THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tác nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm về quản trị rủi ro.
Theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng: Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính.
Chúng ta có thể hiểu quản trị rủi ro là hệ thống cơ bản của một tổ chức tài chính, bao gồm tất cả các hoạt động, tác động đến các loại rủi ro của tổ chức đó. Quản trị rủi ro liên quan đến việc xác định, đo lường, giám sát, kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo:
> Các cá nhân liên quan đến rủi ro và có trách nhiệm quản lý rủi ro phải hiểu rõ về rủi ro
> Rủi ro của một ngân hàng nằm trong giới hạn xác định bởi Hội đồng quản trị
> Rủi ro trong việc quyết định phải tương xứng với mục tiêu và chiến lược kinh doanh do hội đồng quản trị đề ra
> Quỹ dự phòng bù đắp được các loại rủi ro dự kiến sẽ xảy ra
> Rủi ro trong việc quyết định phải rõ ràng minh bạch
> Có đủ vốn để bù đắp rủi ro
mức có thể chấp nhận được. Hoạt động quản lý rủi ro hiệu quả có thể cho phép Ngân hàng đạt được tương quan hợp lý giữa rủi ro mà Ngân hàng mong muốn (ở mức chấp nhận được) với rủi ro mà Ngân hàng muốn giảm thiểu. Khi rủi ro được kiểm soát hợp lý thì ngân hàng sẽ có điều kiện tốt đa hóa lợi ích thu được từ những rủi ro đó thông qua nhiều cách như chấp nhận, giảm nhẹ, loại bỏ, hay chuyển đổi rủi ro.
Việc quản trị rủi ro của ngân hàng phải tuân theo nguyên tắc sau:
> Nguyên tắc chấp nhận rủi ro
> Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép
> Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập
> Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính
> Nguyên tắc hiệu quả kinh tế
> Nguyên tắc hợp lý về thời gian
> Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng
> Nguyên tắc chuyển đẩy các rủi ro không cho phép
1.2.1.2. Khái niệm về quản trị rủi ro tác nghiệp
Quản trị rủi ro tác nghiệp là quá trình Tổ chức tín dụng tiến hành các hoạt động tác động đến rủi ro tác nghiệp, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro tác nghiệp để thực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giám sát và kiểm tra kiểm soát rủi ro tác nghiệp nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro xảy ra.
Quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không sảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và ngân hàng có thể kiểm soát được.
Mục đích của quản trị rủi ro tác nghiệp là nhằm tìm hiểu mức độ rủi ro tác nghiệp của hệ thống, của tổ chức, tìm nguyên nhân dẫn đến rủi ro, phân phối nguồn lực hỗ trợ và xác định các khuynh hướng bên ngoài cũng như bên trong giúp dự báo được rủi ro để từ đó có giải pháp phòng ngừa, hạn chế. Việc quản lý rủi ro tác nghiệp giúp cho ngân hàng ngăn ngừa sự gian lận, giảm thiểu sai sót trong quá trình giao dịch, duy trì tính chính trực của quyền kiểm soát nội bộ...