Ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử dễ mắc lỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (Trang 72 - 76)

2.2.4 .Đặc điểm ngữ nghĩa của sapô thể loại tin trên báo mạng điện tử

2.3. Text của tin báo mạng điện tử

2.3.6. Ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử dễ mắc lỗi

Tính thời sự cao, thông tin cập nhật theo từng phút, dung lượng trang không hạn chế nên số lượng tin càng nhiều càng tốt là những lợi thế của báo mạng điện tử. Tuy nhiên, áp lực về thời lượng và dung lượng thông tin khiến phóng viên, biên tập viên chỉ có khoảng thời gian eo hẹp để rà soát các lỗi cả về thông tin, ngữ pháp, dùng dấu câu, ngữ nghĩa và chính tả, vì thế ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử dễ bị mắc các loại lối khác nhau.

2.3.6.1. Lỗi chính tả

Đây là lỗi thường gặp nhất của ngôn ngữ tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.

Ví dụ 1: Trong tin “Việt Nam vay Nhật Bản gần 300 triệu USD” trên Vietnamnet ngày 18/3/2010: “Số tiền tương đương 290 triệu USD này sẽ được dành cho 5 dự án: Nhà ga hành khách tại Sân bay quốc tế Nội Bài, đường cáo tốc từ Sân bay Nội Bài về đến cầu Nhật Tân…”. Có lẽ không ai hiểu “đường cáo tốc” là loại đường gì.

Ở tin “Suýt chết vì ‘bổ dương’ bằng mật cá trắm” trên Vnexpres, đăng ngày 1/3/2010, phóng viên còn gõ nhầm tên nhân vật, khiến cho người đọc ngơ ngác. Ở phần đầu tin, nạn nhân là anh Thành. Nhưng đến giữa tin, đoạn nhân vật gặp nạn chia sẻ: “Thề đến chết không nghe thông tin truyền miệng nữa. Mấy ngày liền lúc nào cũng lo nơm nớp, chỉ sợ phải chạy thận thì tốt

kém lắm. Bổ chả thấy đâu chỉ thấy mệt”, anh Hùng nói”, người đọc không hiểu nhân vật “anh Hùng” là ai và có liên quan gì. Ngoài lỗi này, trong đoạn trên cũng sai chính tả từ “tốn kém” sang thành “tốt kém”.

2.3.6.2. Thiếu dấu câu

Thiếu dấu câu cũng là lỗi thường gặp trên báo mạng điện tử, làm người đọc hiểu sai hoặc khó tiếp thu thông tin. Lỗi này có khi lặp đi lặp lại nhiều lần ngay trong một tin, từ tít đến thân tin. Ví dụ, tin trên Vnexpress ngày 15/3/2010:

Ôtô đâm nhau bốc cháy trên quốc lộ

1h ngày 15/3, xe tải đang chạy trên quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Phù Cát (Bình Định) bất ngờ đâm xe khách khiến cả hai xe bốc cháy...

(…). 3 người đi trên xe khách bị thương rất nặng được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu.

(…). Trước đó trưa 14/3, trên quốc lộ 1A dưới chân đèo Cù Mông (đoạn thuộc xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) cũng xảy ra vụ cháy tương tự (…).

Nếu để tít như trên, từ “bốc cháy” lúc này không còn là động từ chỉ diễn biến tiếp theo của hành động “đâm nhau” của hai ô tô mà nó trở thành tính từ chỉ mức độ, có vai trò là bổ ngữ cho động từ “đâm”. Đúng ra, phải dùng dấu phẩy: “Ô tô đâm nhau, bốc cháy trên quốc lộ” mới rõ sự diễn biến kế tiếp nhau của sự kiện.

Trong câu tiếp theo, cụm từ “đoạn qua huyện Phù Cát” có vai trò là trạng ngữ, vì thế, sau nó phải được ngăn cách với các thành phần còn lại của câu bằng dấu phẩy: “xe tải đang chạy trên quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Phù Cát (Bình Định), bất ngờ đâm xe khách khiến cả hai xe bốc cháy...”.

Tương tự, câu “Trước đó trưa 14/3, trên quốc lộ 1A dưới chân đèo Cù Mông (đoạn thuộc xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) cũng xảy ra vụ cháy tương tự (…)” thiếu tới ba dấu phẩy ở trước các từ “trưa 14/3”, “dưới chân đèo Cù Mây”, “cũng xảy ra vụ cháy tương tự”.

Câu đúng là: Trước đó, trưa 14/3, trên quốc lộ 1A, dưới chân đèo Cù Mông (đoạn thuộc xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên), cũng xảy ra vụ cháy tương tự (…)”.

Nhận xét về phần text của tin trên báo mạng điện tử

Thứ nhất, ngôn ngữ của phần text mang đặc điểm chung của ngôn ngữ tin là ngôn ngữ thông báo.

Thứ hai, Do diện tích đăng tải trên báo mạng điện tử không hạn chế như báo in nên dung lượng tin trên báo mạng điện tử thường dài hơn báo in, thông tin cũng cụ thể, chi tiết hơn. Ngoài thông tin chính về sự kiện, tin trên báo mạng điện tử thường có thông tin bổ sung, được đặt ở cuối tin.

Các tin chủ yếu được kết cấu bằng các câu đơn và câu ghép chính phụ, được trình bày theo từng đoạn ngắn, thoáng, giúp bạn đọc dễ tiếp cận.

Tuy nhiên, ngôn ngữ báo mạng điện tử vẫn còn nhiều hạn chế ở cách dùng từ, các lỗi dễ mắc như lỗi chính tả, lỗi trong dùng dấu câu…

Chương 3

Các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử

Việt Nam hiện nay

Để phát huy các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm trong việc sử dụng ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, chúng tôi kiến nghị những giải pháp sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (Trang 72 - 76)