“Con người không thể sống một mình”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật thuộc thế hệ vứt đitrong tiểu thuyết chiến tranh của e hemingway (Trang 62 - 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. “Con ngƣời không thể bị khuất phục”

2.2.2. “Con người không thể sống một mình”

Nhân vật của Hemingway cô độc, xa lạ nhưng luôn khao khát tìm đến với mọi người. Chiến tranh mang đến cho Henry, Jake, Brett, Maria những vết thương, song họ không gục ngã, họ vẫn sống, vẫn tiếp tục bước đi: Jake vẫn ở bên Brett, Maria vẫn tiếp tục sống với những người còn lại và đứa con trong bụng, Robert tự nguyện chiến đấu vì tự do của những người khác dù biết rằng anh có thể sẽ hy sinh. Những người lính trong cả ba tác phẩm trước khi tham chiến đều có một điểm chung là có niềm tin vào một điều gì đó tốt đẹp, mới mẻ, đều sống, chiến đấu và yêu hết mình, không hề hối tiếc. Đó chính là quan niệm riêng, là triết lý sống riêng của những con người cô đơn trong chiến tranh.

Ngay trong chiến đấu, đôi lúc họ cũng cô đơn. Và trong những phút giây ấy họ cũng luôn khao khát có người bên cạnh vì họ không thể sống một mình mãi được. Với Henry, khi được toại nguyện ở bên người mình yêu thương thì cô đơn dường như không còn cơ hội đến được nữa: “Đêm đó nơi khách sạn, phòng của chúng tôi, dãy hàng lang dài trống rỗng, giày của chúng tôi để ở ngoài cửa. Mưa rơi đập vào cửa kính và trong phòng ánh

đèn vui tươi dễ chịu và êm dịu. Rồi khi ánh sáng tắt đi là sự thú vị êm ái của giường nệm tiện nghi. Cảm thấy như ở nhà mình, không cảm thấy cô đơn, thức giấc nửa đêm và thấy nàng đang ở cạnh mình. Mọi thứ còn lại như hư ảo (…). Nhưng đối với hai chúng tôi, không bao giờ thấy cô đơn và sợ hãi khi ở bên nhau.” [22; tr.340 ]. Bóng đêm, những điều đáng sợ của chiến tranh không còn có cơ hội ám ảnh anh được nữa cũng bởi anh đã có Catherine bên mình: “Ban đêm có thể kinh hoàng đối với những ai sống một mình khi họ bắt đầu cảm thấy cô đơn. Nhưng có Catherine bên cạnh, không thể nói rằng có sự khác biệt giữa ban đêm và ban ngày, nếu có chăng thì đó là ban đêm còn tuyệt vời hơn ban ngày nữa” [22; tr.341]. Trong chiến đấu Henry có đồng đội, có bạn thân để trò chuyện. Dường như câu chuyện của những người lính luôn là những đề tài hấp dẫn và tràn ngập tiếng cười như nguồn động viên cùng nhau vượt qua những thử thách, những khắc nghiệt và gian nan của cuộc chiến đấu vô nghĩa. Rồi khi giã từ cuộc chiến, sống chui lủi ở một khách sạn nơi xứ người thì Henry cũng tìm được những người chuyện trò có cùng chí hướng chống lại cuộc chiến vô nghĩa đó. Trong đoạn kết thúc mà tác giả viết lần đầu thì sau khi Catherine mất, Henry quay trở về khách sạn dưới mưa nhưng anh vẫn dõi theo cuộc sống của những nhân vật khác trong truyện. Như vậy Henry không tìm đến nỗi cô đơn mà trong tâm trí anh vẫn hướng về mọi người.

Không chỉ “hướng về mọi người”, Jake Barnes trong tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc còn khao khát “sống cùng mọi người”: “Thật sung sướng được sống cùng với mọi người. Hình như tất cả bọn họ đều là người tốt”[21; tr. 195]. Và dù anh bất lực trước tình yêu, trước sự trượt dài buông thả của người mình yêu thương và bạn bè thì anh vẫn nguyện cầu cho họ: “Tôi quỳ xuống và bắt đầu cầu nguyện. Tôi cầu cho tất cả mọi người tôi nghĩ tới, Brett và Michel, Bin và Robert Cohn, cho cả tôi và tất cả những

người đấu bò rừng, tách riêng từng người tôi thích và gộp những người còn lại với nhau” [21; tr.130]. Với anh họ là tất cả những gì anh đã và đang có. Cho nên anh sống vì họ, hết mình trong những cuộc chơi và giúp đỡ họ. Dường như mỗi lần Brett cần đến là anh lập tức lao đến giúp cô vượt qua khó khăn. Những con người tưởng như đơn độc khép mình trong những nỗi đau riêng ấy lại luôn sẵn sàng sát cánh bên nhau. Những ám ảnh dày vò của chiến tranh, những nỗi đau mà mỗi người đều có giống như chất keo kết dính họ lại. Họ cùng nhau đau, cùng nhau cười, cùng nhau say và cùng nhau tiếp tục sống, họ không dễ gì bỏ cuộc. Dù họ có trở thành một “thế hệ vứt đi” chăng nữa thì thế hệ của họ vẫn là một thế hệ đẹp, đẹp ở ý chí nghị lực sống. Khi màn đêm đến với cảm giác cô đơn choán ngập thì những người đàn bà tìm đến thú vui xác thịt để vơi dịu cô đơn, những người đàn ông tìm đến rượu mạnh để mong ngủ được nhưng rồi với họ, thay vì/kế tiếp cô đơn là ác mộng. Nhưng sang ngày hôm sau, khi ánh bình mình hé rạng, họ vẫn tụ họp nhau lại cùng ăn sáng, uống café, trò chuyện về cuộc sống, cùng nhau thưởng thức những thú vui…Đối với họ, dù sao đi nữa thì mặt trời vẫn mọc, ước mong, hi vọng về ngày mai vẫn luôn âm ỉ cháy trong tâm can.

Cái “ngày mai” mơ hồ, bất định được neo giữ bằng hạnh phúc hiện tại, có thật, tuy ngắn ngủi với những người phụ nữ. Đó là hạnh phúc tình yêu của Robert Jordan với Maria. Anh yêu cô 72 giờ nhưng với cường độ của 72 năm. Tình yêu của họ đẹp như chưa từng có thể đẹp hơn. Giữa cánh đồng hoa thạch thảo họ trao nhau yêu thương, cháy bỏng cùng nhau, cùng nhau tưởng tượng ra những ánh sáng diệu kì của hạnh phúc, cùng nhau hi vọng cho tương lai. Jordan vẽ lên những bức tranh hạnh phúc trong khách sạn khiến Maria khát khao và vui sướng. Trước đó không lâu cô còn im lặng vùi mình trong nỗi đau thì giờ đây cô đã khao khát được yêu thương,

trẻ, về niềm vui được phục vụ, chăm sóc cho anh, niềm hạnh phúc bình dị của một người vợ bên người đàn ông yêu thương của mình. Pilar là nhân vật nữ duy nhất kết tụ tất cả những phẩm chất mạnh mẽ, rắn rỏi, nhân hậu và vị tha. Dẫu có những lúc bị nỗi sợ hãi, đớn đau và cô đơn vây kín, dẫu đã nếm trải nhiều mối tình cay đắng, thất bại và nghiệt ngã, song Pilar không buông thả như Brett, không thu mình như Maria. Với Pilar hạnh phúc và niềm vui của cô là được quan tâm, chia sẻ và chăm sóc cho mọi người. Cô quan tâm tới tất cả, hiểu được tính nết của từng người, bao dung và vị tha. Ngay như đối với Pablo, kẻ mà Pilar ghê sợ khinh bỉ vì thói hèn nhát, cô cũng không muốn thủ tiêu. Cô dành mọi tình yêu thương lo lắng cho Maria như muốn cô gái bé bỏng ấy không còn đau khổ như cô nữa. Với mỗi con người trong cuộc chiến chính nghĩa ấy dù là tính cách của họ ra sao thì việc sống, chiến đấu và hi sinh cho người khác là hạnh phúc mà họ luôn mong có được. Trong những cuộc trò chuyện, họ luôn nói về ngày mai, nói về tương lai tốt đẹp mà họ hi vọng và khát khao, một tương lai không có tiếng súng và những mất mát đau thương. Có thể nói, dù trong bất kì hoàn cảnh nào, dù phải đối diện với cô đơn đi chăng nữa thì mỗi con người trong “thế hệ vứt đi” ấy vẫn không đơn độc. Họ luôn tìm đến nhau để sẻ chia và mong tìm được sự đồng điệu, bởi “họ không thể sống một mình”.

Tiểu kết

Khảo sát những nhân vật của ba cuốn tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí và Chuông nguyện hồn ai, những con người “có thể bị tiêu diệt nhưng không thể bị khuất phục” bởi chiến tranh, chúng ta thấy rõ những biểu hiện sinh động của cái thường được gọi là "nhân vật mã Hemingway” (Hemingway Code Hero).

Chính Hemingway đã định nghĩa nhân vật mã là "một người đàn ông sống nghiêm túc, theo đuổi những lý tưởng về danh dự, lòng can đảm và sự

nhẫn nại trong một thế giới đôi khi hỗn loạn, thường xuyên căng thẳng và luôn luôn đau đớn" [55]. Mã này bao gồm một số đặc điểm sau:

1. Tự mình, theo cách riêng, đương đầu với khó khăn do cuộc sống đem lại, hiểu rằng cuối cùng tất cả rồi sẽ chết bởi chúng ta là người trần để mà tham gia trò chơi (số phận) một cách nhiệt tình và trung thực.

2. Giữ vững phẩm giá khi đối diện cái chết, cắn răng chịu đựng nỗi đau về thể xác và tinh thần.

3. Không bao giờ thể hiện cảm xúc.

4. Không bao giờ dễ dãi chấp nhận ràng buộc với một phụ nữ đơn thân hoặc một tập tục xã hội để dừng bước phiêu lưu, du hành hoặc hành động dũng cảm;

5. Hoàn toàn trung thực, giữ lời hứa.

6. Can đảm, dũng cảm và táo bạo để du hành và “có những cuộc phiêu lưu đẹp”.

7. Thừa nhận chân lý của Nada (tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “Hư vô”) tức là không có gì bên ngoài bản thân có thể đem lại mục đích và ý nghĩa. Ý thức hiện sinh này cũng liên quan đến việc đối mặt với cái chết mà không tin vào thế giới bên kia.

Cơ sở hình thành nên quan niệm về nhân vật mang tinh thần khắc kỷ này là sự vỡ mộng do cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất đem lại. Con người trải nghiệm chiến tranh đi đến nhận thức rằng các khái niệm cũ và các giá trị cũ được nhúng trong Kitô giáo và các hệ thống đạo đức khác của thế giới phương Tây đã không giúp nhân loại thoát khỏi thảm họa vốn có trong Chiến tranh Thế giới.

CHƢƠNG 3

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÁC GIẢ VÀ NHÂN VẬT TRONG CẤU TRÚC TRẦN THUẬT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu nhân vật thuộc thế hệ vứt đitrong tiểu thuyết chiến tranh của e hemingway (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)