Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai pidu x (lxy) từ 4 đến 28 ngày tuổi (Trang 68 - 73)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô vào khẩu phần ăn

4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con

Từ kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, sử dụng thức ăn gạo xay thay thế ngô vào khẩu phần ăn cho lợn con đã có ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện tốc độ tăng trọng của lợn con trong giai đoạn theo mẹ, thể hiện rõ ở lô 3 (sử dụng thay thế gạo xay 50% ). Điều đó chứng tỏ rằng sử dụng gạo xay thay thế ngô vào trong khẩu phần thức ăn, giúp lợn con tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn, sinh trưởng nhanh hơn.

4.2.3. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi đoạn 24 - 28 ngày tuổi

Đối với lợn con cai sữa, tính chất (mùi, vị,...) của thức ăn quyết định rất lớn đến lượng thức ăn ăn vào. Lợn con sau cai sữa chưa quen hoàn toàn với nguồn thức ăn bên ngoài nên thức ăn phải có mùi vị của sữa lợn mẹ để kích thích tính thèm ăn, từ đó nâng cao được lượng thức ăn thu nhận.

Tuy nhiên, lợn con giai đoạn sau cai sữa hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên ảnh hưởng rất nhiều đến lượng thức ăn thu nhận hằng ngày. Đặc biệt, trong khoảng một tuần đầu sau cai sữa, lợn con thường bị giảm ăn, giảm khối lượng, hay bị nhiễm bệnh và tỷ lệ hao hụt đàn cao. Một nguyên nhân nữa là sau khi cai sữa lợn con thường bị stress do chuyển môi trường sống, do ghép đàn, thức ăn của lợn con cũng thay đổi, dẫn đến làm giảm lượng thức ăn thu nhận của lợn con.

Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tăng khối lượng, tính đồng đều cũng như khả năng kháng bệnh của lợn con. Khẩu phần nào có khả năng thu nhận cao đồng nghĩa với có khả năng tiêu hóa cao, có mùi vị hấp dẫn, có tính ngon miệng cao sẽ kích thích được tính thèm ăn của lợn. Đặc biệt, với lợn con sau cai sữa, nguồn dinh dưỡng hoàn toàn lấy từ thức ăn, việc chế biến và phối hợp được khẩu phần có lượng thức ăn thu nhận cao và hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao, tăng khả năng kháng bệnh là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp khẩu phần có khả năng thu nhận thức ăn cao, hiệu quả chuyển hóa thức ăn lại thấp, khả năng tiêu hóa thấp.

Chính vì vậy, chúng tôi đã thí nghiệm sử dụng gạo xay thay thế ngô vào trong khẩu phần thức ăn cho lợn theo tỷ lệ 25% và 50 % nhằm tạo ra khẩu phần có mức sử dụng hiệu quả để làm tăng thu nhận và tiêu hóa thức ăn đối với lợn con cai sữa 24 - 28 ngày tuổi.

Kết quả lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn giai đoạn 24 tới 28 ngày tuổi được thể hiện lần lượt ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi

Chỉ tiêu Lô 1 Lô 2 Lô 3

Số lợn con theo dõi (con) 30 30 30

Lượng TA thu nhận(kg) 59,5 66,14 72,87

Lượng TA thu nhận từ 24 – 28 ngày tuổi (g/con/ngày) 132,22 146,98 161,94 Tăng khối lượng từ 24 – 28 ngày tuổi (kg/con) 0,57 0,66 0,73 Hiệu quả sử dụng thức ăn (kgTA/kgTT) 1,16 1,11 1,08

So sánh (%) 100 4,40 6,9

Chênh lệch (%) 95,6 93,10

Từ kết quả bảng 4.9 ta thấy tăng khối lượng từ 24 – 28 ngày tuổi của lô 2 và 3 lần lượt là 0,73kg/con và 0,66kg/con cao hơn rõ rệt so với lô 1 là 0,57kg/con. Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày từ 24 - 28 ngày tuổi ở cả 3 lô có sự khác biệt đáng kể, lô ĐC (lô 1) là 132,22 (g/con/ngày) thấp hơn lô TN (lô 2 và 3) lần lượt là 146,98(g/con/ngày) và 161,94(g/con/ngày). Từ đó cho thấy lượng thức ăn thu nhận hàng ngày cao sẽ làm tăng khối lượng lợn con, điều này là hoàn toàn

phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của lợn con.Kết quả lượng thức ăn thu nhận từng ngày của lợn con được chúng tôi trình bày chi tiết ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Lượng thu nhận thức ăn và lượng thức ăn tích lũy từng ngày giai đoạn 24-28 ngày tuổi

Ngày Lượng thức ăn thu nhận (g/con/ngày)

Lượng thức ăn tích lũy (g/con/ngày)

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 1 Lô 2 Lô 3

24 87 97,8 115,3 82 97,8 110,3

25 105,3 122,1 140,7 192,3 219,90 251,00

26 169,3 185 196,9 361,6 404,90 447,9

27 173,6 189,3 200,4 535,2 594,20 648,30

28 125,9 140,7 156,4 661,1 734,90 804,7

Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Từ bảng 4.10, kết quả thu được là lượng thức ăn tích lũy 28 ngày tuổi, lô 1 có lượng thức ăn tích lũy là 661,10 g/con; lô 2 và 3 có lượng thức ăn tích lũy lần lượt đạt tới 734,90g/con và 804,7 g/con. Lượng thức ăn tích lũy ở lô 2 và 3 cao hơn lô 1 chứng tỏ tốc độ sinh trưởng và tăng trọng của lô 2 và 3 cao hơn lô 1. Kết quả được chúng tôi minh họa rõ hơn ở biểu đồ 4.9.

0 50 100 150 200 250 24 25 26 27 28 ngày tuôi th ức ă n th u nh ận (g /c on /n gà y) Lô 1 Lô 2 Lô 3

Biểu đồ 4.9. Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từng ngày giai đoạn 24 -28 ngày tuổi

Nhìn vào biểu đồ 4.9 ta thấy sử dụng gạo xay thay thế ngô tỷ lệ 50% trong giai đoạn từ 24 – 28 ngày tuổi ảnh hưởng tích cực làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng ở giai đoạn sau cai sữa dẫn tới tăng khối lượng cơ thể đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiệu quả sử dụng thức ăn chính là mức độ tiêu tốn thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm. Trong thí nghiệm này, hiệu quả sử dụng thức ăn chính là tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể.

Kết quả cho thấy trong giai đoạn 24 -28 ngày tuổi tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở lô 2 và 3 lần lượt là 1,11kg và 1,08 kg thấp hơn so với lô 1 (1,16kg). Nếu tính tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lô 1 là 100% thì các lô 2 và 3 lần lượt là 25,6% và 93,10%. Nói cách khác, lô thí nghiệm sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn với tỷ lệ 25%, 50% thức ăn , tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể thấp hơn lô đối chứng, .

4.2.4. Ảnh hưởng của việc sử dụng gạo xay thay thế ngô đến bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi ở lợn con giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi

Tuần đầu tiên sau cai sữa là một trong 3 giai đoạn lợn con có khả năng bị tiêu chảy cao nhất. Tuy nhiên, bệnh vẫn thường xảy ra ở các giai đoạn khác nhau của lợn và nó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát dục của lợn con. Do vậy, việc phòng chữa bệnh tiêu chảy trong giai đoạn này là hết sức quan trọng.

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu trong đó vi khuẩn E.coli và

Salmonella. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi

Chỉ tiêu theo dõi Lô 1 Lô 2 Lô 3

Tổng số lợn (con) 90 90 90

Số ngày theo dõi (ngày) 5 5 5

Số con tiêu chảy (con) 9 5 4

Tỷ lệ tiêu chảy (%) 10 5,55 4,44

Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 100 100 100

Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con có rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố về thức ăn còn có các yếu tố khác như: điều kiện khí hậu, kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại. Khi hạn chế được các điều kiện bất lợi cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp và hợp lý thì tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con sẽ giảm đi rõ rệt. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của lợn con giai đoạn từ 24 – 28 ngày tuổi trong thí nghiệm này được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.10.

10 5.55 4.44 0 2 4 6 8 10 12 1 Lô thí nghiệm Tỷ lệ ti êu c hả y( % ) Lô 1 Lô 2 Lô 3

Biểu đồ 4.10. Tỷ lệ mắc tiêu chảy của lợn con từ 24 - 28 ngày tuổi

Từ kết quả bảng 4.11 và biểu đồ 4.10 cho thấy tỷ lệ lợn con ở giai đoạn 24 - 28 ngày tuổi mắc bệnh tiêu chảy đã giảm một cách rõ rệt, cụ thể: lô 1 là 10 %, lô 2 là 5.55% và lô 3 là 4.44%. Qua đây chúng tôi nhận sử dụng gạo xay thay thế ngô đã có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường ruột, kích thích được khả năng tiêu hóa thức ăn.

Tỷ lệ nuôi sống tới 28 ngày tuổi có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi vì thông thường ở giai đoạn này các trại bắt đầu bán lợn con để hoạch toán hiệu quả chăn nuôi. Tỷ lệ nuôi sống đến 28 ngày tuổi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng trong đó thức ăn có vai trò quyết định. Nếu thức ăn không tốt lợn ăn không tiêu hóa hấp thu được, lợn con bị tiêu chảy, dẫn đến đường ruột của lợn con bị tổn thương, đối với lợn con phần lớn kháng thể được sinh ra từ ruột. Do vậy, khi đường ruột bị tổn thương lượng kháng thể giảm lợn con rất dễ nhiễm bệnh. Trong điều kiện chăn nuôi không tốt mầm bệnh nhiều dẫn đến tỷ lệ chết sẽ cao. Tỷ lệ chết của chúng tôi thấp là do công ty TNHH lợn giống DABACO áp dụng cai sữa theo tuần và xuất lợn theo tuần, và khi chuyển lợn sang chuồng cai sữa toàn bộ chuồng cai sữa đã được sát trùng cẩn thận, chuồng có hệ thống làm

mát để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng, bình pha thuốc và hệ thống đèn sưởi tương đối tốt, công nhân duy trì làm việc 3 ca liên tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng gạo xay thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai pidu x (lxy) từ 4 đến 28 ngày tuổi (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)