Giai đoạn kết thúc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 87 - 90)

n Tha h Thàh phố g Bí tỉhQuảg Nih

3.1. Ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm

3.1.4. Giai đoạn kết thúc

Giai đoạn kết thúc là giai đoạn cuối cùng của cơng tác xã hội nhóm. Giai đoạn này diễn ra khi các thành viên nhóm đã đạt được mục đích của nhóm, các mục tiêu của thành viên hoặc sau quá trình đánh giá, xem xét cẩn thận, nghiêm túc, nhóm kết thúc để chuyển giao sang hình thức hỗ trợ khác.

Trong giai đoạn này bao gồm hai cơng việc chính là lượng giá và kết thúc.

3.1.4.1. Lượng giá

* Lợi ích của hoạt động lượng giá

Lượng giá trong giai đoạn kết thúc của tiến trình cơng tác xã hội nhóm là đánh giá lại tiến trình các hoạt động và kết quả cũng như mức độ hồn thành các mục đích mục tiêu so với kế hoạch.

Lợi ích của việc lượng giá là :

- Lượng giá giúp cho nhân viên xã hội xem xét, đánh giá tính hiệu quả của phương pháp hỗ trợ đã đưa ra với nhóm thân chủ mình trợ giúp.

- Kết quả lượng giá có thể cho thấy những hoạt động nhóm nào được áp dụng có hiệu quả, để nhân viên xã hội có thể có những chỉnh sửa khi muốn áp dụng tiếp ở những nhóm mình giúp đỡ sau này.

- Lượng giá có thể đưa ra những gợi mở cho sự phát triển mơ hình hỗ trợ mới.

* Nội dung lượng giá

Nội dung lượng giá cụ thể sau:

- Lượng giá sự tiến bộ, năng lực được nâng cao của các thành viên trong nhóm: Trẻ đã có những thay đổi tích cực tương tác được với các bạn trong lớp, kỹ năng giao tiếp tiến bộ;

- Lượng giá thu thập phản hồi về phương pháp tiếp cận, cách làm việc, hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội.

- Lượng giá về các hoạt động quản lý hành chính như: phịng sinh hoạt nhóm, tài liệu, thời gian sinh hoạt có phù hợp hay cần có chỉnh sửa.

3.1.4.2. Kết thúc

a. Giải quyết những cảm xúc của các thành viên b. Giảm sự phụ thuộc vào nhóm

c. Duy trì những nỗ lực thay đổi

d. Lập kế hoạch hành động cho tương lai, chuyển giao

Trên đây là bốn bước trợ giúp nhóm trẻ tự kỷ kém về kỹ năng giao tiếp, thông qua bốn bước trên ta thấy rõ vai trị của cơng tác xã hội khác với những hoạt động ở trường mầm non trong việc trợ giúp nhóm trẻ tự kỷ. Công tác xã hội là một ngành, nghề chuyên môn giúp cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ cũng như phụ huynh được tiếp cận với phương pháp can thiệp đặc biệt. Quan trọng hơn là công tác xã hội giúp cho một bộ phận trẻ tự kỷ được hòa nhập với các bạn

trong môi trường giáo dục cũng như trong xã hội. Thay đổi cách nhìn nhận phiến diện và kỳ thị của nhiều người đối với những trẻ không may mắc phải hội chứng tự kỷ. Cơng tác xã hội nhóm góp phần giúp trẻ tự kỷ kém về giao tiếp có cơ hội được tương lai của mình cũng như giúp cho bố mẹ của các em có được sự lạc quan trong q trình ni dạy trẻ.Trong bốn bước trên ta thấy mỗi bước có một vai trị của nhân viên cơng tác xã hội cũng như hoạt động cụ thể, các thành viên trong nhóm sẽ dần có được những tiến bộ, nhưng thay đổi để có thể tự chủ động giao tiếp mà không cần đến sự hướng dẫn giúp đỡ.

Bốn bước đó chính là tiến trình trong cơng tác xã hội với nhóm, đối với phương pháp cơng tác xã hội với nhóm, nhân viên cơng tác xã hội khơng có vai trị giống như cá nhân hay cộng đồng. Ở đây, nhân viên công tác xã hội phải biết khơi dậy những tiềm năng của khơng chỉ cá nhân trong nhóm mà cịn khơi dậy tập thể nhóm, một nhóm có thể tồn tại được nhờ vào sự tương tác của các thành viên trong nhóm.

Tiểu kết chƣơng 3

Cơng tác xã hội là một ngành, nghề chuyên nghiệp để trợ giúp cho những đối tượng yếu thế trong xã hội. Trẻ tự kỷ có khó khăn về giao tiếp là nhóm yếu thế, trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt tại gia đình cũng như hoạt động học tập ở lớp vì thế trẻ phải được trợ giúp một cách chuyên nghiệp để trẻ có thể giải quyết vấn đề của mình. CTXH nhóm là một trong phương pháp của CTXH nhằm hỗ trợ về mặt giáo dục kỹ năng, tâm lý, tình cảm, tạo môi trường để trẻ giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh.

Tác giả thực hành tiến trình cơng tác xã hội nhóm trong hỗ trợ hịa nhập với 4 trẻ tự kỷ và 3 trẻ phát triển bình thường. Qua các hoạt động đã cải thiện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ để trẻ có thể tự tin hịa nhập được với các trẻ khác. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất các biện pháp tác động đến cộng đồng, gia đình, cá nhân đối tượng, góp phần quan trọng cải thiện kỹ năng giao tiếp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)