Thể loại tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (Trang 31 - 33)

Chương 1 : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.2. Thể loại tin trên báo mạng điện tử

1.2.2. Thể loại tin

1.2.1. Khái niệm thể loại tin

Theo tác giả Đức Dũng, tin “có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là những thông điệp về các sự việc, sự kiện, hiện tượng… trong đời sống và được phản ánh trong các sản phẩm báo chí (tờ báo, bản tin, chương trình, phát thanh, truyền hình…). Nghĩa thứ hai của thuật ngữ này là nói tới một thể loại báo chí” [6, 132]. Ở đây, chúng ta tìm hiểu tin ở nghĩa thứ hai.

Theo nghĩa này, “tin là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí. Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu” [34, 50].

Như vậy, có thể thấy đặc điểm “nhận dạng” của tin là dung lượng ngắn, dùng ngôn ngữ thông báo là chủ đạo với lối diễn đạt trực tiếp, đi thẳng vào sự kiện, đối tượng của tin là những vấn đề mới, sự kiện vừa hoặc đang diễn ra nhằm cung cấp những thông tin ban đầu, cơ bản nhất cho độc giả.

1.2.2. Vị trí, vai trò của thể loại tin trên báo chí.

Theo GS.TS. Nguyễn Như Ý, tin là “sự truyền đạt, phản ánh thế giới xung quanh và các qúa trình xảy ra trong đó, dưới nhiều hình thức khác nhau” [48, 1586].

Như vậy, có thể thấy tiền đề của thể loại tin đã xuất hiện trước sự ra đời của báo chí rất lâu. Tin gắn liền với sự hình thành và phát triển của con người, khi mà người vượn cổ biết cách vẽ các hình lên vách đá để trao cho người khác một thông điệp nào đó, là khi người ta dùng tù và hay đốt lửa hoặc các

tín hiệu riêng để cảnh báo sự nguy hiểm, là khi “mẹ đốp” đi rao mõ “chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ tây đông…”

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người cũng tăng lên. Lúc này, tiếng mõ không đủ sức để đưa tốc độ thông tin đi nhanh và đến với phạm vi công chúng đông đảo. Và báo chí đã xuất hiện như một lẽ đương nhiên của quy luật cung - cầu, lượng - chất. Sự ra đời của tờ báo đầu tiên trên thế giới, tờ Gazetta, chính là một minh chứng cho việc báo chí ra đời do nhu cầu bức thiết về truyền tin khi phôi thai của nó là tờ chép lịch tàu ra vào cảng phục vụ việc kinh doanh của các thương gia Ý.

Từ vai trò khởi thuỷ cho báo chí, hiện trên các phương tiện truyền thông, từ báo in, phát thanh, truyền hình, đến báo mạng điện tử, tin vẫn luôn là một thể loại có vai trò đặc biệt quan trọng. “Tin là một thể loại quan trọng bậc nhất của báo chí nói chung. Không thể hình dung được rằng có một tờ báo mà lại ít tin hoặc không có tin. Chúng ta có thể khẳng định: Nếu không có thể loại tin thì cũng sẽ không có báo (…). Thông thường, nếu tính tỷ lệ bài đăng thì trên mỗi tờ báo, lượng tin có thể chiếm tới 70%” [31, 41].

Tác giả Nguyễn Tiến Hài cũng khẳng định tin là “nội dung quyết định, giữ vài trò chính yếu trong báo chí” [47, 143].

1.2.3. Đặc điểm thể loại tin

Có thể thấy, dù ở loại hình báo chí nào, tin cũng có một số đặc điểm cơ bản sau:

Về dung lượng: Tin thường có dung lượng ngắn, từ vài chục chữ (tin vắn) đến 300 chữ. Có tin dài hơn, khoảng 400 đến 500 chữ, đây thường là những tin sâu.

Về đối tượng phản ánh: Tin luôn gắn liền với những sự kiện mới xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp xảy ra, mới được phát hiện, có tính thời sự và thu hút sự quan tâm của công chúng.

Về mức độ phản ánh: Do dung lượng ngắn, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu thông tin của công chúng nên tin hầu như chỉ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về sự kiện, không có các yếu tố phân tích, bình luận đi kèm.

Về ngôn ngữ: Ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất của thể loại này là ngôn ngữ trực tiếp, cô đọng, dễ hiểu, đơn tầng về nghĩa và mang tính thông báo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (Trang 31 - 33)