Cấu trúc của tít tin trên báo mạng điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (Trang 39 - 41)

Chương 1 : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

2.1. Tít tin trên báo mạng điện tử

2.1.2. Cấu trúc của tít tin trên báo mạng điện tử

2.1.2.1. Phần lớn các tít báo mạng điện tử là câu đơn

Kết quả khảo sát cho thấy, tít trên báo mạng điện tử có ba dạng kết cấu chủ yếu là: câu đơn, câu ghép và cụm từ (ở đây, câu đơn được hiểu là câu có một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ; câu ghép là câu có từ hai kết cấu chủ ngữ - vị ngữ trở lên, kể cả trường hợp hai chủ ngữ trùng nhau; cụm từ là nhóm có từ hai từ trở lên nhưng chưa cấu thành một câu với đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ).

Bảng 2.1: Kết quả khảo sát tít tin theo cấu trúc trên báo mạng điện tử, có so sánh với báo giấy.

Cấu trúc Vietnamnet (%) Vnexpress (%) Báo mạng điện tử %) Báo giấy (%) Câu đơn 72 78,8 75,1 72 Câu ghép 20,6 14,4 17,8 4 Cụm từ 7,4 6,8 7,1 4

Từ bảng kết quả khảo sát trên, ta có thể thấy, câu đơn là loại cấu trúc phổ biến nhất, chiếm trên 70% tổng số tít tin trên báo mạng điện tử cũng như trên báo giấy. Điều này do tính chất ngắn gọn, cô đọng và chức năng thông tin thông báo sự kiện của thể loại tin quy định.

2.1.2.2. Tít tin báo mạng điện tử có khá nhiều câu ghép so với tít tin báo in

Trên báo mạng điện tử, câu ghép được sử dụng khá nhiều (chiếm 17,8%), thì ngược lại, ở báo giấy, số câu ghép chỉ chiếm 4% tổng số tít tin được khảo sát.

Mặc dù để chỉ chiếm 17,8% tổng số tít được khảo sát, nhưng do lượng tin trên báo mạng điện tử nhiều nên số lượng tít là câu ghép trên báo mạng điện tử có số lượng khá nhiều. Ví dụ: “Đô la tăng trở lại, giá vàng trong nước vẫn thua xa thế giới” (Vnexpress ngày 29/4/2010), “Bến xe quá tải, giao thông hỗn loạn vì nghỉ lễ 30/4 (Vnexpress ngày 30/4/2010), “Bé 12 tuổi suýt chết vì nhầm hóa chất là trà xanh” (Vietnamnet ngày 29/4/2010)…

Việc sử dụng câu ghép cũng là một đặc điểm riêng của ngôn ngữ tít báo mạng điện tử. Khác với báo in, báo mạng điện tử thường đứng độc lập so với thân tin. Vì thế, tít báo phải chuyển tải được một nội dung thông tin trọn vẹn, hấp dẫn. Nếu ở một bài báo, độ hấp dẫn thường ở vấn đề, góc tiếp cận của nhà

báo thì với tin, độ hấp dẫn của tin chính là bản thân sự kiện. Do đó, người làm báo mạng điện tử thường nêu bật sự kiện ngay trong tít. Trong khi đó, một sự kiện luôn là kết quả tiếp theo của một sự kiện khác. Vì thế, câu ghép là một sự lựa chọn hợp lý để vừa giúp người đọc dễ hiểu vấn đề, vừa là một cách cung cấp thêm thông tin, nhằm tăng độ hấp dẫn cho tin. Trên báo mạng điện tử, chúng ta không chỉ thấy các câu ghép hai vế câu mà còn có thể gặp các câu ghép ba vế câu. Ví dụ: “Chìm tàu, dầu loang ra biển, 28 thủy thủ thoát chết” (Vnexpress ngày 28/4/2010), “Mẹ bị sàm sỡ, con đuổi chém, đốt xe ‘yêu râu xanh’ (Vietnamnet ngày 29/4/2010)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (Trang 39 - 41)