Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu 0892 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hà giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75)

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết VietinbankHà Giang năm 2010-2012)

2.2.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Cùng với sự tăng trưởng của toàn hệ thống Vietinbank, sự nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên chi nhánh, Vietinbank Hà Giang cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:

Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013

cũng rất đáng khích lệ. Lợi nhuận đạt 18,5 tỷ đồng, đạt 92,5% kế hoạch trung ương giao. Thực tế cho thấy lợi nhuận thu được từ tín dụng thấp hơn các năm trước đây. Điều này là do mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn là không nhiều. Chi nhánh Vietibank Hà Giang là một đơn vị kinh doanh trực thuộc hệ thống Vietinbank nên chính sách về lãi suất vẫn do Hội sở chính điều phối. Trong khi đó Vietinbank lại ln là Ngân hàng đi đầu trong việc giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các đối tượng của nền kinh tế. Mức lãi suất cho vay của Vietibank luôn ở mức cạnh tranh so với các Ngân hàng khác trong hệ thống NHTM. Nhưng để đảm bảo cạnh tranh, giữ ổn định nền vốn huy động, thì mức lãi suất đầu vào của Chi nhánh không được quá thua kém so với các ngân hàng TMCP khác và có các chính sách chăm sóc để giữ được khách hàng. Chính điều này đã làm giảm NIM từ hoạt động cho vay của Chi nhánh, tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh..

Trong năm 2013 và các năm tiếp theo Chi nhánh sẽ thực hiện tăng cường mở rộng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, chuyển dịch cho vay bán lẻ, giảm dần tỷ trọng cho vay TDH, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Tăng trưởng dư nợ cho vay đảm bảo an tồn, tn thủ quy trình quy định của ngành; Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn; Phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của từng sản phẩm, dịch vụ. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, đi đôi với nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, nhằm nâng cao đời sống CBCNV.

2.3. THỰC TRẠNG RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI VIETINBANK

2.3.1. Cơ sở pháp lý cho công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống VietinBank

- Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/06/2010.

- Nghị định số 59/2009/NĐ-NHNN ngày 16 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ “Về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại”.

- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

- Thông tư số 44/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm tốn nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

-Tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Nghị định số 59/2009/NĐ-NHNN có yêu cầu các NHTM phải thành lập Ủy ban QLRR theo đó, thời hạn chậm nhất để thành lập bộ máy này là 1.1.2013. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã xây dựng Dự thảo, lấy ý kiến của các NHTM, dự kiến sẽ sớm ban hành Thông tư Quy định về yêu cầu đối với hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Kết cấu Hệ thống quản lý rủi ro của NHTM:

- Mơ hình tổ chức,chức năng nhiệm vụ - Trách nhiệm quản lý rủi ro

- Chiến lược, chính sách, quy trình, giới hạn quản lý rủi ro - Các công cụ quản lý rủi ro

- Công tác báo cáo, giám sát

Hệ thống quản lý rủi ro phải đảm bảo:

- Tách bạch rõ mơ hình, chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro, tác nghiệp.

- Đảm bảo khả năng nhận biết, đo lường, đánh giá, giám sát, báo cáo và kiểm sốt hiệu quả các rủi ro.

- Cơng tác quản lý rủi ro được thực hiện độc lập, khách quan, trung thực, thống nhất.

Hệ thống quản lý rủi ro theo yêu cầu NHNN-Trách nhiệm quản lý rủi ro:

- QLRR là trách nhiệm của tất cả các tập thể, cá nhân từ cấp điều hành cao nhất tới các cán bộ tác nghiệp.

- Định kỳ, tối thiểu là hàng năm và khi cần thiết, HĐQT phê duyệt việc rà sốt, chỉnh sửa chiến lược, chính sách quản lý rủi ro và các giới hạn rủi ro.

- Mỗi cá nhân/ tập thể đều thực hiện đúng/ đủ trách nhiệm sẽ giúp hình thành văn hóa quản lý rủi ro của chính NHTM.

2.3.2. Phân tích thực trạng rủi ro tác nghiệp của Vietinbank

động và sự đa dạng hóa hoạt động kinh doanh khá nhanh qua các năm, Vietinbank đã và đang đối mặt với tiềm ẩn rủi ro ngày càng tăng trên cả 3 lĩnh vực tín dụng, thị trường và rủi ro tác nghiệp.

Đối với rủi ro tác nghiệp, tại Vietinbank đã xuất hiện hầu hết các dấu hiệu rủi ro thuộc các nhóm đấu hiệu đã được trình bày ở trên, cụ thể là:

2.3.2.1. Các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ

Thực tế những năm gần đây, tại Vietinbank đã xảy ra một số sự cố rủi ro tác nghiệp liên quan đến vấn đề đạo đức của của cán bộ. Các hành vi gian lận thường liên quan đến các cán bộ tác nghiệp của các nghiệp vụ tín dụng, thanh tốn, kho quỹ.Ví dụ như: Vụ việc cán bộ điện toán tại chi nhánh lợi dụng chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền truy cập hệ thống của mình xâm nhập vào chương trình, thay dổi dữ liệu, tạo các giao dịch giả và giả mạo chứng từ để rút tiền Ngân hàng. Tổng số tiền mà cán bộ này rút được của ngân hàng lên khoảng 3 tỷ đồng, tuy nhiên sự việc này đã được Vietinbank phát hiện kịp thời và đã thu hồi được tổng số tiền bị chiếm đoạt bị trái phép.

2.3.2.2. Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài

Rủi ro tác nghiệp liên quan đến yếu tố bên ngồi chủ yếu xảy ra ở lĩnh vực tín dụng, và nghiệp vụ thẻ và máy ATM, nghiệp vụ ngân quỹ.

Các hành vi gian lận liên quan đến yếu tố bên ngồi trong lĩnh vực tín dụng thường là các trường hợp khách hàng đã giả mạo, sửa chữa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn; khách hàng lừa đảo ngân hàng bằng thủ đoạn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều người, rồi giả làm hồ sơ vay vốn ngân hàng bằng cách nhờ người khác giả mạo tên của những người là chủ sở hữu trên giấy chứng quyền sở hữu đất đứng tên vay vốn, dùng hình ảnh của những người này làm giả giấy xác nhận mất chứng minh thư có xác nhận của cơ quan công an; khách hàng đứng tên vay vốn với tư cách là người đại diện vay vốn tiêu dùng cho cán bộ công nhân viên, tuy nhiên khi đã nhận được tiền giải ngân, không phát tiền cho người vay theo danh sách, mà chữ ký của những người này để chiếm đoạt toàn bộ số tiền vay.

Hành vi gian lận bên ngoài liên quan đến nghiệp vụ ngân quỹ chủ yếu là các trường hợp khách hàng mang tiền giả trộn lẫn với tiền nộp vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc chuyển đổi ngoại tệ giả ra đòng nội tệ. Thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi như cắt tiền thật, can dán thành tiền rách nát với số lượng lớn hơn để đổi lấy tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Các rủi ro do hành vi phạm tội của các đối tượng bên ngoài liên quan đến các nghiệp vụ thẻ và máy ATM là một hiện tượng gặp phải khá phổ biến trong thực tế hoạt động như trường hợp các đối tượng người nước ngồi sử dụng thẻ tín dụng giả để rút tiền tại ngân hàng ở Việt Nam, các đối tượng phạm tội do sử dụng thẻ trộm cắp được hoặc do chủ thẻ sơ ý đánh mất hoặc thậm chí là các hành vi đục phá máy ATM để lấy trộm tiền.

Tất cả những vụ việc trên đều đã được phát hiện và đưa ra xử lý trước pháp luật, những cá nhân và đơn vị vi phạm đã bị xử lý, ngân hàng đã và đang nỗ lực để thu hồi lại số tiền bị lừa đảo chiếm đoạt.

2.3.2.3. Dấu hiệu rủi ro liên quan đến sai sót trong tác nghiệp của cán bộ

Rủi ro liên quan đến các sai sót trong tác nghiệp của cán bộ là loại rủi ro lớn nhất và có nguy cơ tổn thất cao nhất trong các loại rủi ro mà Vietinbank đã phải gánh chịu. Các sai sót tác nghiệp của cán bộ bao gồm:

> Sai sót trong nghiệp vụ Huy động vốn.

Các sai sót trong nghiệp vụ Huy động vốn bao gồm: mở tài khoản khi hồ sơ của khách hàng chưa đủ thơng tin; chưa thực hiện qt hình ảnh, mẫu dấu, chữ ký của khách hàng lên mạng; sai sót trong việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của khách hàng trên các chứng từ giao dịch; sai sót của giao dịch viên trong q trình nhập dữ liệu vào chương trình như chọn sai màn hình, sai sản phẩm, hạch tốn nhầm tài khoản và tính phí nhầm; khơng phát hiện được tiền giả khi thực hiện thu ngân (6 tháng đầu năm 2013 nhầm lẫn trong việc thu, chi tiền (20 trường hợp, giảm 53%); không phát hiện được tiền giả (21 trường hợp, giảm 15%);. Tất cả các trường hợp này nhân viên thu ngân đều đã phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng)...

do những sai sót của cán bộ trong q trình tác nghiệp. Những sai sót này mặc dù đã giảm được qua các năm, nhưng lại là những sai sót có nguy cơ rủi ro cao, mà nguyên nhân cơ bản nhất của những sai sót này chủ yếu là do ý thức chấp hành quy trình nghiệp vụ của cán bộ chưa được nghiêm, do sự cẩu thả của giao dịch viên trong quá trình thao tác nghiệp vụ.

> Sai sót trong nghiệp vụ Chuyển tiền bao gồm:

Trong quý II năm 2013, số lỗi tại nghiệp vụ Chuyển tiền xảy ra 1565 lỗi, tăng 6.1% so với quý trước. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2013, số lỗi tại NV này đã giảm 23.9% so với cùng kỳ năm ngoái (xảy ra 3040 lỗi). Khi so sánh tổng lượng lỗi xảy ra/tổng số lượng giao dịch tại phân hệ Chuyển tiền, bình quân quý II/2013, cứ 1000 giao dịch Chuyển tiền thì xảy ra 1,01 lỗi. Số lượng lỗi này giảm nhẹ nhưng không đáng kể so với quý I.

Sự tăng lên trong quý II của nghiệp vụ này là do các lỗi sau: tính và thu thừa thiếu phí cho khách hàng (460 lỗi, tăng 13%); chọn sai sản phẩm chuyển tiền dẫn đến giao dịch bị hủy hoặc bị tra soát, chậm trễ trong việc trả tiền cho khách hàng (216 lỗi, tăng 484%); nhập thông tin của điện chuyển tiền không đúng với chỉ dẫn thanh tốn (106 lỗi, tăng 20%).

Ngun nhân chính của tình trạng trên là do sơ suất, nhầm lẫn, giao dịch viên chưa tra cứu biểu phí và nắm được biểu phí giao dịch, chưa đọc kỹ hướng dẫn chuyển tiền đã dẫn đến tình trạng phải thực hiện tra sốt, gây chậm trễ trong việc thanh tốn, hồn trả cho khách hàng. Ngoài ra, liên quan đến các điện chuyển tiền đi qua Swift, một số lỗi liên quan đến phí chuyển tiền cũng đã được Trung tâm thanh toán đưa ra do chi nhánh thực hiện địi phí ngân hàng nước ngoài và soạn điện khơng đúng quy định dẫn đến phát sinh thêm phí chuyển tiền phải trả.

Bên cạnh đó, một số lỗi đã giảm so với kỳ trước nhưng vẫn xảy ra nhiều: Số tiền bằng số và bằng chữ ghi trên lệnh chuyển tiền không khớp đúng hoặc sửa chữa tẩy xóa

(107); tính và thu các loại phí chuyển tiền khơng đúng với biểu phí quy định (107). Bình qn theo nghiệp vụ Chuyển tiền, mỗi chi nhánh xảy ra 14 lỗi, có 38 Chi nhánh có số lỗi cao hơn số lỗi bình qn của các chi nhánh.

Những sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền chủ yếu do nguyên nhân chủ quan của cán bộ. Những sai sót trong nghiệp vụ này rất dễ xảy ra tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là hiện tượng chuyển nhầm nhiều lần một món tiền đến người thụ hưởng nếu khơng được kiểm sốt viên của ngân hàng phát hiện kịp thời có thể dẫn dến tình trạng ngân hàng bị chiếm dụng vốn hoặc thậm chí mất tiền.

> Sai sót trong nghiệp vụ thẻ và máy ATM.

Các sai sót trong nghiệp vụ thẻ liên quan đến tác nghiệp của cán bộ đã xảy ra tại Vietinbank như việc cán bộ không thực hiện chấm báo cáo máy ATM hàng ngày; hiện tượng nhập tiền vào máy không đủ cơ cấu loại tiền vẫn xảy ra tại một số chi nhánh, với tổng số 27 lần trong năm 2012, giảm 30% so với năm 2011. Cá biệt có trường hợp cán bộ nhầm lẫn khi tiếp quỹ máy ATM, nhập tiền vào máy ATM nhầm ô tiền (3 trường hợp), đặt nhầm tham số cơ cấu các loại tiền dẫn đến tới thiệt hại cho ngân hàng.

> Sai sót trong nghiệp vụ kho quỹ.

Các sai sót xảy ra nhiều nhất trong nghiệp vụ này là vẫn đề thu chi, vấn đề chuyển tiền và quản lý sử dụng ấn chi và nhầm lẫn trong việc thu chi tiền. Hiện tượng ấn chỉ quan trọng hỏng do viết sai, in sai xảy ra thường xuyên tại các chi nhánh và phòng giao dịch; Những dấu hiệu rủi ro liên quan đến việc thu chi tiền của cán bộ quỹ cũng như không phát hiện được tiền giả, nhầm lẫn trong việc phân loại tiền và tiền mặt khơng được đóng gói niêm phong và sắp xếp đúng quy định; Chi trả tiền thừa hoặc thiếu so với đề nghị của khách hàng.

Nghiệp vụ Ngân quỹ là một trong các nghiệp vụ có tỷ lệ giảm nhiều nhất trong quý này, trong kỳ xảy ra 389 lỗi, giảm 10.98% so với quý trước; 6 tháng đầu năm 2013 xảy ra 826 lỗi, giảm 69.51% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù, các lỗi xảy ra ít, tuy nhiên có nhiều lỗi có mức độ rủi ro cao, dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng Như: nhầm lẫn trong việc thu, chi tiền (20 trường hợp, giảm 53%), nhầm lẫn trong việc phân loại tiền (3 trường hợp, giảm 86%), không phát hiện được tiền giả (21 trường hợp, giảm 15%).

đó, giảm nhiều nhất là các lỗi: không lập bảng kê thu chi tiền (giảm 80%); tiền mặt khơng được đóng gói niêm phong và được sắp xếp đúng nơi quy định (giảm 56%); số giao dịch viên không được trang bị đầy đủ phương tiện quản lý tiền như két sắt (giảm 48%)...

Đặc biệt, tình trạng để tồn quỹ vượt quá hạn mức quy định vẫn khá cao nguyên nhân chính là do khách hàng nộp muộn, khách hàng nộp vào thời điểm cuối ngày và vào ngày cuối tuần nên chi nhánh không thể kịp nộp cho ngân hàng nhà nước.

> Sai sót trong nghiệp vụ luân chuyển chứng từ hạch tốn kế tốn.

Sai sót thường gặp trong nghiệp vụ luân chuyển chứng từ hạch toán kế toán là thiếu chữ ký, dấu của khách hàng; thiếu chữ ký của giao dịch viên trên chứng từ giao dịch. So với cùng kỳ năm ngoái, nghiệp vụ Luân chuyển chứng từ đã giảm mạnh, xảy ra 9819 lỗi,giảm 43.76%. Tuy nhiên quý II tăng 1.25% so với quý I, xảy ra 4940 lỗi.

Lỗi giảm nhiều nhất trong nghiệp vụ này tập trung chủ yếu ở các lỗi: vi phạm sử dụng chữ ký quá hạn (540 lỗi, giảm 2203 lỗi); phòng giao dịch nộp chứng từ hàng ngày chậm so với quy định (1508 lỗi, giảm 2037 lỗi); thiếu chữ ký của giao dịch viên, kiểm soát viên và thủ quỹ trên chứng từ (2703 lỗi, giảm 2976 lỗi).

Việc nộp chậm chứng từ về bộ phận kế tốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn cho cơng tác hậu kiểm của bộ phận kế tốn, khơng phát hiện kịp thời những sai sót tác nghiệp để khắc phục.

> Sai sót trong nghiệp vụ Tín dụng

Sai sót trong nghiệp vụ tín dụng chủ yếu là các sai sót trong vấn đề tuân thủ quy chế điều hành của Hội sở chính tại các chi nhánh và sai sót trong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ như thẩm định hồ sơ và ra quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ,

Một phần của tài liệu 0892 nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh hà giang luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w