2.3.1. Khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con
Khi còn trong cơ thể mẹ, sự cân bằng nhiệt của bào thai được xác định do thân nhiệt của lợn mẹ. Sau khi sinh, cơ thể lợn con chưa thể bù đắp được lượng nhiệt bị mất đi nên cơ thể dễ bị lạnh và phát sinh bệnh tật, nhất là bệnh phân trắng lợn con. Trong tuần lễ đầu, thân nhiệt của lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ở hai ngày đầu, nếu nhiệt độ môi trường từ 5 - 6°C, lợn con có thể chết do lạnh và mất nhiệt. Khả năng điều tiết nhiệt ở lợn con trong 3 tuần tuổi đầu còn rất kém do thân nhiệt chưa ổn định. Nguyên nhân chủ yếu lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và lượng đường glycogen được dự trữ trong cơ thể còn ít, cho nên khả năng cung cấp năng lượng để chống rét bị hạn chế. Mặt
khác, trên cơ thể lợn lông mao đang còn thưa nên khả năng giữ nhiệt còn kém. Do đó, khi nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, thân nhiệt của lợn con giảm nhanh làm cho lợn con dễ bị cảm lạnh, hay bị ỉa chảy và ỉa phân trắng. Sau 3 tuần tuổi thân nhiệt lợn con mới tương đối ổn định (39 - 39,5°C), khả năng điều hòa thân nhiệt tốt dần lên để đáp ứng với môi trường bên ngoài.
Cơ thể lợn con mới sinh có tới 82% là nước, sau 30 phút nước giảm 12% thân nhiệt giảm 5°C. Do vậy lợn con bị lạnh, hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể bị rối loạn, đòi hỏi phải sưởi ấm cho lợn con nhất là trong 7 ngày đầu đảm bảo cho sự trao đổi năng lượng và trao đổi vật chất cao. Nếu chuồng có độn rơm, phoi bào, đèn sưởi để có nhiệt độ 32 - 34°C trong tuần đầu, 29 - 30°C trong tuần sau, từ ngày tuổi thứ 10 lợn con mới tự điều chỉnh cân bằng được thân nhiệt.
Nghiên cứu khác cho thấy ở lợn sơ sinh, tỷ lệ nước trong cơ thể chiếm 82 %, vì có nhiều nước, nhiệt độ cơ thể giảm nhiều, 30 giây sau đẻ, nước trong cơ thể giảm 1,5 - 2% kèm theo thân nhiệt giảm 5 - 10°C lợn con bị lạnh, các chức năng hoạt động bị rối loạn dẫn đến lợn con bị chết non. Yêu cầu nhiệt độ của lợn con sơ sinh đến 7 ngày tuổi: 32 - 34°C, sau 7 ngày tuổi: 29 - 30°C. nhiệt độ thích hợp cho lợn con:
Sơ sinh đến 7 ngày tuổi: 30 - 32°C Từ 8 - 21 ngày tuổi: 28 - 29°C Từ 22 - 56 ngày tuổi: 27 - 28°C
Có thể nói, khả năng điều tiết nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi còn kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra. Cho nên nếu nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt hạ xuống càng nhiều.
Thân nhiệt của lợn con sau khi đẻ khoảng 38°C, sau 10 ngày tăng lên
39,5 đến 39,7°C và giữ ở mức đó. Trong thời gian này thân nhiệt lợn con có thể
biến động trên dưới 1°C. Chuồng lạnh là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp (mẹ đè chết con) làm tỷ lệ chết của lợn con cao. Lợn chết trong 48 giờ là 12,1% khi nhiệt độ chuồng nuôi là 20 -25°C , trong khi đó tỷ lệ chết là 7,7% khi nhiệt độ chuồng nuôi lớn hơn 25°C (Vũ Duy Giảng, 2001).
Lợn con dưới 3 tuần tuổi, nếu nuôi ở nhiệt độ chuồng nuôi là 18°C thì thân
nhiệt của lợn con giảm xuống 2°C so với thân nhiệt ban đầu. Khi nhiệt độ
lượng sơ sinh trung bình của lợn con là 1,13 kg được nuồi ở trong chuồng nuôi có nhiệt độ 16 - 21°C thì sau 30 phút thân nhiệt lợn con bị giảm xuống 1,6°C nhưng lợn con có khối lượng trung bình 2,4 kg nuôi trong điều kiện là - 4°C thì thân nhiệt giảm tới 16,6°C. Điều này chứng tỏ khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con ít phụ thuộc vào khối lượng sơ sinh mà chủ yếu phụ thuộc và nhiệt độ chuồng nuôi và tuổi lợn con.
Trong thực tế, những biến động thời tiết thường tạo ra môi trường nhiệt độ rất khác biệt với vùng nhiện độ tối thích của lợn con và đó chính là một trong số những nguyên nhân dẫn tới khủmg hoảng sinh lý của lợn con sau cai sữa (Hitoshi Mikami, 1994).
2.3.2. Đặc điểm tiêu hoá của lợn con
Sau khi sinh cần phải cho lợn bú ngay sữa đầu vì sữa đầu có giá trị dinh dưỡng rất cao: hàm lượng vitamin A gấp 5- 6 lần so với sữa thường, vitamin D
gấp 3 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần. Lợn con mới sinh
ra sống nhờ vào sữa mẹ, lúc này chức năng của cơ quan tiêu hoá chưa hoàn thiện. Nghiên cứu thành phần của sữa lợn cho biết trong 1 kg sữa đầu có chứa 175g protein thô, gấp khoảng 3 lần so với sữa thường (56g). Song hàm lượng lipit và đường lactose trong sữa đầu ( 67g và 32g/kg) lại thấp hơn trong sữa thường (101g và 49g), điều này sẽ giúp lợn con sử dụng sữa đầu tốt hơn.
Đặc biệt sữa đầu có 11,29% protein huyết thanh, trong đó có 45,29% là γ globulin có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể lợn con. Sau khi bú sữa đầu, hàm lượng protein tổng số trong huyết thanh tăng từ 2,28g/100ml lên 6,00g/100ml.
Khả năng tiết enzym của lợn thay đổi theo tuổi và giảm sau cai sữa. Những nghiên cứu cho thấy hình thành enzym có mối quan hệ với lượng thức ăn thu nhận, và thức ăn thu nhận càng cao thì hoạt tính enzym càng mạnh. Theo
Lindemann et al. (1986) hoạt tính enzym tăng khi dang bú mẹ và giảm khi cai
sữa ( khi lượng thức ăn thu nhận thấp), và lại tăng lại sau khi lợn co qua stress sau cai sữa. Một số loại men tiêu hóa được trình bày ở bảng 2.1. Enzym trong dịch vị đã có từ khi lợn mới đẻ, nhưng trước 20 ngày tuổi chúng chưa có khả năng tiêu hóa vì trong dịch vị thiếu axit HCl. Hoạt lực của enzym tăng lên theo độ tuổi một cách rõ rệt, cụ thể là 9 ngày tuổi tiêu hoá 30mg Fibrin trong 19 giờ, 28 ngày tuổi chỉ cần 2 -3 giờ, đến 50 ngày tuổi HCl 0,4% vào thức ăn cho lợn 3 – 4 ngày tuổi sẽ kích thích tiết dịch vị và tăng khả năng tiêu hoá của lợn con.
Bảng 2.8. Một số loại men tiêu hóa
Enzym Chất dinh dưỡng tiêu hóa
Lactose Lactose
Lipase Chất béo
Amylase Tinh bột
Trypsin Protein
Chymotrysin Protein
Theo Trương Lăng (1994) lợn con khi mới sinh khả năng tiêu hoá protein rất hạn chế do axit HCl ít, enzym pepsin hoạt động kém. Hoạt lực của enzym pepsin tăng lên theo ngày tuổi do đó khả năng tiêu hoá protein cũng tăng lên. Ở 28 ngày tuổi pH dạ dày là 5,3 – 5,5; ở 56 ngày tuổi pH dạ dày là 4 và lúc này khoảng 50% protein được thuỷ phân ở dạ dày và pH dạ dày là 1 - 3.
Khả năng ngưng kết sữa của dịch vị lợn con cũng thay đổi theo tuổi, lượng chymozine tăng lên trước 1 tháng tuổi, sau đó bị giảm. Khả năng miễn dịch của lợn con thường được đánh giá thông qua hàm lượng γ globulin có trong máu. 24 giờ sau khi bú sữa đầu, hàm lượng γ globulin trong máu lợn đạt 20,3 mg/100ml máu, hàm lượng γ globulin trong máu tăng lên chậm dần, đến 3 tuần tuổi chỉ đạt khoảng 24 mg/100ml máu (máu bình thường của lợn trưởng thành có khoảng 65,0 mg γ globulin/100ml máu). Hàm lượng γ globulin tăng lên là do cơ thể lợn con đã có đáp ứng miễn dịch thụ động. Một vài nghiên cứu đã phát hiện rằng miễn dịch thụ động có thể kéo dài tới vài tháng.
Những γ globulin có phân tử lượng lớn (macro - molecular globulin) có thể hấp thu toàn bộ qua vách ruột chỉ trong vòng 36 giờ mà không bị mất hoạt tính miễn dịch. Chất ức chế tripsin ở sữa đầu đã hạn chế sự phân giải các protein miễn dịch của tripsin trong 1 - 2 ngày đầu sau khi sinh. Sau đó, khả năng hấp thu qua niêm mạc ruột giảm xuống là do nồng độ chất ức chế này giảm dần. Hơn nữa thành phần sữa đầu cũng biến đổi rất nhanh trong vòng 24 giờ; hàm lượng protein từ 18% xuống còn 7%, hàm lượng γ globulin giảm từ 51% xuống còn 27%.
Khả năng miễn dịch của lợn phụ thuộc vào số lượng γ globulin mà chúng hấp thu được, nhưng tốc độ hấp thu lại bị khống chế bởi hàm lượng γ globulin trong sữa. Do đó cho lợn con bú sữa đầu là việc vô cùng quan trọng để tăng sức đề kháng.
Lợn con sinh ra sống nhờ vào sữa mẹ do chúng chưa ăn được thức ăn và bộ máy tiêu hoá của chúng chưa hoàn thiện, tuy nhiên giai đoạn này cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh. Như vậy, ở lợn con nhất là giai đoạn trước 3 tuần tuổi, khả năng tiêu hoá thức ăn còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu được nuôi dưỡng trong môi trường thích hợp và được cung cấp thức ăn có chất lượng tốt, chế biến hợp lý để tập cho lợn con ăn sớm sẽ cải thiện được những hạn chế này.
Các cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích dạ dày, ruột non, ruột già. Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần lúc sơ sinh (dung tích dạ dày lúc sơ sinh khoảng 0,03 lit). Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần so với lúc sơ sinh (dung tích ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít). Dung tích ruột già của lợn lúc 10 ngày tuổi gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít).
2.3.3. Hiện tượng khủng hoảng sinh lý của lợn con
Lợn con có cường sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 thì cường độ giảm. Lợn con có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, khối lượng lợn sau 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần; sau 30 ngày tuổi tăng gấp 6 lần về sau 60 ngày tuổi tăng gấp 14 lần lúc sơ sinh. Do có cường sinh trưởng nhanh nên khả năng tích luỹ protein cũng rất nhanh. Ở lợn con 20 ngày tuổi, mỗi ngày có thể tích luỹ được 9-14g protein trên 1 kg khối lượng cơ thể. Trong khi đó ở lợn lớn mỗi ngày chỉ tích luỹ được 0,3 – 0,5g protein trên 1 kg khối lượng cơ thể. Chính vì vậy hiệu quả chuyển hóa thức ăn ở lợn con cũng tốt hơn lợn lớn, nói cách khác tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng ở lợn con là thấp hơn. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm xuống, trong khi đó khả năng tiêu hoá thức ăn của lợn con lại chưa tốt. Điều này sẽ làm giảm hàm lượng hemoglobi trong máu, giảm sức đề kháng của lợn con. Đây là giai đoạn khủng hoảng thứ nhất của lợn con, giai đoạn khủng hoảng thứ hai đối với lợn con là giai đoạn bắt đầu cai sữa. Đặc biệt là khi cai sữa sớm cho lợn con để nâng cao năng
suất lợn nái về hiệu quả chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, tác giả cũng cho biết cai sữa sớm thường gây stress nghiêm trọng cho lợn con, lợn con cai sữa sớm thường ăn ít, tăng khối lượng thấp hay bị tiêu chảy và tỷ lệ chết cao.
Để khắc phục hiện tượng khủng hoảng sinh lý ở lợn con người ta có thể sử dụng đồng thời nhiều biện pháp như tập cho lợn con ăn sớm, chọn nguyên liêu thức ăn có chất lượng cao, công nghệ chế biến thức ăn thích hợp và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý.
Tập cho lợn con ăn sớm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng cho lợn con tập ăn sớm, ăn thêm trong giai đoạn bú sữa sẽ làm tăng khả năng thu nhận thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng trong giai đoạn cai sữa, đặc biệt khi năng suất sữa của lợn mẹ thấp. Tập cho lợn con ăn sớm còn làm giảm tỷ lệ hao hụt của lợn nái, thúc đẩy bộ máy tiêu hoá của lợn con phát triển nhanh, sớm hoàn thiện và tạo tiền đề cho giai đoạn sau cai sữa. Hoạt tính của các enzym saccaraza, maltaza, trypsin, amilaza tuyến tụy tăng lên đáng kể ở những lợn con được cho ăn thêm thức ăn trong giai đoạn bú sữa.
Đối với lợn con cai sữa sớm, khi hệ thống miễn dịch và bộ máy tiêu hoá phát triển chưa hoàn thiện, cần lựa chọn các loại thức ăn chất lượng cao. Protein động vật chất lượng cao như bột cá, giàu protein; bột huyết tương (plasme) giàu kháng thể và axít amin quan trọng, bột whey giàu đường lactose rất tốt cho lợn con tập ăn để cai sữa sớm
Phương pháp chế biến thức ăn thích hợp cũng là một biện pháp quan trọng làm giảm thiểu stress đối với lợn con. Sử dụng các phương pháp chế biến để làm tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng có trong thức ăn cũng như tăng mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn của lợn con, sử dụng plasma không những giúp tăng thêm sức đề kháng mà còn kích thích tính thèm ăn của lợn con. Sử dụng thức ăn ép viên không những làm tăng tỷ lệ tiêu hoá mà còn hạn chế lượng thức ăn rơi vãi. Kích thước viên thức ăn cũng rất quan trọng đối với thức ăn của lợn con. Giảm kích thước viên thức ăn từ 2,4mm xuống 2,0mm đã làm tăng lượng thức ăn thu nhận ở lợn con lên 5%.
Ngoài các phương pháp trên thì phương pháp cho ăn và việc tạo ra một môi trường sống phù hợp đối với lợn con là vô cùng cần thiết, giúp cho lợn con giảm stress và sinh trưởng tốt. Số lượng máng ăn, số bữa ăn trong ngày, chuyển thức ăn từ từ là những yếu tố kỹ thuật cần được lưu ý trong kỹ thuật nuôi dưỡng
lợn con . Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng thì nhiệt độ, độ ẩm và chế độ chiếu sáng phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của lợn con là những vấn đề cần chú ý. Những vấn đề này sẽ giúp cho lợn con có môi trường sống tốt để sinh trưởng phát triển tối đa
2.4. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON
2.4.1. Số lượng thức ăn ăn vào và số lần cho ăn trong ngày
Cho ăn với một lượng nhỏ với khoảng cách đều đặn đã nâng cao được năng suất của lợn con. Với phương pháp nuôi dưỡng này có thể khắc phục được 2 vấn đề, một là tránh tồn dư lâu thức ăn trong máng, tránh rơi vãi thức ăn, hai là tăng khả năng tiêu hoá hấp thu của lợn con.
Sau khi cai sữa lợn con thường bị khủng hoảng, tránh tình trạng đó cần giảm lượng thức ăn hàng ngày.
Ngày cai sữa giảm 1/2 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa. Ngày tiếp theo giảm 1/3 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa. Ngày tiếp theo giảm 1/4 lượng thức ăn so với ngày trước cai sữa.
Sau đó nếu quan sát thấy lợn không có vấn đề về tiêu hoá cho ăn bình thường như trước ngày cai sữa rồi tăng dần theo nhu cầu của lợn con.
Theo Lê Hồng Mận và Xuân Giao (2004), mức ăn hằng ngày cho lợn con từ 10 - 45 ngày tuổi như sau:
Bảng 2.9. Mức ăn hàng ngày cho lợn con từ 10 - 45 ngày tuổi
Nguồn: Lê Hồng Mận và Xuân Giao (2004) Những lợn con được ăn một bữa trong ngày bị ỉa chảy nhiều hơn so với nhóm lợn được ăn tự do, trái lại những lợn con cho ăn hạn chế năng suất lại khá nhất. Sự ăn quá nhiều có thể dẫn đến ứ máu trong dạ dày, ruột. Việc cho ăn hạn