Số lượng thức ăn ăn vào và số lần cho ăn trong ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai pidu x (lxy) từ 4 đến 28 ngày tuổi (Trang 31 - 33)

Cho ăn với một lượng nhỏ với khoảng cách đều đặn đã nâng cao được năng suất của lợn con. Với phương pháp nuôi dưỡng này có thể khắc phục được 2 vấn đề, một là tránh tồn dư lâu thức ăn trong máng, tránh rơi vãi thức ăn, hai là tăng khả năng tiêu hoá hấp thu của lợn con.

Sau khi cai sữa lợn con thường bị khủng hoảng, tránh tình trạng đó cần giảm lượng thức ăn hàng ngày.

Ngày cai sữa giảm 1/2 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa. Ngày tiếp theo giảm 1/3 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa. Ngày tiếp theo giảm 1/4 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa.

Sau đó nếu quan sát thấy lợn không có vấn đề về tiêu hoá cho ăn bình thường như trước ngày cai sữa rồi tăng dần theo nhu cầu của lợn con.

Theo Lê Hồng Mận và Xuân Giao (2004), mức ăn hằng ngày cho lợn con từ 10 - 45 ngày tuổi như sau:

Bảng 2.9. Mức ăn hàng ngày cho lợn con từ 10 - 45 ngày tuổi

Nguồn: Lê Hồng Mận và Xuân Giao (2004) Những lợn con được ăn một bữa trong ngày bị ỉa chảy nhiều hơn so với nhóm lợn được ăn tự do, trái lại những lợn con cho ăn hạn chế năng suất lại khá nhất. Sự ăn quá nhiều có thể dẫn đến ứ máu trong dạ dày, ruột. Việc cho ăn hạn chế trong thời gian sau cai sữa có hiệu quả rõ rệt đối với việc phòng tránh bệnh ỉa chảy . Số lần cho ăn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của lợn: Khi cho lợn ăn 3 lần/ngày thì sẽ tiêu hoá được 13,5% nhưng khi cho ăn 5 lần/ngày thì sẽ tiêu hoá được 19,7% .

Tuổi lợn con (ngày) Khối lượng thức ăn (kg)

10 – 20 0,1 - 0,15

20 – 30 0,15 - 0,25

2.4.2 Nhu cầu về năng lượng cho lợn con

Năng lượng là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất. Cơ thể cần năng lượng trước hết vào quá trình trao đổi chất. Năng lượng cũng cần thiết để tổng hợp lên các mô sinh trưởng mới, protein, mỡ và đường lactose. Ngoài ra năng lượng còn được chứa bên trong các kho dự trữ và các sản phẩm phân tiết. Năng lượng cũng còn dùng để duy trì thân nhiệt trong môi trường lạnh. Mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con dựa vào lượng sữa của lợn mẹ cung cấp được và theo khối lượng lợn con qua các tuần tuổi. Nói chung ở 2 tuần đầu lợn con hầu như đã được cung cấp đầy đủ năng lượng từ sữa mẹ. Từ tuần tuổi thứ 3 cần bổ sung thêm mới đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của lợn con. Để bổ sung năng lượng cho lợn con cần chọn những loại thức ăn có chất lượng cao, dễ tiêu và có hàm lượng xơ thấp (2 – 3%) như bột ngô, gạo, cám gạo loại I (Võ Trọng Hốt và cs., 2000).

Theo NRC (1998), mức năng lượng cần bổ sung cho lợn dựa theo khối lượng lợn con như sau:

Bảng 2.10. Mức năng lượng cho lợn con theo khối lượng cơ thể

Chỉ tiêu Khối lượng cơ thể (kg)

3 – 5 5 – 10 10 - 20 20 – 50

Khối lượng trung bình (kg) 4 7,5 15 35

DE trong khẩu phần (kcal/kg) 3.400 3.400 3.400 3.400 ME trong khẩu phần (kcal/kg) 3.265 3.265 3.265 3.265 Ước tính DE ăn vào (kcal/ngày) 855 1.690 3.400 6.305 Ước tính ME ăn vào (kcal/ngày) 820 1.620 3.265 6.050 Ước tính thức ăn ăn vào (g/ngày) 250 500 1.000 1.855

Nguồn: NRC.(1998)

Tuy nhiên, trong thực tế nuôi dưỡng lợn con là lợn thịt giai đoạn đang sinh

trưởng, chế độ nuôi dưỡng đang được áp dụng phổ biến nhất ở hầu hết các trang trại là cho ăn tự do. Với phương thức nuôi dưỡng này, việc tính toán nhu cầu năng lượng tỏ ra không thực tế bởi lẽ khi nuôi bằng chế độ ăn không hạn chế, bản thân con vật có khả năng tự điều chỉnh thức ăn ăn vào để thỏa mãn nhu cầu năng lượng của mình.

Theo NRC (1998), để điều chỉnh được lượng thức ăn ăn vào của lợn con và đang sinh trưởng cần lưu ý tới 3 nhóm những nhân tố sau:

Nhóm những nhân tố sinh lý bao gồm: di truyền, điều hòa hormone các yếu tố cảm giác ( vị giác, khứu giác).

Nhóm các yếu tố môi trường: nhiệt độ và ẩm độ môi trường, tốc độ lưu thông không khí, cấu trúc máng ăn, mật độ đàn.

Nhóm các yếu tố khẩu phần: sự thiếu và thừa các chất dinh dưỡng, mật độ năng lượng các thức ăn bổ sung khác như kháng sinh, chất kích thích ngon miệng, chế độ cung cấp nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai pidu x (lxy) từ 4 đến 28 ngày tuổi (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)