Chương 1 : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
2.2.2. Sapô trên báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử, như đã phân tích ở trên, có tính độc lập cao giữa các thành tố tít, sapô, text do sự đồng hiện chỉ xuất hiện ở trang trong. Vì thế, sapô, đối với đa số các báo mạng điện tử Việt Nam, trong vai trò đồng thời là lời dẫn xuất hiện cùng với tít ở trang ngoài rất cần thiết để cùng với tít làm rõ thông tin, đồng thời thu hút công chúng đọc toàn bộ nội dung tin ở trang trong.
Ở trang trong, sự xuất hiện của sapô vẫn là cần thiết dù lúc này, báo mạng điện tử cũng đã có được tính đồng hiện như báo in. Điều này do tin trên báo mạng điện tử thường dài hơn. Hơn nữa, việc đọc trên màn hình máy tính dễ gây mỏi mắt nên sapô, thường được in đậm, sẽ là một cách để tránh sự đơn điệu của màn hình và thu hút sự chú ý của độc giả, nhất là khi có nhiều nghiên cứu cho thấy, độc giả báo mạng điện tử chỉ đọc lướt là chủ yếu 1
.
1 “Jakob Nielsen, một nhà nghiên cứu về vấn đề sử dụng web, đã xem xét tỉ mỉ, chi tiết trước khi đi đến kết luận rằng độc giả web không hề đọc mà chỉ ‘lướt mắt’. Một nguyên nhân thường được dẫn ra là người ta đọc báo khi có thể gác hẳn công việc sang một bên (không ít các ông cho rằng đọc báo khi nhâm nhi cà phêsáng là thú vị nhất), còn đa phần những người đọc tin trên web là khi… đang làm việc. Nhận được một cái newsletter – thông tin được gửi tới hòm thư của khách hàng qua hệ thống gửi thư điện tử tự động – thấy tiêu đề hấp dẫn hoặc vấn đề đáng quan tâm, thế là nhấp chuột vào đường link. Ngay trong khi đang làm việc, người ta cũng có thể làm thì nghĩ đến chuyện check thử một vài thông tin mới cần thiết cho công việc. Công
Tuy nhiên, có hai vấn đề liên quan tới sapô trên báo mạng điện tử. Thứ nhất là quan điểm cho rằng việc dùng sapô trên báo mạng điện tử là không hiệu quả. Theo đó, không phải báo mạng điện tử nào cũng dùng sapô, hay nói chính xác hơn là dùng sapô theo hướng truyền thống, nghĩa là phần nội dung này được phân biệt rõ với phần còn lại của bài báo bằng cách in đậm. Theo các tác giả cuốn “Các thủ thuật làm báo điện tử” thì “những người đọc kỹ phần tóm tắt thì thường đọc lướt phần nội dung, những người đọc lướt phần tóm tắt thì lại càng đọc lướt nhiều hơn phần nội dung chính”và khi khảo sát 20 website tin tức quốc tế thì “chỉ có hơn 20% tin tức trên website sử dụng phần tóm tắt đi cùng tin, bài viết” [38, 75-76]. Ở Việt Nam, đa phần các báo mạng điện tử đều có sapô, chỉ một số ít báo không có thành tố này, ví dụ như VietnamPlus.
Thứ hai, là việc đồng nhất hay phân biệt sapô và shortlead. Sapô được hiểu là lời dẫn phần mào đầu, ở vị trí sau tít và trước phần nội dung chính, khi đồng hiện trọn vẹn tác phẩm báo chí. Shortlead là phần lời dẫn được trích ra trang ngoài cùng với tít, không có sự đồng hiện của phần nội dung chính. Các tin bài trên báo mạng điện tử có thể có hoặc không có sapô nhưng tất cả đều có shortlead vì các tin mới cập nhật thường được đưa ra bên ngoài trang chủ - gồm tít và shortlead. Ở Việt Nam, có hai xu hướng: shortlead đồng thời đóng vai trò là sapô và shortlead khác sapô.
Ở hướng thứ nhất, có thể kể tới các báo mạng điện tử Dân trí, Vnexpress. Cách này có ưu điểm là phóng viên, ban biên tập sẽ nhàn hơn khi
việc gấp gáp nên ai cũng muốn xem cho nhanh, thu thập được nhiều thông tin trong khoảng thời gian có hạn” (Các thủ thuật làm báo điện tử, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2006, trang 53).
Nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thu Giang, Khoa báo chí và Truyền thông, Đại học ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN, cho thầy, có tới 23,3% độc giả đọc báo mạng điện tử ở nơi làm việc, 22% độc giả đọc cùng một lúc nhiều trang báo mạng điện tử và 43,6% độc giả cho biết cách thức đọc báo mạng điện tử của họ là đọc lướt qua các trang và chỉ đọc các tin hấp dẫn. (Nguyễn Thu Giang, Luận văn Thạc sĩ, Công chúng Hà Nội với việc đọc báo in và báo điện tử, 2007, trang 72, 85).
Nghiên cứu của Thạc sĩ Hà Thu Hương, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong đề tài luận văn Đặc điểm công chúng độc giả báo internet Việt Nam, năm 2002, trang 44, cũng chỉ ra rằng: “độc giả báo internet
không phải động não để nghĩ vừa shortlead, vừa sapô, vì xét về mặt chức năng, chúng khá giống nhau khi cùng có nhiệm vụ cung cấp thông tin, vừa phải lôi kéo độc giả đọc tiếp phần nội dung. Tuy nhiên, hạn chế của xu hướng này là làm cho độc giả phải đọc lại tới hai lần cùng một đoạn văn, làm kém sức hấp dẫn của bài báo.
Hướng thứ hai, có sự khác biệt giữa shortlead và sapô, ví dụ như Vietnamnet, trang điện tử của báo Đất Việt… Cách làm này giúp độc giả thấy luôn nhận được thông tin mới.
Tuy nhiên, sự khác biệt này ở các báo mới chỉ mang tính chất manh nha, không triệt để, chủ yếu shortlead là phần cắt ngắn gọn hơn của sapô, thường là câu đầu của sapô, trong trường hợp sapô dài và là chính bản thân sapô nếu sapô ngắn. Trong một vài trường hợp có sự khác biệt giữa shortlead và sapô nhưng không đáng kể. Nói cách khác, trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, gần như có sự đồng nhất giữa shortlead và sapô.
Vì đặc điểm trên của báo mạng điện tử Việt Nam, trong luận văn này, chúng tôi chỉ đặt vấn đề nên hay không nên có sự khác biệt giữa shortlead và sapô (sẽ đề cập ở chương 3) và chỉ nghiên cứu sapô chứ không nghiên cứu shortlead như là một thành tố của tin.