Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn từ 4-23 ngày tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai pidu x (lxy) từ 4 đến 28 ngày tuổi (Trang 61)

giai đoạn từ 4 -23 ngày tuổi

Kết quả cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể giai đoạn từ 4 cho tới 23 ngày tuổi của lô 1, 2 và lô 3 lần lượt là 2,41 kg TĂ/kg TKL; 2,26 kg TĂ/kg TKL và 2,12 kg TĂ/kg TKL. Nếu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lô 1 là 100% thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lô 2 là 94,17% và và lô 3 là 87,97%. Như vậy, lô 3 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp nhất, thấp hơn lô 1 là 12.03%. Tuy sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng kết quả trên cũng cho thấy việc sử dụng gạo xay thay thế ngô vào khẩu phần có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả sử dụng thức ăn, góp phần làm tăng thu nhận thức ăn cho lợn con và giảm tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng

4.1.5. Ảnh hưởng của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô đến tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ 4 - 23 ngày tuổi

Lợn con trong giai đoạn tập ăn rất dễ bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, cơ thể còn yếu có thể nói hội chứng tiêu chảy còn khá phổ biến trong các trang trại chăn nuôi lợn nái và các hộ chăn nuôi nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn đang hoành hành, thời tiết đang thay đổi thất thường. Gây thiệt hại không hề nhỏ nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời và hiệu quả. Hiện nay tiêu chảy của lợn con trong giai đoạn theo mẹ vẫn là vấn đề nan giải đối với ngành chăn nuôi lợn nước ta.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy rất đa dạng do mẹ mất sữa, do thay đổi thức ăn đột ngột, do virus, vi khuẩn, độc tố nấm mốc, thời tiết khí hậu, stress… Nhưng dù là nguyên nhân nào đi nữa nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân chủ yếu trong đó vi khuẩn E.coli và Salmonella chiếm vai trò chủ đạo. Lợn con khi bị tiêu chảy thì khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém, giảm cơ thể nhanh chóng do mất nhiều nước và rất dễ chết nếu không có phác đồ điều trị thích hợp và kịp thời. Mặt khác, sau khi sinh trưởng của lợn con cũng sẽ bị giảm hơn so với những con không bị tiêu chảy do chức năng sinh lý của niêm mạc ruột non không bị tổn thương, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ít nhiều cũng bị hạn chế. Tất cả điều này đã làm giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi do phải tăng chi phí thức ăn, chi phí thuốc thú y…

Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô vào khẩu phần đến khả năng phòng ngừa tiêu chảy của lợn con giai đoạn tập ăn được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai đoạn từ 4 - 23 ngày tuổi giai đoạn từ 4 - 23 ngày tuổi

Chỉ tiêu theo dõi Lô 1 Lô 2 Lô 3

Tổng số lợn con (con) 359 360 360

Số nái (con) 10 10 10

Số lần lặp lại (lần) 3 3 3

Số ngày theo dõi (ngày) 20 20 20

Số con mắc bệnh tiêu chảy (con) 16 12 9

Tỷ lệ tiêu chảy (%) 4,45 3,33 2,50

Số con chết (con) 31 18 16

Tỷ lệ chết % (từ 4 đến 23 ngày tuổi) 8,63 5,00 4,44

* Bệnh tiêu chảy:

Tiêu chảy là một bệnh nan giải trong chăn nuôi lợn con. Bệnh do nhiều

nguyên nhân gây ra như: thức ăn, nước uống, thời tiết, vệ sinh chuồng trại nên người ta gọi là hội chứng tiêu chảy (HCTC) ở lợn con.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy trong giai đoạn từ tập ăn đến cai sữa ở các lô thí nghiệm có sự khác nhau, lô 1 là 4,45%, lô 2 là 3,33% và lô 3

là 2,5%. Có thể thấy, tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy ở lô TN đã giảm so với lô ĐC, đặc biệt là ở lô 3, giảm đến 1,95% so với lô 1. Như vậy, tỷ lệ mắc tiêu chảy của lợn con trong giai đoạn tập ăn ở các lô thí nghiệm được sử dụng gạo xay thay thế ngô đã giảm hơn so với lô ĐC không được sử dụng . Kết quả được thể hiện rõ hơn ở biểu đồ 4.6.

4.45 3.33 2.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 1 Lô thí nghiệm Tỷ lệ ti êu c hả y( % ) Lô1 Lô 2 Lô 3

Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con từ 4 – 23 ngày tuổi

Nhìn vào biểu đồ 4.6 ta thấy sử dụng gạo xay thay thế ngô vào thức ăn cho lợn con trong giai đoạn từ tập ăn đến cai sữa đã có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ mắc tiêu chảy của lợn con. Mức thay thế 50% gạo xay vào khẩu phần đã làm tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con giảm 1,95% so với lô ĐC.

Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy trong giai đoạn từ 4 tới 23 ngày, số con chết của lô 2 và 3 lần lượt là 18 và 16 con thấp hơn lô 1 (31 con). Tỷ lệ chết của lô 2 và 3 đã giảm 3,63% và 4,19% so với lô 1. Điều này đã cho thấy, lợn con ở lô 2 và 3 sử dụng gạo xay thay thế ngô có sức đề kháng cao hơn, sức sống tốt hơn lô lô 1. Đặc biệt, việc sử dụng gạo xay thay thế ngô theo tỷ lệ 50% vào thức ăn đã làm giảm đáng kể tỷ lệ chết của lợn con.

Số ngày điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con giữa 3 lô không có sự khác biệt. Tất cả lợn con được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine, được nuôi dưỡng và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật của trại. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi đã sử dụng thuốc Enrotril.50 do công ty thuốc thú y HanVet sản xuất được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con trong giai đoạn tập ăn, với liều 1 – 1,5 ml/con/lần. Kết quả cho thấy, tỷ lệ chữa khỏi bệnh tiêu chảy trên lợn con đạt mức

rất cao. Như vậy, phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy trên lợn con Công ty TNHH một thành viên lợn giống Lạc Vệ đã đem lại kết quả rất tốt.

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi. Tỷ lệ nuôi sống cao hay thấp phản ánh thể chất của đàn lợn tốt hay xấu. Tỷ lệ nuôi sống của các nhóm lợn thí nghiệm qua các giai đoạn biểu thị khả năng thích nghi của chúng với điều kiện môi trường, khả năng chống đỡ bệnh tật và còn thể hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản l ý đàn lợn. Trong chăn nuôi, nếu đàn lợn khỏe mạnh, tỷ lệ nuôi sống cao thì tốc độ sinh trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế cao và ngược lại.

Từ kết quả bảng 4.6 số con chết giai đoạn từ 4 tới 23 ngày tuổi ở lô 1 (31 con) cao hơn lô 2 và 3 (18 và 16 con). Kết quả ở cả 3 lô thí nghiệm đều cho thấy số con chết cao hơn số con mắc tiêu chảy. Là do, tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn con còn phụ thuộc lớn vào khả năng thích nghi của chúng với điều kiện môi trường, khả năng chống đỡ bệnh tật và còn thể hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản l ý đàn. Nhìn vào bảng trên cũng thấy được tỷ lệ chết của lợn con giai đoạn từ 4 tới 23 ngày tuổi ở lô 2 và 3 (5,00% và 4,44%) thấp hơn so với lô 1 (8,63%).. Do 3 lô thí nghiệm đều được áp dụng quy trình nuôi dưỡng chăm sóc, quản lý là như nhau. Như vậy, việc sử dụng gạo xay thay thế ngô vào khẩu phần cho lợn con đã nâng cao sức sống của đàn lợn con dẫn tới giảm tỷ lệ chết giai đoạn từ 4 tới 23 ngày tuổi,

4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG GẠO XAY THAY THẾ NGÔ VÀO KHẨU PHẦN ĂN ĐỐI VỚI LỢN CON GIAI ĐOẠN 24-28 NGÀY TUỔI KHẨU PHẦN ĂN ĐỐI VỚI LỢN CON GIAI ĐOẠN 24-28 NGÀY TUỔI

4.2.1. Khối lượng của lợn con giai đoạn sau cai sữa (24 – 28 ngày tuổi)

Giai đoạn sau cai sữa của lợn con là giai đoạn quan trọng trong cả quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn con. Lợn con ở giai đoạn này sử dụng hoàn toàn thức ăn từ bên ngoài (không phải là sữa mẹ), sống trong điều kiện nuôi dưỡng khác, thường bị stress do ghép đàn,…

Trong những ngày đầu của giai đoạn cai sữa lợn con thường bị stress do việc cai sữa gây ra. Để giảm stress cho lợn con trong giai đoạn này, trong các chuồng nuôi thí nghiệm được lắp thêm hệ thống bình để cung cấp các chất điện giải cho lợn con qua nước uống. Trong tuần đầu, hệ thống đèn chụp sưởi, hệ thống làm mát được điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm và hệ thống máng ăn phù hợp với lợn con. Lợn con ở giai đoạn này sinh trưởng rất nhanh nhưng rất hay nhiễm bệnh đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát

triển của lợn con cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh, người chăn nuôi cần lựa chọn loại thức ăn dễ tiêu hóa, kích thích được tính thèm ăn nhằm tăng lượng thức ăn thu nhận, cung cấp đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng, tăng khả năng miễn dịch cho lợn con, .Để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn con giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi, chúng tôi thực hiện thí nghiệm sử dụng gạo xay thay thế ngô với tỷ lệ 25% và 50% vào khẩu phần cho lợn con.

Giai đoạn từ 24 – 28 nguồn dinh dưỡng duy nhất cung cấp cho lợn con là thức ăn, lợn con sinh trưởng rất nhanh, rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp. Kết quả nghiên cứu khả năng tăng trọng của lợn con từ 24-28 ngày tuổi trong thí nghiệm này được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi

Chỉ tiêu Lô TN 1 2 3 n X SE Cv% N X SE Cv% N X SE Cv% KL 24 ngày tuổi (kg/con) 90 7,3 ± 0,13 4,03 90 7,4 ± 0,14 4,83 90 7,8 ± 0,09 2,85 KL 28 ngày tuổi (kg/con) 90 7,87 ± 0,12 3,98 90 8,06 ± 0,15 4,71 90 8,53± 0,11 3,21 So sánh (%) 100 102,41 109,64 Chênh lệch(%) 2,41 9,64

Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Qua kết quả ở bảng 4.7 ta thấy tại thời điểm kết thúc thí nghiệm (lúc 28

ngày tuổi) lô 2 và 3 có khối lượng lần lượt là 8,06 ± 0,15kg/con và 8,53 ±

0,11kg/con; lô ĐC – lô 1 có khối lượng là 7,87± 0,12kg/con. Có thể thấy rằng

khối lượng tăng lên của lô 2 và 3 so với lô 1 là khá rõ rệt, đặc biệt là ở lô 3. So sánh sự chênh lệch về khối lượng của lợn con khi kết thúc thí nghiệm giữa hai giai đoạn từ 4 đến 23 ngày tuổi và từ 24 đến 28 ngày tuổi ta thấy: Ở giai đoạn từ 4 đến 23 ngày tuổi thì khối lượng lợn con của lô 2 và 3 tăng lần lượt là 1,51% và 6,72% so với lô 1. Ở giai đoạn từ 24 đến 28 ngày tuổi khối lượng lợn

con của lô 2 và 3 tăng hơn so với lô 1 lần lượt là 2,41% và 9,64%. Như vậy có thể thấy rằng sự chênh lệch về khối lượng của lợn con khi kết thúc thí nghiệm ở giai đoạn từ 4 đến 23 ngày tuổi nhỏ hơn giai đoạn từ 24 đến 28 ngày tuổi do giai đoạn từ 4 đến 23 ngày tuổi thì thức ăn của lợn con chủ yếu là sữa mẹ nên tăng khối lượng của lợn con giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào sữa mẹ.

Sự chênh lệch về khối lượng giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng của lợn con từ 24 - 28 ngày tuổi được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.7.

7,3 7,87 7,4 8,06 7,8 8,53 6,6 6,87 7,2 7,4 7,6 7,88 8,2 8,4 8,6 8,8

24 ngày tuổi 28 ngày tuổi

ngày tuổi Kh ối lư ợn g cơ th ể (k g) Lô 1 Lô 2 Lô 3

Biểu đồ 4.7. Khối lượng lợn con giai đoạn từ 24 - 28 ngày tuổi

Qua biểu đồ 4.7 ta thấy khối lượng lợn con của các lô thí nghiệm được thể hiện qua chiều cao của các cột. Khối lượng lợn con ở lô ĐC (lô 1) giai đoạn từ 24 đến 28 ngày tuổi tăng trọng không đáng kể. Khối lượng lợn con ở lô TN (lô 2 và 3) giai đoạn 24 – 28 ngày tuổi trọng lượng tăng khá nhanh. Điều này chứng tỏ sử dụng gạo xay thay thế ngô đem lại hiệu quả tốt nâng cao khối lượng lợn con,

4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 24- 28 ngày tuổi

Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể gia súc trong một đơn vị thời gian. Đây là chỉ tiêu để xác định mức tăng khối lượng hằng ngày của lợn con trong thời gian tiến hành thí nghiệm.

Sau cai sữa là giai đoạn khó khăn nhất của đàn lợn con, vì đây là những ngày đầu tiên lợn không được bú mẹ mà phải sống hoàn toàn bằng thức ăn mà chúng thu nhận được hàng ngày. Vì thế chất lượng của thức ăn có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo ổ thí nghiệm giai đoạn 24-28 ngày tuổi (g/con/ngày)

Ổ thí nghiệm

Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

Lô 1 Lô 2 Lô 3

1 90 100 120 2 90 110 120 3 100 120 140 4 110 120 130 5 120 140 150 6 120 140 160 7 130 150 170 8 140 160 180 9 160 170 190 Giá trị trung bình 117,78a ± 6,10 134,44b ± 6,85 151,11c ± 5,80 So sánh (%) 100 114,14 128,29 Chênh lệch (%) 14,14 28,29

Chú thích: các giá trị mang các chữ cái khác nhau trên cùng một hàng thì sai khác có ý nghĩa thống kê

(P<0,05) và ngược lại.

Từ kết quả thể hiện trong bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy sinh trưởng tuyệt

đối của các lô 1, 2 và 3 lần lượt là: 117,78a ± 6,10g/con/ngày; 134,44b ±

6,85g/con/ngày và 151,11b ± 5,80 g/con/ngày. Nếu sinh trưởng tuyệt đối của lô 1

là 100% thì lô 2 là 114,44% và lô 3 là 128,29%, sinh trưởng tuyệt đối của lô 2 và 3 cao hơn lô 1 lần lượt là 14,14% và 28,29%. Sự khác nhau về sinh trưởng tuyệt đối giữa lô ĐC (lô 1) và lô TN (lô 2 và 3) là rất rõ rệt, đặc biệt là ở lô 3.

Qua xử lý thống kê chúng tôi nhận thấy sinh trưởng tuyệt đối có sự khác nhau giữa lô TN so với lô ĐC là có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

Kết quả được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.8. 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Ô thí nghiệm Si nh tr ưở ng tu yệ t đ ối (g am /c on /n gà y) Lô 1 Lô 2 Lô 3

Biểu đồ 4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo ổ thí nghiệm giai đoạn 24 – 28 ngày tuổi

Từ kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, sử dụng thức ăn gạo xay thay thế ngô vào khẩu phần ăn cho lợn con đã có ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện tốc độ tăng trọng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ, thể hiện rõ ở lô 3 (sử dụng thay thế gạo xay 50% ). Điều đó chứng tỏ rằng sử dụng gạo xay thay thế ngô vào trong khẩu phần thức ăn, giúp lợn con tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn, sinh trưởng nhanh hơn.

4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi đoạn 24 - 28 ngày tuổi

Đối với lợn con cai sữa, tính chất (mùi, vị,...) của thức ăn quyết định rất lớn đến lượng thức ăn ăn vào. Lợn con sau cai sữa chưa quen hoàn toàn với nguồn thức ăn bên ngoài nên thức ăn phải có mùi vị của sữa lợn mẹ để kích thích tính thèm ăn, từ đó nâng cao được lượng thức ăn thu nhận.

Tuy nhiên, lợn con giai đoạn sau cai sữa hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên ảnh hưởng rất nhiều đến lượng thức ăn thu nhận hằng ngày. Đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai pidu x (lxy) từ 4 đến 28 ngày tuổi (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)