2.2.4 .Đặc điểm ngữ nghĩa của sapô thể loại tin trên báo mạng điện tử
3.4. Nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ của đội ngũ người làm báo mạng
3.4.3. Chú trọng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về năng lực sử dụng ngôn từ
cho đội ngũ người làm báo mạng điện tử
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, vì thế, nó cũng không ngừng biến đổi cùng với sự vận động của xã hội. Đó là lý do ngày nay, trong xã hội hiện đại, chúng ta ít gặp các từ ngữ cổ, lối nói gắn liền với điển cố điển tích, nhưng chúng ta lại có thêm các từ ngữ mới mà các từ tít, sapô, text được sử dụng trong luận văn có thể coi là một trong những ví dụ tiêu biểu.
Trong những năm gần đây, chúng ta thấy tần suất xuất hiện những từ ngữ mới hoặc từ ngữ được biến đổi sắc thái, ngữ nghĩa so với từ gốc ngày càng cao, nhất là trong ngôn ngữ giới trẻ.
Báo chí là một kênh thông tin phản ánh đời sống xã hội, vì thế, ngôn ngữ báo chí cũng phải vận động theo sự biến đổi của ngôn ngữ xã hội. Điều này thể hiện rõ nhất trên báo mạng điện tử vì đây là loại hình báo chí ít tuổi nhất, công chúng báo mạng điện tử chủ yếu là những người trẻ. Nhưng dù biến đổi và vận động như thế nào thì vẫn phải phù hợp với công chúng, phản ánh đúng hơi thở cuộc sống, đồng thời vẫn là ngôn ngữ chuẩn mực. Điều này đòi hỏi người làm báo phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ, trong đó, các khóa học bồi dưỡng về vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điên tử có ý nghĩa rất quan trọng. Vì thế, các tòa soạn nên tổ chức các lớp bồi dưỡng này để phóng viên, biên tập viên nâng cao trình độ của mình trong việc viết tin bài.
Song song với việc mở các lớp bồi dưỡng về ngôn ngữ, các khóa học bồi dưỡng về báo mạng điện tử cũng hết sức quan trọng. Như đã phân tích ở trên, việc đào tạo một cách bài bản nguồn nhân lực cho báo mạng điện tử trong các trường đại học hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về tài liệu, giảng viên… Vì thế, tòa soạn cần mở các khóa học để phóng viên, biên tập viên bổ
sung kiến thức về loại hình báo chí này. Mặt khác, do báo điện tử là loại hình báo chí mới nên số người làm báo được đào tạo về báo mạng điện tử trong các trường học chưa nhiều. Đa số những người làm báo mạng điện tử chưa có kiến thức nền tảng về loại hình báo chí này mà chỉ làm theo kinh nghiệm. Vì thế, việc bổ sung kiến thức về báo mạng điện tử cho họ là hết sức cần thiết.
Việc học nghiệp vụ của các phóng viên, biên tập viên có một lợi thế rất lớn so với quá trình đào tạo sinh viên trong trường vì người học đều đã có kinh nghiệm, đã làm tiếp cận công việc trong thực tế. Hiệu quả đào tạo do đó sẽ cao hơn và thiết thực hơn.