6. Cấu trúc luận văn
3.1. Dấu ấn tự thuật trong nhân vật
Một trong những nét đặc trưng trong các tác phẩm của E.Hemingway là tính chất tự thuật. Theo đó, ở cấp độ thi pháp tác phẩm, khoảng cách giữa tác giả và nhân vật đã được thu hẹp lại. Điều đó thể hiện trong tính chất điểm nhìn của tác giả, trong sự đánh giá của tác giả đối với những sự kiện xảy ra và tương quan giữa lời của tác giả và lời của “người khác”.
Ba cuốn tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí và Chuông nguyện hồn ai thuộc về ba quãng thời gian khác nhau trong cuộc đời Hemingway: từ khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ Nhất, làm y tá ở đội xe cứu thương, bị thương và yêu một cô y tá đến khi tham gia cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Những chuyến đi không ngừng nghỉ, xuyên qua hai cuộc chiến tranh đã cho ông những trải nghiệm và những chất liệu tươi rói để viết thành công ba tác phẩm này. Các sáng tác của Ernest Hemingway là bức tranh sinh động phản ảnh một phần cuộc đời của tác giả bởi thường là trong mỗi tác phẩm có một phần tiểu sử tác giả. Người ta đã thấy ở ông hai con người, một cong người mạo hiểm, phiêu lưu, thường đi gần cõi chết và con người thứ hai là nhà văn có biệt tài nhận xét, quan sát, nhạy cảm với nhiều lối sống, viết ra các kinh nghiệm thành những câu chuyện, đồng thời phân tích tư tưởng của các nhân vật, lý giải hành động của chúng theo bản năng hay do suy nghĩ chín chắn. Điều này thể hiện rất rõ tính tự thuật của nhà văn trong mỗi tác phẩm.
Trước hết, tính chất tự thuật của tác phẩm thể hiện ngay trong bút pháp hiện thực mà nhà văn sử dụng khi sáng tác. Ông đã khẳng định rằng ông chỉ viết những gì mà ông có thấy và sờ nó được và ông đã viết lại sự
thật ấy một cách súc tích và giản dị nhất. Có lẽ vì thế mà ông đã viết Giã từ vũ khí gần mười năm sau những sự kiện mà ông từng trải qua để đưa vào tác phẩm. Ông cũng mất rất nhiều năm để hoàn thành Chuông nguyện hồn ai và ông chính ông đã khẳng định: “Tôi thấy rằng ngoài việc biết rõ cảm giác thật sự của mình hơn là điều mà mình tưởng là mình cảm thấy, điều khó khăn nhất là ghi lại những điều thực sự xảy ra trong hành động, những gì thực sự xảy ra và ghi lên cảm xúc cho mình” [17; tr.383]. Ngay từ khi bước vào nghề viết văn, Hemingway đã viết rất nhiều về chiến tranh, tình yêu và cuộc sống con người bởi: “Thế giới của Hemingway là thế giới có chiến tranh. Chiến tranh thật sự bằng khí giới và chiến tranh tạo nên bởi tình trạng thù nghịch và những cảnh hung bạo đầy rẫy. Con người của thế giới này sống trong những hoàn cảnh do chiến tranh gây nên. Tình trạng sợ sệt, lo âu ăn chơi ồ ạt. Vì hoàn cảnh chiến tranh họ chỉ hưởng những thú vui của giác quan, và đạo đức là một khi làm rồi người ta thấy khoan khoái”[16; tr.646]. Những trải nghiệm về chiến tranh của tác giả đều được thể hiện qua các tình tiết và nhân vật trong từng tác phẩm. Cuộc sống từng trải trong những năm tham chiến đã khiến cho tâm hồn của nhà văn trở nên rất nhạy bén trước những khổ đau và ngột ngạt của những con người từ chiến tranh về với thời bình. Chính bởi thế nhà văn thể hiện rất rõ không khí chiến tranh, tâm lý chiến tranh vẫn tiếp tục ảnh hưởng và đè nặng lên tâm trạng, đời sống của những người bình thường, những người đã từng trải qua chiến tranh hoặc không trực tiếp tham chiến.
Trong vai trò của một anh lính cứu thương ở cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất, Hemingway đã tận mắt chứng kiến cảnh chết chóc, tàn phá của chiến tranh. Bản thân Hemingway cũng bị thương rất nặng. Theo tư liệu của Vương Trí Nhàn đưa ra thì một quả đạn pháo đã khiến cho ông bị thương 227 chỗ. Ngay lúc đó ông chỉ cảm thấy hình như đôi ủng dưới chân
mình ngập nước; những chỗ mảnh đạn cắm vào đùi ông thì cứ như những mảnh băng găm ở da thịt. Người ta cởi quần cho ông, đùi vẫn còn nhưng bị thương nham nhở. Họ gắp ra khỏi người ông hơn 200 mảnh đạn và những người lính cứu thương không hiểu sao ông bị thương nát cả hai chân như thế mà còn đủ sức cõng một người lính đi cứu thương. Nhưng cũng vì lần bị thương này, Hemingway đã có một mối tình đầu thơ mộng và cảm động với nữ y tá người Mỹ tên là Agnes Von Kurowsky. Đó là thời điểm năm 1918, khi Hemingway 19 tuổi, còn Agnes 26 tuổi, làm y tá ở bệnh viện Chữ thập đỏ Milan. Hoàn cảnh chiến tranh khiến hai người phải xa cách và chia ly. Những trải nghiệm ngọt ngào và cay đắng của mối tình đầu đã giúp cho Hemingway mười năm sau, qua tiểu thuyết Giã từ vũ khí, biến Agnes thành bất tử trong cái tên Catherine với mái tóc "ngời sáng như nước lóng lánh trước bình minh", còn bản than ông thì hóa thân vào nhân vật Federic Henry để làm sống dậy cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất, mối tình thứ nhất, sự rồ dại và đam mê thứ nhất của đời ông và của nhân loại. Tình yêu cao đẹp của Henry và Catherine hiện lên như là sự tương phản, đối lập với chiến tranh tàn khốc. Catherine cuối cùng đã không chết ở chiến hào mà chết trong cuộc sinh nở. Cái chết có vẻ ngẫu nhiên đó càng tô đậm thêm một “chân lý”: trong chiến tranh, mọi thứ đều có thể xảy ra. Cuốn tiểu thuyết giống như một trang nhật kí ghi lại mối tình thơ mộng của một người lính và một cô y tá trong chiến tranh nhưng đã được nhà văn thay đổi đoạn kết. Có lẽ vì thế mà ông đã kịch liệt phản đối các tác giả bộ phim chuyển thể cùng tên năm 1932 khi để cho Catherine không chết, trái với dụng ý của mình.
Mặt trời vẫn mọc được xem là hồi kí viết về một giai đoạn tác giả ở Paris sau chiến tranh thế giới thứ Nhất. Bối cảnh của tác phẩm kể về những cuộc chơi triền miên của một nhóm bạn trẻ người ngoại quốc ở Paris những
năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều này trùng khớp với một giai đoạn cuộc đời của Hemingway khi ông và một nhóm nhà văn Mỹ đã sang sống ở Paris khoảng thời gian sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất. Từ cuộc chiến trở về, Hemingway và cả một lớp nhà văn cùng thế hệ mang trên mình những vết thương trên cơ thể và cả những tổn thương nặng nề nơi tâm hồn. Ở đó bắt đầu hình thành một sự tương phản giữa người anh hùng mạnh mẽ bề ngoài với những tổn thương tận sâu nơi đáy lòng, phải tìm chốn giải sầu để quên đi mọi điều đau khổ nơi phồn hoa Paris. Những con người trẻ tuổi nhưng đã mất hết hoài bão sống và niềm tin vào tương lai trong Mặt trời vẫn mọc chính là như vậy. Họ là những nam thanh nữ tú, có học thức, có tất cả vẻ ngoài của những con người mới của thời đại văn minh. Nhưng thực chất họ chỉ là những con người mang trong mình những vết thương của chiến tranh không bao giờ có thể lành lại. Để quên đi tất cả họ chỉ còn cách ngày ngày giải khuây trong những cuộc vui chơi triền miên. Họ ngồi lại với nhau, xoa dịu cho nhau, nhưng vĩnh viễn họ đã không thể hội nhập vào cuộc sống bình thường đang diễn ra hàng ngày này. Nhậu nhẹt và tình dục, đó tưởng chừng như là những niềm vui bất tận, nhưng ẩn đằng sau những phút giây “hạnh phúc” ngắn ngủi ấy chỉ là những tâm hồn bị ám ảnh khôn nguôi bởi bom đạn chiến tranh. Không ai trong số họ có thể sống thảnh thơi với những vết thương ám ảnh dọc dài mọi con đường họ đi và len lỏi vào tận sâu những cơn mơ chập chờn tỉnh thức. Có rất nhiều chi tiết để người đọc nhận thấy sự trùng khớp giữa tác phẩm và đời thực được nhà văn nói đến: quán rượu Iruna nằm trong quảng trường Del Castillo, cách khách sạn La Perla nơi Hemingway trú ngụ. Quảng trường Del Castillo đã được nhà văn miêu tả tỉ mỉ và chân thực trong tiểu thuyết, ghi dấu quãng thời gian tác giả ở đây: “Chủ nhật, ngày thứ sáu của tháng Bẩy, fiesta bùng nổ. Vâng, bùng nổ. Tôi không biết diễn tả cách nào khác. Từ
ngôi nhà thờ trên đồi cao tôi rảo bộ xuống phố vào quảng trường đến quán café. Lúc đó gần giữa trưa. Robert Cohn và Bill đã ngồi tại bàn. Những chiếc bàn bằng đá cẩm thạch và những chiếc ghế mây trắng thường ngày đã được cất đi thay thế bằng những chiếc bàn sắt và những chiếc ghế xếp. Quán café như thể một con tàu chiến đang chuẩn bị để xung kích. Người bồi bàn hôm nay không để cho khách có thì giờ nhẩn nha đọc thực đơn như thường lệ mà tiến lại ngay khi khách vừa mới đặt đít ngồi xuống (…). Trước khi rượu được mang tới một phát súng đại bác nổ phía quảng trường báo hiệu giờ mở màn lễ hội San Fermin. Sau tiếng nổ chát chúa là một cụm khói đen bốc lên cao khỏi rạp hát Gayarre bay tỏa phía bên kia quảng trường. Rồi lóe sáng một tiếng nổ thứ hai tiếp theo một cụm khói nữa bốc lên trong ánh nắng chói lòa. Cùng với tiếng nổ thứ hai một biển người ào ào tràn vào lấp đầy hành lang cửa vòm của quảng trường chỉ trong phút chốc, khiến người hầu bàn, tay giơ cao chai rượu quá khỏi đầu, phải vất vả lắm mới lách qua khỏi đám đông tiến lại bàn chúng tôi. Dân chúng tràn vào quảng trường bằng đủ mọi hướng. Từ một con phố đoàn người tiến vào cùng với tiếng sáo, tiếng kèn, tiếng trống rầm rầm. Dẫn đầu là ban nhạc chơi nhạc riau-riau, tiếng sáo lanh lảnh, tiếng trống thình thình, theo sau là đoàn vũ công nhẩy múa. Từ xa bạn chỉ có thể thấy được cái đầu và vai của những vũ công nhấp nhô khỏi rừng người trong quảng trường”. [21; tr.203]
Khách sạn La Perla là nơi Hemingway đã thuê một phòng phía trên lầu vào dịp lễ hội bò tót San Fermin. Ông đã từng đứng trên bao lơn nhìn xuống đàn bò chạy trên đường Estafeta là quãng dài nhất của lộ trình. Ông cũng thường đi ngang qua quảng trường này để đến uống rượu với các bạn bè tại quán cà phê. Trong Mặt trời vẫn mọc có những chi tiết tác giả viết về quán rượu Iruna, về những người bạn ông gặp trong quán đó dưới những cái tên hư cấu Brett, Romeo, Cohn,…
Không chỉ Giã từ vũ khí, mà cả tác phẩm Chuông nguyện hồn ai cũng mang dấu ấn tự thuật khá rõ. Đó là vào những năm 1930, khi rất nhiều nhà văn trẻ tài năng như Hemingway, John Dos Passos, Neruda đến với Madrid khói lửa, tham gia đưa tin chiến sự ác liệt ngay từ khi cuộc Nội chiến TâyBan Nha vừa nổ ra. Đây không chỉ là một cuộc nội chiến, sự đối đầu giữa những người Cộng hòa và phe dân tộc chủ nghĩa cực đoan của tướng Franco mà còn là nơi thể hiện tinh thần cộng hòa, là chiến trường vì lẽ phải của những nhà văn đó. Với tư cách một người chiến sỹ dũng cảm của lực lượng chống phát xít, Hemingway gia nhập vào hàng ngũ của những nhà văn tiến bộ nước Mỹ. Ông đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người, cho tự do của nhân loại. Chuông nguyện hồn ai được xem là cuốn “tự thuật” của nhà văn về những tư tưởng và lập trường chính trị được thể hiện sâu sắc qua các nhân vật, đặc biệt là qua nhân vật trung tâm Rorbert Jordan.
Chất tự thuật trong ba cuốn tiểu thuyết trên của Hemingway gắn liền với nguyên tắc của ông: chỉ viết những gì đã chứng kiến, trải nghiệm. Có lần ông phát biểu: “Mục đích của tôi là thể hiện trên trang giấy một cách đơn giản và tốt nhất những gì tôi thấy và cảm nhận được” (tạm dịch từ nguyên văn: My aim is to put down on paper what I see and what I feel in the best and simplest way) .
Ở Hemingway luôn có sự thống nhất cao độ giữa nhân cách, phong cách sống với nghệ thuật. Vì vậy hoàn toàn hợp lý khi ta thấy những nhân vật của ông mang trong mình chính những nét tính cách hay tâm tư tình cảm của nhà văn. Mặc dù không thể đồng nhất bản thân ông với những nhân vật của ông nhưng rõ ràng Hemingway không che giấu thiện cảm, thậm chí là tình yêu đối với các nhân vật của mình.
Ý thức và thái độ phủ nhận chiến tranh của Hemingway sớm được hình thành và phát triển. Bên cạnh việc phản ánh rất trung thực về chiến
tranh là những câu chuyện tình yêu xúc động và sức sống, sự nỗ lực vươn lên kì diệu của con người. Tất cả những điều đó hòa quyện vào nhau được ông thể hiện thành công qua mỗi tác phẩm, góp phần làm tăng thêm tính chất phê phán, lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa, làm tăng thêm sự hoài nghi đối với những mối quan hệ trong cuộc sống, những giá trị tinh thần và mọi nguyên tắc đạo lý mà xã hội văn minh của loài người đã kì công gây dựng suốt bao thế kỉ. Ngay ở những tác phẩm đầu tay viết về chiến tranh của mình, ông đều xây dựng nên những nhân vật bất mãn với thực tại. Cuộc đời họ bị chiến tranh hủy hoại. Họ khao khát được sống cuộc sống bình thường nhưng chiến tranh đã đẩy họ vào tình trạng bế tắc và đau khổ. Trong chính những năm ấy bản thân nhà văn cũng như nhân vật của ông đều không lý giải được nguyên nhân của những đau khổ do chiến tranh gây ra. Vì thế trong những tác phẩm viết về chiến tranh thời kì này như Mặt trời vẫn mọc in đậm không khí thảng thốt lo âu, chán nản và bế tắc. Họ phải đi tìm sự yên tĩnh ở những nơi hẻo lánh xa xôi, trong những trò giải trí như đấu bò tót, câu cá và nhất là trong rượu mạnh.…Phải đến khi cuốn tiểu thuyết Giã từ vũ khí ra đời thì nhà văn mới chấm dứt được thời kì khủng hoảng về tâm lý đó. Lúc này có sự thay đổi trong chính nhà văn. Ông đã không đứng yên một chỗ để chịu đựng mà đã có sự tìm tòi khám phá. Ông phát triển một cách chủ động và sáng tạo tài năng của mình, xây dựng được một bức tranh sinh động, chân thực trên con đường nhận thức chân lý. Tác phẩm Giã từ vũ khí đánh dấu sự phát triển về chất trong tư duy nghệ thuật của tác giả. Mặc dù chỉ qua những nhân vật phụ như người lính ở Pyttsburgh, cha tuyên úy, anh bác sỹ quân y bị giang mai…nhưng tác giả đã có ý thức cắt nghĩa nguồn gốc của tội ác là chiến tranh. Chỉ thông qua những cuộc đối thoại của anh lính Pittsburgh và Henry ta có thể thấy các
nhân vật đã có khả năng nhận thức về cuộc chiến tranh đầy tội ác này - điều mà Jack trong Mặt trời vẫn mọc không có được:
“-Trung úy thấy cuộc sáng tác chó chết này ra sao? -Một vận đen
-Chà! Tôi tin như anh đó là một vận đen. Lạy Chúa, đúng là một vận đen.”(…)
“-Chúa ơi! Thật là một cuộc chiến tranh khốn nạn!” [22; tr.51, 52] Hay cuộc đối thoại của Henry và cha tuyên úy:
“-…Tôi ghét chiến tranh.” (…)
“-Dù cho có bị thương anh cũng không thấy rõ chiến tranh. Tôi đoán chắc thôi. Chính tôi cũng không thấy được tai hại của nó, nhưng tôi thấy được đôi điều.”
“-Còn những người chống chiến tranh? Liệu họ có thể làm cho chiến tranh ngưng lại được không?” (…)
“-Họ không được tổ chức để ngăn chặn mọi việc, nhưng mỗi khi họ được tổ chức rồi thì những người lãnh đạo lại phản bội họ” [22; tr97, 98].
Khi Henry quay lại chiến trường sau khi bị thương, điều anh nghe được từ cuộc đối thoại với người thiếu tá ở chiến trường là: “Tôi đã chán