Thành lập nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 72 - 78)

n Tha h Thàh phố g Bí tỉhQuảg Nih

3.1. Ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm

3.1.1. Thành lập nhóm

Đây là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình cơng tác xã hội nhóm. Để bắt đầu quá trình cơng tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội cần có những hoạt động chuẩn bị kỹ càng và cẩn thận dựa trên mục đích hỗ trợ, khả năng thành lập nhóm để hình thành nhóm cơng tác xã hội. Giai đoạn này bao gồm các bước hoạt động: xác định mục đích hỗ trợ của cơng tác xã hội nhóm, đánh giá khả năng thành lập nhóm, định hướng cho các thành viên trong nhóm, thỏa thuận nhóm,...

3.1.1.1. Xác định mục đích hỗ trợ nhóm

Qua thực tế tại trường mần non Yên Thanh - Thành phố ng Bí, tác giả nhận thấy rằng nhu cầu cần thiết của nhóm trẻ tự kỷ này là vấn đề giao tiếp, khả năng vận động, hịa nhập.... Từ đó tác giả đã xác định được mục đích hỗ trợ cho nhóm trẻ tự kỷ là : Mục đích nâng khả năng giao tiếp giúp trẻ hòa nhập trong lớp học.

3.1.1.2. Đánh giá khả năng thành lập nhóm

* Đánh giá khả năng trợ giúp hoạt động nhóm

Để thành lập và duy trì được một nhóm trong xã hội, một trong những yếu tố khơng thể thiếu đó là khả năng tài trợ hoạt động nhóm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhưng hoạt động nhóm trong hệ thống cung cấp các dịch vụ xã hội...

Theo nghiên cứu của tác giả khả năng trợ giúp hoạt động nhóm là có tiềm năng lớn, như chính quyền địa phương, nhà trường tạo điều kiện cho tác giả điều kiện tốt nhất, đồng thời cung cấp cho tác giả những thơng tin có liên quan đến đề tài.

* Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên

Sau khi đánh giá khả năng trợ giúp hoạt động nhóm cần đánh giá khả năng tham gia của của các thành viên.

Theo nghiên cứu cho thấy: nhu cầu của những trẻ tự kỷ tại trường mầm non Yên Thanh là được hòa nhập với các bạn cùng trang lứa, cải thiện vấn đề về giao tiếp. Khi được hỏi về mong muốn tham gia nhóm các bậc phụ huynh của trẻ tự kỷ đều muốn có một nhóm chung để chia sẻ những kinh nghiệm nuôi dạy con cho nhau để nâng cao kiến thức, kỹ năng phát triển cho trẻ cũng như gia đình từ đó tìm ra được cách giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó trẻ sẽ cùng nhau tham gia các hoạt động chung của nhóm,...

Khi tham gia vào nhóm này các trẻ tự kỷ sẽ được sinh hoạt tại địa điểm riêng đảm bảo đi lại gần và có những sinh hoạt nhóm chung cùng với các bạn

học tại lớp. Từ đó tác giả đánh giá thấy khả năng tham gia của nhóm đối tượng trẻ tự kỷ vào nhóm chuẩn bị thành lập là rất cao.

* Đánh giá khả năng các nguồn lực khác

Nguồn lực ở đây khơng chỉ là về tài chính, cơ sở vật chất mà cịn là sự ủng hộ, hỗ trợ của các cộng đồng, đoàn thể và chính quyền, nhà trường, các bậc phụ huynh... Như vậy nguồn lực để giúp hỗ trợ thành lập nhóm trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường mần non n Thanh, thành phố ng Bí nó bao gồm:

- Chính quyền địa phương phường n Thanh: Nhiệt huyết, ln chăn trở tìm kiếm giải pháp để cải thiện tình trạng hiện nay tại địa phương có nhiều trẻ nhỏ tự kỷ khơng có khả năng phục vụ bản thân.

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số cơ sở can thiệp trẻ tự kỷ như Trung tâm công tác xã hội tỉnh Quảng Ninh, bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh là những cơ sở nhà nước được đầu tư bài bản, giáo viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng hỗ trợ nhóm trẻ này.

- Phụ huynh: đây là nguồn lực quyết định sự tồn tại của nhóm, nhóm có được là nhờ sự ủng hộ từ phía các phụ huynh các trẻ.

- Có cơ sở vật chất, nơi sinh hoạt riêng trong q trình hình thành và hoạt động nhóm.

=> Sau khi đã đánh giá thấy được các yếu tố trên đều thuận lợi cho việc thành lập nhóm.

3.1.1.3. Thành lập nhóm

* Tuyển chọn thành viên nhóm

Tác giả lựa chọn việc trực tiếp thông báo cho nhà trường và gia đình trẻ về việc tuyển thành viên nhóm. Tác giả trực tiếp nhờ giáo viên chủ nhiệm lớp tham gia tuyển thành viên cùng, vì họ là người nắm rất sát tình hình của các trẻ, hồn cảnh gia đình, khả năng giao tiếp…của các trẻ.

* Thành phần nhóm

Việc xác định thành phần nhóm được dựa trên một số nguyên tắc nhất định sau:

- Thứ nhất: tính đồng nhất của nhóm cùng vấn đề về giao tiếp.

- Thứ hai: trẻ tự kỷ trong nhóm cùng lớp thuận lợi cho các hoạt động

nhóm diễn ra.

- Thứ ba: được sự đồng thuận từ phía chính quyền địa phương, nhà

trường, các bậc phụ huynh trong việc hỗ trọ trẻ tự kỷ hòa nhập.

Bảng 3.1: Danh sách nhóm

STT Tên Địa chỉ Năm sinh Ghi chú

1 N. Q. H Khu Bí Giàng 2013 Trẻ tự kỷ

2 T. Q. V Khu Lạc Thanh 2013 Trẻ tự kỷ

3 N. M. L Khu Phú Thanh Đông 2013 Trẻ tự kỷ

4 H. A. B Khu Núi Gạc 2013 Trẻ tự kỷ

Đây là những thành viên của nhóm, các thành viên có nhiệm vụ giúp đỡ lẫn nhau, ở nhóm các thành viên được học kỹ năng phục vụ bản thân nhất là kỹ năng giao tiếp giúp trẻ hòa nhập cộng đồng.

Qua hoạt động, nhân viên CTXH đã tìm hiểu được thơng tin ban đầu của các thành viên trong nhóm như sau:

Thành viên 1: Bé N. Q. H, 5 tuổi, tại khu Bí Giàng phường Yên Thanh

là trẻ có biểu hiện kém tập trung thường hay bỏ dở công việc đang làm chỉ tập trung chú ý trong thời gian ngắn. Em không thể ngồi yên luôn động đậy chân tay hoặc quá hiếu động, dễ bị phân tán khơng chú ý.

Khó tiếp xúc với người lạ, khó thích nghi với thay đổi mơi trường. Hay có biểu hiện ăn vạ khi khơng được thỏa mãn nhu cầu.

Thành viên 2: Bé T. Q. V 5 tuổi, khu Lạc Thanh là một bé rất ngoan và

đáng yêu, rất dễ tiếp xúc; có khả năng trả lời câu hỏi của người đánh giá cũng như thực hiện được những yêu cầu của người đánh giá mặc dù đôi khi như lảng tránh câu hỏi của người đánh giá, bé cịn hơi ngọng.

Khả năng nghe bình thường, có ngơn ngữ nói nhưng đơi khi trẻ hay tự nói theo suy nghĩ riêng của mình, thi thoảng khơng ăn nhập hồn cảnh; trẻ nghe hiểu được khá tốt.

Khả năng tập trung kém, dễ phân tán, chưa thực sự thực hiện được nhiệm vụ đến cuối cùng.

Khơng thích chơi với các ban cùng tuổi.

Thành viên 3: Bé N. M. L 5 tuổi khu Phú Thanh Đông

Phản xạ mắt, giao tiếp mắt kém, không phản ứng khi được gọi tên. L có ngơn ngữ ở dạng từ đơn, gọi tên được các đồ vật.

L rất kén ăn và hầu như không ăn thức ăn thô, Lâm chỉ ăn cháo và thức ăn xay nhuyễn. Khó ngủ, thường ngủ khơng đúng giờ thỉnh thoảng hay thức đêm quấy khóc.

Hay nói ngơn ngữ rỗng một mình

Chỉ chơi duy nhất một đồ chơi( chơi ơ tơ), hay nằm bị quay bánh xe.

Thành viên 4:

Họ tên trẻ : H. A. B, 5 tuổi. Khu Núi Gạc - Yên Thanh.

Giao tiếp mắt kém, có nhìn lên khi được gọi nhưng ít và hay lẩn tránh. Đã có ngơn ngữ lúc 12 tháng gọi được Bố, bà, cả… nhưng không phát triển được thêm( khơng nói được câu dài).

Nghe hiểu câu lệnh có từ 2 hoạt động trở lên kém.

Sợ đám đơng, khó thích nghi khi thay đổi mơi trường sống hoặc đến chỗ lạ (đến chỗ lạ hay sợ khóc và ơm bố mẹ).

H. A. B có giao tiếp cơ bản là khi về có thể chào bye hoặc vẫ tay được, khi được cho quà biết nói xin.

H. A. B khơng có hành vi bất thường. Biết theo bố mẹ.

Ăn ngủ tốt, ăn được thức ăn thô đang tập ăn cơm.

3.1.1.4. Định hướng cho các thành viên trong nhóm

Nhân viên cơng tác xã hội trình bày định hướng ban đầu cho nhà trường và các phụ huynh hiểu, trình bày cách thức hoạt động của nhóm để nhóm làm quen. Bên cạnh đó nhân viên xã hội sẽ giúp giải đáp nhứng thắc mắc nhà trường, phụ huynh về nhóm, các hoạt động sẽ diễn ra trong thời gian sinh hoạt nhóm.

3.1.1.5. Thỏa thuận nhóm

* Thỏa thuận về cách thức làm việc nhóm

Nhóm sẽ sinh hoạt hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 kéo dài 30 phút.

Đến giờ sinh hoạt cùng với các bạn, các cô giáo đưa trẻ vào các hoạt động vui chơi, sắm vai...

Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong bước này:

Thứ 1: Thiết lập các quy tắc nhóm: Đó là những quy tắc mang tính ràng

buộc để các thành viên trong nhóm thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao các quy tắc đó là: Khi tổ chức các thành viên trong nhóm phải đi đúng giờ, các thành viên trong nhóm phải có mặt đầy đủ, đảm bảo việc vệ sinh cá nhân và ăn uống đã được làm trước đó để khơng làm ảnh hưởng đến buổi can thiệp và làm mất thời gian của các thành viên khác.

Sau mỗi buổi can thiệp các thành viên trong nhóm phải có sự tiến triển trong các kỹ năng ở mức độ dần từng bươc và tùy thuộc vào từng các nhân trong nhóm, các thành viên trong nhóm dần có sự tương tác

Thứ 2: Phân công và giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm * Thỏa thuận về các mục tiêu cá nhân

- Mục tiêu chung: thành lập nhóm cơng tác xã hội để trợ giúp cho nhóm trẻ tự kỷ, các thành viên trong nhóm bao gồm những trẻ mắc hội chứng

tự kỷ. Trợ giúp ở đây được hiểu chính là giúp cho trẻ tăng cường và cải thiện kỹ năng giao tiếp để trẻ có thể thể hiện nhu cầu của mình bằng cách trao đổi thơng tin với mọi người. Hướng tới trẻ có thể hịa nhập được cùng các bạn.

- Mục tiêu của các cá nhân: phải nhằm phát triển mục tiêu chung của nhóm.

Cụ thể là hướng tới mục đích phát triển về giao tiếp cho trẻ tự kỷ ở trường mầm non Yên Thanh.

3.1.1.6. Chuẩn bị về môi trường * Chuẩn bị cơ sở vật chất

- Địa điểm sinh hoạt nhóm: Sau khi trao đổi với cô hiệu trưởng và cô chủ nhiệm lớp quyết định chọn địa điểm sinh hoạt nhóm tại phịng đa chức năng của trường mầm non Yên Thanh vì đây là phịng có diện tích rộng 50 m2 là phòng rộng dùng cho các hoạt động tập thể. Phịng có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của nhóm như bàn ghế và được kê học sinh ngồi quanh cơ giáo, đồ chơi như xếp hình,hộp đựng q, tranh lơ tơ theo chủ đề, vịng trịn nhựa,xếp hình bằng gỗ, tháo lắp vịng bằng gỗ, tháp mầu bằng gỗ, đất nặn, mầu sáp, xâu hạt bằng gỗ, thảm đen trắng, cầu thăng bằng..... Đây là địa điểm thuận lợi vì nó giúp trẻ không phải di chuyển nhiều lần từ trường đến các địa điểm khác và đây là nơi có đầy đủ đồ dùng phục vụ cho giờ can thiệp.

* Chuẩn bị kế hoạch tài chính

Xin kinh phí từ chính quyền địa phương, nhà trường, từ phụ huynh của nhóm để duy trì các hoạt động của nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công tác xã hội nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hòa nhập tại trường Mầm non Yên Thanh - thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)