Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn từ 4-23 ngày tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai pidu x (lxy) từ 4 đến 28 ngày tuổi (Trang 58 - 61)

giai đoạn từ 4 -23 ngày tuổi

Nhìn vào biểu đồ 4.4 ta có thể thấy rằng lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của lợn con trong giai đoạn tập ăn ở lô 2 và 3 là cao hơn ở lô 1, điều này chứng tỏ sử dụng gạo xay thay thế ngô thay thế đã có ảnh hưởng tích cực đến lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của lợn con trong giai đoạn tập ăn.

Nếu giai đoạn này khả năng thu nhận thức ăn của lợn con càng cao sẽ càng tốt cho giai đoạn sau cai sữa. Lợn 3 tuần tuổi là lúc bước vào cai sữa (tuổi cai sữa trong chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay bình quân là 21 đến 24 ngày). Cai sữa là một cái stress mạnh nhất trong đời sống con lợn vì lợn con đang được ăn sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng (sữa mẹ có 35% mỡ, 30% protein và 25% lactose tính theo chất khô) phải chuyển sang thức ăn khô giầu carbohydrate và protein nguồn gốc thực vật; đang được ăn nhiều bữa trong ngày chuyển sang ăn ít bữa hơn và đang được ăn cùng với các con khác trong cùng một ổ chuyển sang ăn cùng với đồng loại nhưng xa lạ hơn. Lúc này lợn phải đối phó với hai thách thức: một là hệ enzyme tiêu hóa còn đang thích ứng với tiêu hóa sữa, hoạt tính enzyme protease và amylase còn thấp và chỉ tăng

mạnh khi lợn trên 5 tuần tuổi và hai là năng lực miễn dịch bị động đang giảm và miễn dịch chủ động mới bắt đầu tăng.

Khi chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn khô giàu carbohydrate và protein nguồn thực vật, hoạt động của enzyme tiêu hóa chưa thích ứng, lượng thức ăn thu nhận của lợn bị giảm, dẫn đến thiếu năng lượng và rối loạn tiêu hóa. Trong khi đó năng lực miễn dịch lại đang ở thời điểm giao thời còn suy yếu, tình trạng này làm cho lợn dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, lượng thức ăn ở giai đoạn này thu nhận thì sẽ tốt cho lợn con, tránh tình trạng khủng hoảng cho lợn con giai đoạn sau cai sữa.

Theo Tôn Thất Sơn và CS (2010) trong giai đoạn tập ăn, tuy lượng thức ăn thu nhận hàng ngày thấp nhưng nếu lợn con ăn được càng nhiều thức ăn giai đoạn này sẽ là yếu tố quan trọng để hạn chế stress và tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn con sau cai sữa.

Các nhà nghiên cứu đã cho biết cho lợn con trước 3 tuần tuổi ăn một ít thức ăn tập ăn. Thường thì lượng thức ăn tập ăn ăn được của lợn ít hơn thức ăn đổ đi, một phần là giai đoạn này khối lượng tăng trọng chủ yếu phụ thuộc vào lượng sữa mẹ. Mặt khác, lượng thức ăn thu nhận thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tính chất nguyên liệu trong khẩu phần ăn, phương pháp chế biến, hàm lượng protein thô trong khẩu phần, chất lượng thức ăn tập ăn, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của đàn lợn, thời tiết khí hậu.Đó cũng có thể là một trong những nguyên nhân chi phối đến kết quả lượng thức ăn thu nhận của lợn mà chúng tôi thực hiện thí nghiệm.

Hiệu quả sử dụng thức ăn hay mức tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi lợn, nó quyết định giá thành sản phẩm và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Như vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đồng nghĩa với việc giảm tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng cơ thể. Trong thí nghiệm này, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể. Chúng tôi tiến hành theo dõi lượng thức ăn của lợn nái và lợn con để tính toán lượng thu nhận thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn sơ sinh tới 23 ngày tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5

Bảng 4.5. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn cho lợn con giai đoạn sơ sinh – 23 ngày tuổi

Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3

1.Lợn nái Kg TĂ/nái/ngày Kg TĂ/lô 6,28 1444,2 6,26 1440,30 6,26 1440 2. Lợn con 4-23 ngày g TĂ/con/ngày Kg TĂ/lô 1,69± 0,25 3,68 ± 0,54 2,16 ± 0,04 4,92 ± 0,10 2,89 ± 0,27 6,62 ± 0,62 3.Tăng trọng lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi (kg) 603,3 ± 24,3 645,50 ± 54,5 686,5 ± 31,5 4.Hiệu quả sử dụng TA Từ 4 – 23 ngày (tính cả thức ăn lợn nái) (kg TĂ/kg TKL) 2,41 ± 0,10 2,26 ± 0,19 2,12 ± 0,10 So sánh (%) 100 94,17 87,97 Chênh lệch (%) 5,83 12,03

Từ bảng 4.5 cho thấy, lượng thu nhận thức ăn của lợn nái ở lô 1, 2 và 3 lần lượt là 6,28 kg TĂ/nái/ngày (1444,2 kg TĂ/lô); 6,26 kg TĂ/nái/ngày (1440,50 kg TĂ/lô); 6,26 kg TĂ/nái/ngày (1440 kg TĂ/lô). Như vậy lượng thức ăn thu nhận của lợn nái ở cả 3 lô là tương đương nhau. Tuy nhiên, lượng thu nhận thức ăn của lợn con giai đoạn 4 tới 23 ngày tuổi đã có sự khác biệt rõ rệt. Điều đó được thể hiện ở lô 1 lượng thức ăn thu nhận của lợn con là 1,69g TĂ/con/ngày (3,68 kg TĂ/lô); lô 2 là 2,16g TĂ/con/ngày (4,92 kg/TĂ/lô); lô 3 là 2,89g TĂ/con/ngày (6,62 kg TĂ/lô). Lượng thức ăn thu nhận của lô TN (2 và 3) cao hơn hẳn so với lượng thức ăn thu nhận của lô ĐC (lô 1) điều này tác động đến tăng trọng của đàn lợn theo quy luật sinh trưởng. Tăng trọng của đàn lợn trong giai đoạn này của lô 2 và 3 lần lượt là 645,5(kg) và 686,5(kg); lô 1 là 603,3(kg). Mặc dù sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) nhưng có thể thấy được lượng thu nhận thức ăn ở lô TN (lô 2 và 3) cao hơn so với lô ĐC (lô 1) khiến tăng trọng của đàn lợn trong giai đoạn này cũng tăng lên rõ rệt ở lô 2 và 3 so với lô 1, đặc biệt là ở lô 3.

Như vậy, hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn từ 4 tới 23 ngày tuổi bị chi phối chủ yếu bởi lượng thức ăn thu nhận của lợn con. Kết quả được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 3.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai pidu x (lxy) từ 4 đến 28 ngày tuổi (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)