Một số hạn chế trong công tác xây dựng ĐNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 2006 đến năm 2013 (Trang 28 - 32)

7. Kết cấu luận văn

1.1. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG TRONG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

1.1.3. Một số hạn chế trong công tác xây dựng ĐNTT

Bên cạnh những thành công trong xây dựng ĐNTT trong từng thời kỳ cách mạng, trong những giai đoạn nhất định, chủ trƣơng của Đảng đối với ĐNTT còn mắc phải những sai lầm, hạn chế. Trong thời kỳ từ năm 1930 – 1935, một số cấp ủy đảng địa phƣơng trong khi thi hành chính sách mặt trận đã bài trừ tầng lớp trí thức ra khỏi lực lƣợng cách mạng, đẩy họ về phe phản cách mạng. Trong thời kỳ 1936 – 1939, những yêu sách đƣa ra chú trọng đến lợi ích cơng nơng, ít chú ý đến quyền lợi các tầng lớn trên nên một số trí thức bị các phần tử phản động đe dọa, mua chuộc.

Trong kháng chiến chống Pháp, công tác mặt trận chƣa thật sự sâu rộng, một số lƣợng lớn các trí thức ở vùng địch chiếm khơng đƣợc tập hợp vào mặt trận. Sau năm 1954, nhiều nơi ở miền Bắc xảy ra tình trạng thiếu cán bộ, trí thức do chúng ta thiếu những chính sách để chống lại âm mƣu lơi kéo, kích động trí thức di cƣ vào Nam hoặc ra nƣớc ngoài. Sau năm 1975, cơng tác đối với trí thức miền Nam chƣa tốt, nhiều trí thức ra nƣớc ngồi, số ở lại thì chƣa có biện pháp phù hợp nên sử dụng trí thức chƣa hiệu quả.

Sau khi đất nƣớc thống nhất đến năm 1986, trong cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu bao cấp, chính sách hành chính hóa cơng nơng q mức đã xóa nhịa đi vị trí , vai trị của trí thức trong xã hội, khơng tạo động lực cho trí thức nhiệt tâm tìm tịi sáng tạo. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, điều kiện làm việc của trí thức quá thiếu thốn, lạc hậu, chính sách tiền lƣơng mang nặng tính bình qn, do vậy, nhiều trí thức không say mê với công việc nghiên cứu mà làm các công việc khác để kiếm sống.

Sau khi đổi mới đến trƣớc thềm Đại hội X, nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về cơng tác trí thức đã thu đƣợc nhiều thành tựu trong thực tế. Song bên cạnh đó, cịn mắc phải một số khuyết điểm nhƣ, trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nội dung chƣơng trình chậm đƣợc đổi mới, thiếu tính hệ thống, chƣa có chiến lƣợc và thống nhất trên phạm vi trên toàn quốc. Đào tạo chƣa gắn với thực tiễn, nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành. Cơng tác đào tạo cịn chậm đổi mới. Chƣa có những chiến lƣợc, biện pháp cụ thể để giữ chân các chuyên gia đầu đàn và thu hút thế hệ trí thức trẻ tham gia vào nghiên cứu khoa học.

1.2.KHÁI QUÁT ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1930-2006)

1.2.1.Đội ngũ trí thức từng bƣớc trƣởng thành, đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc.

Trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, nhiều thanh niên trí thức sớm giác ngộ và tham gia vào cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Học thuyết mác xít đã đƣợc phổ biến rộng rãi và có những ảnh hƣởng lớn về mặt tƣ tƣởng đối với tầng lớp trí thức Việt Nam qua cao trào cách mạng 1930 -1931 và phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dƣơng 1936 -1939. Trong cuộc vận động tiến tới Cách mạng Tháng 8, đơng đảo trí thức đã đứng vào mặt trận quần chúng đấu tranh, tham gia các phong trào do Việt Minh tổ chức.

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, ĐNTT đã từng bƣớc trƣởng thành. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều ngƣời trong thành phần cơng, nơng, binh đã trở thành trí thức; những ngƣời trí thức cũ đƣợc học tập chính trị. Tham gia kháng chiến, đƣợc Đảng dìu dắt, rèn luyện trở nên cách mạng hóa. Đến năm 1954, miền Bắc có trên 500 ngƣời có trình độ đại học và 3.000 ngƣời có trình độ trung học chun nghiệp, chủ yếu làm việc các lĩnh vực y tế, văn hóa [45, tr.69]. Đến năm 1964, số ngƣời có trình độ đại học và trung học chuyên nghiệp đã tăng lên 30.709 ngƣời; gấp 10 lần so với năm 1954 [6].

Nhiều trí thức đƣợc cử đi học tập tại các nƣớc XHCN đã trở lại tham gia vào cuộc trƣờng chinh của dân tộc. Đây là đội ngũ quan trọng trong cuộc kháng chiến, họ có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực nhƣ quân sự, y tế, ngoại giao…Một số nhà trí thức tiêu biểu nhƣ Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng…

Trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH ở miền Bắc, đội ngũ trí thức cách mạng đã có những đóng góp to lớn nhƣ chế tạo và cải biến thành cơng nhiều loại vũ khí qn sự đảm bảo cho sự chủ động của quân và dân ta trên chiến trƣờng; góp phần tuyên truyền đƣờng lối chủ chƣơng, chính sách của Đảng đến sâu rộng các tầng lớp nhân dân, giáo dục lòng yêu nƣớc, tinh thần tự hào dân tộc nhất là với thế hệ trẻ. Khơng chỉ đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu, tuyên truyền cổ động, mà hàng nghìn những trí thức, học sinh sinh viên sẵn sàng “xếp bút nghiên lên đƣờng chiến đấu” theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, nhiều ngƣời đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Đất nƣớc thống nhất, hai miền Nam Bắc chung về một mối cùng thực hiện cuộc cách mạng xây dựng XHCN và bảo vệ tổ quốc, ĐNTT dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã từng bƣớc phát triển trên khắp mọi miền tổ quốc. Số lƣợng trí thức tăng nhanh. Ngồi ĐNTT sẵn có tại miền Bắc, tiềm lực trí thức của đất nƣớc đƣợc bổ sung thêm những trí thức ở các vùng mới giải phóng. Sau ngày giải phóng, các tỉnh miền Nam có trên 10 vạn ngƣời có trình độ từ trung học trở lên[5, tr.474].Năm 1989, cả nƣớc có 629,255 ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học; 9.161 tiến sỹ, phó tiến sỹ và tƣơng đƣơng [1].

Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, đại bộ phận thế hệ trí thức mới đƣợc đào tạo trong nhà trƣờng XHCN, xuất thân từ công nơng, đƣợc chế độ mới đào tạo thành trí thức, đƣợc giáo dục và rèn luyện qua thực tiễn chiến đầu và lao động sáng tạo trong hoàn cảnh gian khổ, thiếu thốn. Trải qua thực tiễn công cuộc xây dựng CNXH đầy khó khăn do đất nƣớc vừa thốt khỏi chiến tranh, khủng hoảng KT-XH trầm trọng, đa số trí thức đã thể hiện đƣợc lịng u nƣớc, bản chất chính trị vững vàng với Đảng, cách mạng. Đến năm 1992, cả nƣớc có trên 700 nghìn ngƣời đạt trình độ đại học và cao đẳng, gần 7.000 phó tiến sỹ và gần 400 tiến sỹ, 2.176 phó giáo sƣ, 459 giáo sƣ trong đó có những chuyên gia đầu ngành đạt trình độ quốc tế[3].

Với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, đất nƣớc đã từng bƣớc vƣợt qua những khó khăn, thách thức trong những năm đầu đổi mới. ĐNTT nƣớc ta tiếp tục đƣợc bổ sung lực lƣợng mới, số ngƣời có trình độ trung cấp trở lên tăng từ 3,1 triệu ngƣời (năm 1989) lên khoảng 4 triệu ngƣời (năm 1995). Trong đó, có trên 1,2 triệu ngƣời có trình độ trung cấp, 700 nghìn ngƣời có trình độ đại học , cao đẳng, gần 10 nghìn tiến sỹ, phó tiến sỹ và thạc sỹ, Trong tổng số ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng, nữ chiếm 38%, trong tổng số ngƣời có trình độ trên đại học, nữ chiếm 15%[1].

Tâm trạng chung của trí thức tin tƣởng, phấn khởi, thiết tha mong muốn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tin dùng, tạo mơi trƣờng để tự do sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc. Số trí thức Việt kiều có nguyện vọng về nƣớc đóng góp cho đất nƣớc tăng lên. Tuy nhiên, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về Việt kiều thời gian này vẫn hạn chế nên nhiều kiều bào gặp khó khăn trong việc quay trở về nƣớc để làm việc.

Sau 10 năm đổi mới, ĐNTT đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nƣớc. ĐNTT đƣợc quy tụ trong các hội trí thức, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các trƣờng, viện…Vai trò tƣ vấn và phản biện xã hội của trí thức bƣớc đầu đƣợc đề cập và phát huy tác dụng. Kết quả đạt đƣợc trong công tác đào tạo, xây dựng ĐNTT những năm đầu đổi mới là khá toàn diện.

Bƣớc sang thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, quan điểm của Đảng về xây dựng ĐNTT tiếp tục nhất quán: Tôn trọng, tơn vinh trí thức, trọng dụng nhân tài là vốn quý của quốc gia. Coi đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực nói chung, trí thức nói riêng, là đầu tƣ phát triển.

Cùng với sự phát triển tồn diện của đất nƣớc, trong q trình đẩy mạnh CNH, HĐH, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng ĐNTT từng bƣớc đƣợc thực hiện. ĐNTT tăng nhanh cả về số lƣợng và nâng cao về trình độ, năng lực. ĐNTT phân bố đồng đều khắp cả nƣớc. Cho đến năm 2005, cả nƣớc có hơn 1.800 nghìn ngƣời có trình độ đại học, cao đẳng, 16 nghìn thạc sĩ, 14 nghìn tiến sĩ và tiến sỹ khoa học, đạt 210 ngƣời có trình độ cao đẳng trên 1 vạn dân. Số giáo sƣ là 1.131, phó giáo sƣ là 5.253 [4]. Các Hội trí thức phát triển từ trung ƣơng đến các địa phƣơng, lực lƣợng nữ trí thức, trí thức trẻ có những bƣớc phát triển đáng kể.

ĐNTT phát triển mạnh mẽ đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. ĐNTT trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã coi trọng việc ứng dụng chuyển giao các thành tựu khoa học tiên tiến phục vụ sự phát triển sản xuất, bảo vệ môi trƣờng và đời sống dân sinh; phổ biến khoa học kỹ thuật vào sản xuất. ĐNTT thực hiện nhiệm vụ phản biện và giám định xã hội cho các cơ quan của Đảng và Nhà nƣớc. ĐNTT trí thức kiều bảo đã có những đóng góp tích cực cho đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng đội ngũ trí thức từ năm 2006 đến năm 2013 (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)