanh và gọi được tên theo tranh mà NVCTXH đưa ra. Tuy nhiên các thành viên trong lớp cịn ít tương tác với nhau, đây là một trở ngại lớn đối với NVCTXH.

- Họat động 3: Cho trẻ chơi sắm vai, hoạt động góc.

Thời gian: Hoạt động này diễn ra trong hai tuần tiếp theo.

Mục đích: Thơng qua trị chơi, trẻ được lĩnh hội và rèn luyện những kĩ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú, nhờ vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn các hình thức khác. Ở giai đoạn này, hoạt động chơi đóng vai trị chủ đạo, chơi chính là cuộc sống của trẻ. Trị chơi sắm vai này mô phỏng lại một mảng nào đó sinh hoạt của người lớn giúp trẻ nhận thức được hoạt động của mình thơng qua những gì mình thấy được hàng ngày.

Ví dụ: Trị bán hàng (hay còn gọi chơi đồ hàng) Chia thành 2 nhóm nhỏ mỗi nhóm 2 người.

Trị chơi này để các em hiểu hơn về việc bôn bán cũng như hiểu được giá trị của những thứ mình có xung quanh

Chuẩn bị: Một số đồ chơi mô phỏng bánh, kẹo, rau, củ, quả, tơm, cá…(nếu có điều kiện cơ có thẻ chuẩn bị rau, quả thật như: rau ngót, rau muống, củ cải, quả mận, quả quýt…).

Cách chơi: Yêu cầu nhóm trẻ đóng vai người bán hàng sắp xếp thực phẩm theo từng loại. Nhóm trẻ đóng vai người mua thực phẩm phải đưa ra yêu cầu. Ví dụ: “Bạc ơi cho tơi mua rau muống; bác bán cho tôi quả táo..”. người mua trả tiền và nói cảm ơn. Người mua và người bán chào tạm biệt nhau.

Trò chơi tổ chức sinh nhật (chủ đề sinh nhật)

Mục đích: Luyện cho trẻ các hành vi giao tiếp, ứng xử lịch thiệp. Chuẩn bị:

Các đồ vật, đồ chơi để làm quà.

Một số tiết mục văn nghệ: đọc thơ, kể chuyện.

Bánh kẹo, hoa quả (do phụ huynh mang đến để tổ chức sinh nhật tại lớp). Trẻ cùng nhau trang trí lớp.

NVCTXH thơng báo cho nhóm biết những ngày sinh nhật của trẻ trong tuần (tháng) và cùng với trẻ bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bạn. Trẻ có thể tự làm những món quà (đồ chơi, vẽ tranh, nặn quả) để tặng bạn.

Cách chơi:

Tổ chức sinh nhật: Có thể tổ chức riêng cho từng trẻ vào đúng ngày sinh nhật của trẻ đó hoặc tổ chức chung cho tất cả trẻ có ngày sinh nhật trong cùng tuần hay tháng đó.

Trong bữa tiệc sinh nhật của mình, trẻ phải tự giới thiệu và nó cảm xúc của mình về ngày sinh nhật trước cả lớp.

Cả lớp tặng quà sinh nhật cho bạn và chúc những điều tốt đẹp. Biểu diễn văn nghệ và ăn bánh kẹo, trái cây.

Kết thúc buổi sinh nhật: Trẻ được tổ chức sinh nhật , nói lời cảm ơn với các bạn đến dự rồi chia tay và chào tạm biệt khi các bạn ra về.

Ngồi ra cịn tổ chức các trị chơi sắm vai trong nhóm như: Trị chơi nấu ăn (Chủ đề nghề nghiệp), Trị chơi “gia đình” (chủ đề gia đình), Trị chơi đi siêu thị mua sắm (Chủ đề nghề nghiệp), Trò chơi: Cửa hàng quần áo (Chủ đề nghề nghiệp), Trò chơi bác sỹ thú y (chủ đề nghề nghiệp), Trò chơi cửa hàng nước giải khát (Chủ đề mùa hè và các mùa trong năm)…

Kết quả đạt được: Khi trẻ tham gia các trị chơi theo chủ đề có thể thấy trẻ chậm nhận biết hơn trẻ bình thường, NVCTXH cùng với giáo viên phải rất vất vả chỉ bảo cho từng trẻ cần phải làm gì, nói gì. Tuy nhiên các thành viên trong nhóm đã có sự tương tác với nhau.

- Hoạt động 4: Lồng ghép các trị chơi có thƣởng cho trẻ.

Thời gian: Hoạt động này diễn ra trong lồng ghép cùng với các hoạt động khác.

Mục đích: NVXH đan xen thêm vào mỗi giờ học, giúp mỗi buổi hoạt

động trở nên sinh động và thú vị hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần kích thích khả năng khơng ngừng sáng tạo để nhận được phần thưởng.

Trị chơi: Chuyền bóng

Mục đích: Rèn luyện kĩ năng vận động

Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi. Chuẩn bị: 1 quả bóng.

Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vịng trịn Khi giáo viên hơ “bắt đầu” thì trẻ cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:

Khơng có cánh Mà bóng biết bay Khơng có chân Mà bóng biết chạy Nhanh nhanh bạn ơi Nhanh nhanh bạn ơi

Xem ai tài, ai khéo Cùng thi đua nào.

Kết thúc trò chơi NVCTXH sẽ tặng q là kẹo cho cả nhóm, ai khơng bị rơi bóng sẽ được tặng nhiều hơn.

Trò chơi: Chi chi chành chành

Mục đích: Rèn luyện sự nhanh nhẹn, phản xạ; giúp các bé nâng cao tính tập thể

Cách chơi: Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lịng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:

“Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết trương Ba vương ngũ đế Chấp dế đi tìm Ù à ù ập.”

Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, cịn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh, ai rút khơng kịp bị nắm trúng thì xịe ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.

Kết thúc trò chơi NVCTXH sẽ tặng quà là kẹo cho tất cả các bạn cùng chơi.

….

- Hoạt động 5: Củng cố các hoạt động đã làm trong giờ.

Sau mỗi buổi tổ chức hoạt động NVCTXH sẽ cùng với giáo viên đánh giá lại kết quả buổi học hơm đó, nhận xét những kết quả đạt được, sự phát triển, nhận thức của từng thành viên trong nhóm thong qua các hoạt động. Những điểm yếu của từng thành viên từ đó rút ra kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động tiếp theo, nhằm giúp nhóm trẻ này sớm hịa nhập các bạn cùng trang lứa.

3.1.3.3. Thu hút sự tham gia, tăng cường năng lực các thành viên

Thu hút sự tham gia và tăng cường năng lực là một hoạt động quan trong giai đoạn này. Để đạt được mục đích của nhóm là có sự tham gia hồn tồn của các thành viên trong nhóm bao gồm 4 trẻ tự kỷ vào quá trình hỗ trợ và tăng cường năng lực để trẻ tự kỷ có thể dần dần tiến bộ về mặt giao tiếp, tự chủ động giao tiếp khi có nhu cầu ở trên lớp, ở gia đình cũng như ngồi xã hội.

Nhân viên xã hội giúp trẻ tự kỷ phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân, vì mỗi trẻ tự kỷ đều có khả năng riêng biệt mà có thể gia đình và các cơ giáo trong trường mầm non chưa nhận ra để khuyến khích trẻ phát huy.

Để các thành viên tham gia tích cực vào giờ can thiệp, nhân viên xã hội có thể áp dụng nhiều cách thức, biện pháp tâm lý sư phạm khác nhau.

3.1.3.4. Hỗ trợ các thành viên nhóm đạt được mục tiêu

Hỗ trợ các thành viên nhóm đạt được mục tiêu là cơng việc trọng tâm, hết sức quan trọng của nhân viên xã hội trong giai đoạn này. Để thực hiện được việc này nhân viên xã hội phải trực tiếp giúp đỡ từng trẻ bằng cách thức cầm tay chỉ việc.

* Nhận thức về những mục tiêu

Trong quá trình hỗ trợ thành viên đạt mục tiêu, nhân viên xã hội cần luôn luôn theo sát các thành viên, quan sát, ghi nhớ đặc điểm của từng trẻ, các đánh giá ban đầu. Để từ đó nhận thấy được những thay đổi, những tiến bộ của trẻ để dần đạt được mục tiêu. Điều này giúp cả nhân viên xã hội và các thành viên nhóm đi đúng hướng của các mục tiêu đặt ra, nhằm đạt được mục đích giúp nhóm trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp.

* Vượt qua những khó khăn trong q trình thực hiện kế hoạch

Trong quá trình thực hiện các hoạt động, các thành viên trong nhóm sẽ gặp khơng ít những khó khăn, nhân viên xã hội cần quan tâm, giúp các thành viên vượt qua những khó khăn, rào cản gây cản trở việc thực hiện các hoạt động hướng tới mục tiêu, mục đích của cả nhóm. Mặt khác, trong giai đoạn

này nhân viên công tác xã hội xem thái độ của các thành viên trong nhóm, biểu hiện của sự hứng thú của các thành viên trong nhóm từ đó có những biện pháp duy trì bầu khơng khí nhóm. Đây là bước quan trọng vì thế khơng tránh khỏi những lúc trẻ không hợp tác với nhân viên xã hội cũng như không tương tác với nhau. Vì thế nhân viên công tác xã hội cần khéo léo và kiên trì để nhóm khơng bị tan rã, trong giai đoạn này thể hiện sự tương tác mạnh mẽ giữa các thành viên trong nhóm.

Giám sát, đánh giá tiến bộ của nhóm

Khi tham gia nhóm trẻ tự kỷ kém về kỹ năng giao tiếp, các thành viên trong nhóm sẽ được phát triển kỹ năng giao tiếp.Nhân viên xã hội giám sát xem những thành viên trong nhóm và đưa ra đánh giá về tiến độ đạt được mục đích. Nếu tiến độ không đạt yêu cầu cần có những thay đổi trong các hoạt động. Ngược lại, khi tham gia nhóm trẻ sẽ được can thiệp và giáo dục về kỹ năng giao tiếp, giúp trẻ có những thay đổi đáng kể, cải thiện được ngôn ngữ, thể hiện được nhu cầu của bản thân thơng qua ngơn ngữ nói thì sẽ đi đến các hoạt động tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 80 - 87)