Chính phủ và bộ ngành có liên quan cần tiếp tục rà soát để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp lý điều chỉnh mô hình tổ chức; hoạt động nghiệp vụ; thu chi tài chính của các Ngân hàng thương mại; như Luật các Tổ chức tín dụng; quy định về tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại; quy định về giao dịch đảm bảo. nhằm tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng tình trạng nền kinh tế tiền mặt; cũng như biện pháp để nâng cao tính minh bạch của các chủ thể trong nền kinh tế; có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng hội nhập với nền tài chính thế giới.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Một là Ngân hàng nhà nước nên sớm ban hành văn bản hướng dẫn chung về công tác quản trị rủi ro tác nghiệp: Để có cơ sở cho các ngân hàng thương mại trong
đó có VietinBank áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị điều hành đặc biệt là quản lý rủi ro. Ngân hàng nhà nước nên sớm ban hành quy định cũng như lộ trình áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Basel trong quản lý rủi ro Ngân hàng.
Hai là Quy định về hệ số an toàn vốn tối thiểu theo thông tư số 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng là một bước tiến quan trọng trong việc hướng dẫn các Ngân hàng thương mại hướng đến quản trị rủi ro theo thông lệ. Tuy nhiên hệ số an toàn vốn tối thiểu trong quy định này mới chỉ được tính trên cơ sở tài sản có tín dụng điều chỉnh theo trọng số rủi ro. Rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp cũng là 2 mảng rủi ro rất lớn trong hoạt động ngân hàng thì hầu như chưa đề cập tới. Do vậy cần thiết tiếp tục phải có những nghiên cứu chỉnh sửa quyết định này để đảm bảo phù hợp với các thông lệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài lãnh thổ cũng như giúp cho các ngân hàng thương mại tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro.
Ba là Ngân hàng nhà nước nên ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế trích lập dự phòng rủi ro tác nghiệp. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, các biện pháp quản lý chỉ nhằm ngăn chặn chứ không thể xóa bỏ được hoàn toàn rủi ro có thể xảy ra. Để có thể duy trì hoạt động liên tục thì ngân hàng cần phải có quỹ dự phòng để bù đắp cho các rủi ro phát sinh.
Bốn là ban hành quyết định thay thế quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về ban hành Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng để bảo đảm tính đồng bộ của các văn bản từ Luật đến các văn bản dưới luật.
3.3.3. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Qua tham khảo hiệp định Basel II, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý rủi ro tác nghiệp ở một số nước, và qua các tài liệu tham khảo về quản trị rủi ro tác nghiệp; Trên cơ sở và thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VietinBank, như sau:
VietinBank cần hoàn thiện 5 nội dung chủ yếu như sau:
- Thực hiện mô hình QLRRHĐ theo 3 vòng kiểm soát. Vòng kiểm soát thứ nhất chịu trách nhiệm chủ động quản lý các RRHĐ phát sinh trong quá trình tác nghiệp. Vòng kiểm soát thứ hai chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện công tác QLRRHĐ tại Vietinbank. Vòng kiểm soát thứ ba thực hiện rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hiệu lực, hiệu quả công tác QLRRHĐ của toàn ngân hàng.
- Triển khai có hiệu quả các công cụ thực hiện nhận diện và đánh giá rủi ro hoạt động đi từ quá khứ đến tương lai bao gồm LDC (Thu thập dữ liệu tổn thất), RCSA (Tự đánh giá rủi ro hoạt động và biện pháp kiểm soát), KRI (Chỉ số rủi ro hoạt động chính), scenario analysis (phân tích tình huống) và sử dụng bản đồ rủi ro để đánh giá mức độ sự kiện rủi ro hoạt động, mức độ rủi ro hoạt động nội tại, đánh giá hiệu quả biện pháp kiểm soát để từ đó xác định mức độ rủi ro hoạt động còn lại.
- Xây dựng các kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động bao gồm chấp nhận rủi ro, chuyển/chia sẻ rủi ro, giảm thiểu rủi ro hay tránh rủi ro. Kế hoạch chuyển/chia sẻ rủi ro được thực hiện thông qua các công cụ như bảo hiểm, kế hoạch kinh doanh liên tục (BCP). Hệ thống Kiểm soát nội bộ được rà soát, cải tiến và áp dụng toàn diện cho mọi hoạt động của ngân hàng để giảm thiểu rủi ro. Ngân hàng chủ động không thực hiện hoạt động nghiệp vụ/dịch vụ nếu rủi ro trọng yếu không thể giảm thiểu bằng các biện pháp kiểm soát.
Biểu đồ 3.2: Chu trình quản lý rủi ro hoạt động
- Văn hóa rủi ro, yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác QLRRHĐ, được tạo dựng thông qua công tác đào tạo và truyền thông văn hóa QLRRHĐ. Các chương trình đạo tạo đa dạng được thực hiện liên tục dưới hình thức đào tạo trực
tiếp, đào tạo trực tuyến và đào tạo qua các case study. Thông tin về các sự cố, bài học kinh nghiệm liên quan đến RRHĐ& PCRT được truyền tải đến toàn bộ cán bộ ngân hàng bằng Bản tin, Poster, Email và màn hình chờ máy tính. Trang intranet nội bộ của Khối QLRR là kênh thông tin mới để cập nhật, trao đổi, hỗ trợ tuyên truyền và tuân thủ công tác QLRRHĐ tại Vietinbank.
- Danh mục rủi ro hoạt động là công cụ hữu hiệu đảm bảo giám sát RRHĐ liên tục và báo cáo thường xuyên. Với việc cho phép xác định mức độ rủi ro theo tọa độ của Nghiêp vụ Kinh doanh/Khối Kinh doanh và Loại rủi ro đặc thù (SRTs), lãnh đạo Vietinbank xác định các RRHĐ trọng yếu, từ đó phân bổ nguồn lực xử lý rủi ro hiệu quả, đạt mục tiêu tăng trưởng an toàn bền vững.
Biểu đồ 3.3: Danh mục rủi ro hoạt động
VietinBank đã triển khai các phương pháp luận và công cụ hỗ trợ thực hiện việc nhận diện, đo lường, giảm thiểu, giám sát và báo cáo QLRRHĐ, PCGL&RT. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn một số tồn tại liên quan đến việc nhận thức QLRRHĐ, phương pháp luận QLRRHĐ, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị khi thực hiện QLRRHĐ và công tác truyền thông đặt ra những thách thức đối với công tác QLRR nói chung và công tác QLRRHĐ và PCGL&RT nói riêng. Mặc dù công tác QLRRHĐ đã được triển khai và thực hiện trong thời gian qua nhưng vẫn chưa đồng bộ và chưa hiệu quả. Phương pháp luận đo lường rủi ro hoạt động chưa được triển khai rộng rãi, liên tục bởi các đơn vị trong hệ thống một cách chủ động. Cơ chế phối hợp và quyền hạn trách nhiệm trong việc thực hiện công tác QLRRHĐ giữa các vòng kiểm soát chưa rõ ràng. Công tác truyền thông về QLRRHĐ chưa được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt và liên tục.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở định hướng hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và phương hướng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank và Chi nhánh Hà Giang, luận văn đã đề xuất một số hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của công tác quản trị rủi ro tác nghiệp. Những giải pháp, kiến nghị đều xuất phát từ thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của hệ thống và Chi nhánh. Hy vọng các giải pháp và kiến nghị đưa ra trên đây sẽ được áp dụng và góp phần cho hoạt động của VietinBank hiệu quả, an toàn và bền vững trong thời gian tới.
KÊT LUẬN
VietinBank là một trong các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về vốn điều lệ, tổng tài sản, cán bộ, danh mục khách hàng, kênh phân phối sản phẩm và địa bàn hoạt động. Tầm nhìn và chiến lược của Vietinbank là trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng vững mạnh trong khu vực và trên thế giới. Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp làm gia tăng các loại rủi ro khiến các ngân hàng cần phải thực hiện công tác quản trị rủi ro tuân thủ theo các thông lệ quốc tế hàng đầu. Tin tức về sự kiện rủi ro hoạt động, các vi phạm quy định và tuân thủ đặc biệt tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều thu hút quan tâm dư luận đặt ra nhiệm vụ cần phải đẩy mạnh và tăng cường công tác QLRRTN và PCGL&RT trong giai đoạn hiện nay.
Ý thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, VietinBank đã triển khai các phương pháp luận và công cụ hỗ trợ thực hiện việc nhận diện, đo lường, giảm thiểu, giám sát và báo cáo quản lý rủi ro tác nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai còn một số tồn tại liên quan đến việc nhận thức QLRRTN, phương pháp luận QLRRTN, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị khi thực hiện QLRRTN và công tác truyền thông đặt ra những thách thức đối với công tác QLRR nói chung và công tác QLRRTN và PCGL&RT nói riêng. Mặc dù công tác QLRRTN đã được triển khai và thực hiện trong thời gian qua nhưng vẫn chưa đồng bộ và chưa hiệu quả. Phương pháp luận đo lường rủi ro hoạt động chưa được triển khai rộng rãi, liên tục bởi các đơn vị trong hệ thống một cách chủ động. Cơ chế phối hợp và quyền hạn trách nhiệm trong việc thực hiện công tác QLRRTN giữa các vòng kiểm soát chưa rõ ràng. Công tác truyền thông về QLRRTN chưa được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt và liên tục. Với mong muốn góp một tiếng nói vào vào việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp trong hệ thống và tại Chi nhánh Hà Giang, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
Một là: Nghiên cứu những lý luận cơ bản cơ bản về rủi ro tác nghiệp và quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại, tổng hợp kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế, bài học cho các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Hai là: Nghiên cứu, phân tích một cách hệ thống thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank và Vietinbank Hà Giang. Từ đó, đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.
Ba là: Trên cơ sở thực trạng thực trạng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank và Vietinbank Hà Giang, luận văn đề xuất một số giải pháp có tính khả thi và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tác nghiệp đảm bảo hoạt động của Ngân hàng an toàn, hiệu quả.
Rủi ro tác nghiệp luôn hiện hữu trong hoạt động của ngân hàng ở tất cả các mặt nghiệp vụ. Rủi ro tác nghiệp là những rủi ro phát sinh do yếu tố con người (cầu thả, gian lận), do sự sơ hở trong các quy trình tác nghiệp, sự yếu kém trong hệ thống thông tin, hệ thống kiểm soát nội bộ; hoặc từ những thay đổi các yếu tố bất thường bên ngoài (cơ chế, chính sách của nhà nước, thiên tai, địch họa). Rủi ro tác nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà hoạt động ngân hàng luôn gắn chặt với sức khỏe của nền kinh tế trong nước cũng như ngoài nước. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và Quốc tế gặp nhiều khó khăn, rủi ro tác nghiệp càng nảy sinh và tiềm ẩn nhiều thách thức đối với hệ thống ngân hàng nói chung và Vietinbank nói riêng cần phải được quản lý hiệu quả, khoa học. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ, kiến thức thực tế có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô, bạn bè, cán bộ nghiên cứu và bạn đọc quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn thiện hơn.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Phước Minh, sự góp ý giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Sau đại học - Học viện Ngân hàng, sự hỗ trợ tạo điều kiện từ gia đình và những đóng góp ý kiến của các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo của các phòng tại Vietinbank Hà Giang năm 2010, 2011, 2012. 2. Báo cáo tài chính của NHCT các năm 2010, 2011, 2012.
3. Báo cáo thường niên của NHCT các năm 2010, 2011, 2012.
4. Hồ Diệu (chủ biên)- Học viện ngân hàng (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội.
5. Học viện ngân hàng (1999), Maketing dịch vụ tài chính, NXB thống kê, Hà Nội 6. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010.
7. Nghị định số 59/2009/NĐ-NHNN ngày 16 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ “Về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại”.
8. Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
9. Thông tư số 44/TT-NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
10. Mishkin, Frederic S (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
11. Ngô Hướng (chủ biên)- Học viện ngân hàng (2002), Giáo trình Quản trị kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 13. TS. Tô Ngọc Hưng (2012), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Ngân
hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.
14. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,
NXB Tài chính, Hà Nội.
15. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội. 16. Các quy trình, quy định hiện, văn bản hướng dẫn hiện hành quản trị rủi ro của
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. 17. Tạp chí ngân hàng từ năm 2010 - 2013.