Biểu hiện của trẻ tự kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 31)

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1. Một số khái niệm có liên quan và biểu hiện của trẻ tự kỷ

1.1.2. Biểu hiện của trẻ tự kỷ

Theo cuốn DSM-IV-TR của hội chuyên gia tâm thần hoa kỳ (APA):

1. Khiếm khuyết khả năng tương tác xã hội.

a. Khiếm khuyết khả năng sử dụng các dấu hiệu và cử chỉ không lời. ví dụ: Nét mặt lạnh lùng, không có cảm xúc, không nhìn thẳng vào mắt ai, không có cung cách, điệu bộ thích hợp trong giao tiếp và quan hệ.

b. Không thích kết bạn mối liên hệ trang lứa hay phát triển mối liên hệ với ai.

c. Không có khả năng thể hiện, chia sẻ hoặc hòa đồng niềm vui, sở thích hoặc nỗi buồn với người khác.

Ví dụ: Không chú ý, không nói, không chỉ chỏ, không cầm nắm đồ vật mà cá nhân đang muốn có.

d. Không thể hiện cảm xúc trong các hành vi tương tác xã hội.

2. Giảm khả năng định tính trong giao tiếp thể hiện ở các vấn đề sau:

a. Chậm hoặc hoàn toàn không phát triển khả năng nói (Không có xu hướng bù trừ khiếm khuyết đó bằng cách thức khác).

b. Với các cá nhân có thể nói được thì lại suy giảm khả năng thiết lập và duy trì đối thoại.

c. Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và dập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thường. Ví dụ: Nhắc lại lời người khác, nói ngược chủ từ, sắp đặt từ ngữ không đúng trong câu nói, hay đang nói về chuyện ăn uống thì lại nói về chuyện trên lớp.

d. Thiếu những hoạt động cách chơi đa dạng hoặc thiếu các trò chơi bắt chước mang tính xã hội phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi (không chơi tưởng tượng). Trong giao tiếp, có 5% đến 10% trẻ tự kỷ không nói được. Suy giảm trong khả năng thiết lập và đối thoại.

3. Kiểu hành vi mối quan tâm và hành động lặp lại hoặc dập khuôn

a. Quá bận tâm tới một hoặc một số mối quan hệ dập khuôn bó hẹp với mức độ tập trung và cường độ bất thường.

b. Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục, nghi thức riêng biệt và không mang tính chức năng.

c. Có những biểu hiện vẫn động mang tính lặp đi lặp lại hoặc dập khuôn. Ví dụ: vỗ tay liên tục, uốn vặn, lúc lắc chân tay hay toàn thân hình, hoặc tông đầu vào vách tường.

d. Bận tâm dai dẳng với các bộ phận của cơ thể.

Theo cuốn tự kỷ phát hiện sớm và can thiệp sớm của phó tác giả Vũ Thị Bích Hạnh, nhà xuất bản y học còn có:

* Những rối loạn khác đi kèm chứng tự kỷ. + Rối loạn giác quan.

Nếu nhận thức của trẻ đã khá, trẻ có thể học được từ những gì trẻ nhìn thấy, cảm thấy hoặc nghe thấy. Nếu các thông tin từ các giác quan bị sai lệch, những kinh nghiệm về thế giới có thể lẫn lộn. Nhiều trẻ tự kỷ có thể hòa nhập tốt hoặc thậm chí có nhạy cảm đau đối với một số âm thanh, loại vải, mùi vị. Một số trẻ không chịu đựng được khi quần áo chạm vào da. Một số âm thanh, ví dụ máy hút bụi, chuông điện thoại, sấm chớp…Ở trẻ tự kỷ, não thường tỏ ra khó cân bằng các cảm giác cho tương xứng. Một số trẻ tự kỷ không chú ý tới lạnh hoặc quá đau, chẳng hạn trẻ có thể tự đập đầu vào cạnh bàn làm lõm bên đầu nhưng không có cảm giác đau [ 23, tr.15].

+ Chậm phát triển trí tuệ.

Nhiều trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ khác nhau. Ngay trong trắc nghiệm có nhiều lĩnh vực trẻ phát triển bình thường (ví dụ chép hình vẽ), nhưng nhiều lĩnh vực khác lại bị chậm (chẳng hạn ngôn ngữ) [23, tr.15].

+ Co giật.

Có khoảng ¼ trẻ tự kỷ bị động kinh. Đó là những cơn co giật có tính chu kỳ đi kèm với rối loạn tri giác. Trong cơn giật, trẻ hoàn toàn không biết mọi điều đang sảy ra xung quanh. Để chuẩn đoán thể động kinh cần cho trẻ đi khám chuyên khoa thần kinh và làm điện não đồ. Nhờ đó mà thầy thuốc có thể sử dụng các thuốc chống động kinh cho phù hợp [23, tr.15].

+ Hội chứng nhiễm sắc thể X gãy

Đây là bệnh lý di truyền thường gặp trong chậm phát triển trí tuệ. Hội chứng này gặp ở 2-5% người bị tự kỷ cần tìm nhiễm sắc thể X trong trường hợp cha mẹ trẻ muốn có một đứa con nữa. Nếu có 1 đứa con bị tự kỷ thì nguy cơ đứa trẻ thứ hai sẽ là ½ [23, tr.16].

+ U xơ thần kinh

Là bệnh lý di truyền hiếm gặp với các u lành trong não và trong các cơ quan cơ thể. Có ¼ trẻ tự kỷ mắc chứng này [23, tr.16].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)