Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục Trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 35)

1. 1 Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái

1.2. Quá trình chỉ đạo và kết quả thực hiện

1.2.1- Quá trình chỉ đạo

Thứ nhất, phát triển quy mô giáo dục trung học phổ thông. Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về phát triển giáo dục trung học phổ thông, tiến tới phổ cập trung học phổ thông vào giai đoạn tới. Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo tập trung tăng cƣờng củng cố, nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học theo hƣớng đúng độ tuổi; đẩy mạnh, nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục trung học cơ sở tạo tiền đề; trên cơ sở đó, chủ động mở rộng mạng lƣới trƣờng, lớp trung học phổ thông, tạo điều kiện huy động tối đa thanh thiếu niên tốt nghiệp trung học cơ sở vào học ở cấp trung học phổ thông.

Năm 2004, chƣơng trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở của tỉnh chuyển sang giai đoạn tăng tốc, do đó, số thanh thiếu niên tốt nghiệp trung học cơ sở tăng lên, phần lớn là ở địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa và có nhu cầu học lên trung học phổ thông. Theo quy hoạch và kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; Đảng bộ tỉnh đã cho phép thành lập mới một số trƣờng trung học phổ thông, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc. Tuy nhiên, trƣớc khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ, một số địa phƣơng chủ trƣơng thành lập các phân hiệu trƣờng trung học phổ thông, tuyển sinh thu hút học sinh là ngƣời dân tộc thuộc vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa đi học. Cụ thể:

- Năm 2003, thành lập phân hiệu Dân tộc nội trú khu vực Miền tây, đặt trong trƣờng Trung học sƣ phạm 12+2 Nghĩa Lộ; và phân hiệu Mai Sơn thuộc trƣờng Trung học phổ thông Hoàng Văn Thụ huyện Lục Yên.

- Năm 2004, thành lập 3 phân hiệu trung học phổ thông: Phân hiệu An Bình thuộc trƣờng Trung học phổ thông Chu Văn An, huyện Văn Yên; Phân hiệu Nghĩa Tâm thuộc trƣờng Trung học phổ thông Văn Chấn, huyện Văn Chấn và Phân hiệu Nậm Búng thuộc trƣờng Trung học phổ thông Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn.

Thứ hai, nâng cao chất lượng giáo dục

Ngày 09/12/2000, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khoá X ban hành Nghị quyết 40/2000/QH-10 về việc “Đổi mới chƣơng trình nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông”. Triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 3668/KH-BGDĐT ngày 11/5/2001 về việc “Triển khai thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông”.

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông để triển khai chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

Nền tảng nâng cao năng lực ngƣời lao động là trình độ văn hoá, vì vậy Đảng ta đã đặt mục tiêu đến năm 2000 cả nƣớc hoàn thành xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, đến năm 2010 hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Do đó, giai đoạn từ 1991 đến 2000 là thời kỳ đảm bảo đội ngũ giáo viên phục vụ tốt nhiệm vụ trọng tâm hoàn thành xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học, chuẩn bị đầy đủ đội ngũ giáo viên tiến tới phổ cập trung học cơ sở. Từ năm 2000-2005 là giai đoạn hoàn thiện cơ cấu, nâng cao chất lƣợng, chuẩn hoá đội ngũ, đáp ứng giáo dục toàn diện và đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông. Đảng bộ tỉnh xác định để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ trên, công tác đào tạo, bồi

dƣỡng đội ngũ giáo viên cho các ngành học cấp học phải đi trƣớc, chuẩn bị đủ số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu, vùng miền phục vụ mục tiêu đã đề ra.

Thứ tư, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị trường học.

Thực hiện chủ trƣơng của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt chƣơng trình xóa phòng học tạm tại Quyết định số 346/QĐ-UB ngày 08/7/2002. Quyết định đƣợc ban hành trƣớc khi Chính phủ ban hành Quyết định 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2003 phê duyệt Đề án xây dựng kiên cố xoá phòng học tạm.

Thứ năm, thực hiện chính sách giáo dục vùng khó khăn

Đa dạng hoá các nguồn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế. Kết luận số 14- /KL-TW ngày 26/7/2002 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 khoá VIII, phƣơng hƣớng phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Yên Bái chủ trƣơng “Tăng cường đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo”, Nghị quyết số 20-CTr/TU ngày 18/10/2002 của Tỉnh uỷ Yên Bái về Chƣơng trình hành động thực hiện Kết luận số 14-/KL-TW ngày 26/7/2002 Nghị quyết TW2 khoá VIII của Đảng.

Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 06/4/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến 2010, Công văn số 7485/KHTC ngày 24/8/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng nguồn kinh phí Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia giáo dục và đào tạo năm 2004, 2005. Phấn đấu đến 2010 phổ cập kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính và Internet đến 100% cán bộ, công chức và viên chức, 100% sinh viên đại học và cao đẳng, 100% học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở.

1.2.2. Kết quả thực hiện

1.2.2.1- Quy mô, mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học

Quy mô, mạng lưới:

Năm học Trƣờng Lớp Học sinh LC 2+3 THPT 00-01 5 20 407 18.414 01-02 5 20 433 19.323 02-03 5 20 452 20.318 03-04 4 21 529 23.428 04-05 4 21 609 27.009

Nguồn: Giáo dục và Đào tạo Yên Bái - 60 năm xây dựng và trưởng thành

Trong 5 năm, giáo dục trung học phổ thông tỉnh Yên Bái tiếp tục có bƣớc phát triển mạnh về quy mô. Tuy số trƣờng không thay đổi nhƣng số lớp, số học sinh có sự phát triển mạnh mẽ: Tăng 202 lớp, tăng 8.595 học sinh. So với năm học 1990-1991, quy mô học sinh trung học phổ thông tăng 5,92 lần, về cơ bản đã đảm bảo tạo mọi điều kiện cho con em đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa đi học trung học phổ thông, thực hiện công bằng trong giáo dục, chuẩn bị triển khai thực hiện phổ cập trung học phổ thông ở một số khu vực vùng thuận lợi trong tỉnh.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học

Cùng với sự đầu tƣ của các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia, vốn ngân sách tập trung của tỉnh và các nguồn vốn khác mỗi năm cũng chỉ đầu tƣ xây dựng mới đƣợc từ 80 đến 100 phòng học, sửa chữa đƣợc từ 55 đến 70 phòng học trong khi đó theo số lƣợng thống kê thời điểm tháng 8/2002 toàn tỉnh Yên Bái có 2.165 phòng học tạm, (chƣa kể các phòng học mƣợn). Tỷ lệ phòng học xây toàn tỉnh trƣớc khi có chƣơng trình kiên cố hoá trƣờng, lớp học chỉ đạt

40%, sau gần 3 năm thực hiện chƣơng trình kiên cố hoá trƣờng, lớp học tỷ lệ phòng học xây toàn tỉnh đã đạt gần 87% tăng 47% và đến hết năm 2005 toàn tỉnh đã xoá xong 2.165 phòng học tạm. Hàng năm bằng các nguồn vốn đã đầu tƣ bổ sung trang bị đƣợc trên 2000 bộ bàn ghế giáo viên, học sinh, trên 300 bảng chống loá cho các cơ sở giáo dục.

Đối với giáo dục trung học phổ thông, các nguồn lực đƣợc ƣu tiên đầu tƣ. Tỷ lệ phòng học xây đạt trên 90%, đã xóa bỏ tình trạng học ba ca; một số trƣờng đã đƣợc đầu tƣ các thiết bị hiện đại vào thời điểm trƣớc 2005 nhƣ máy vi tính, phòng học tin học, phòng học chức năng, các công trình phụ trợ phục vụ giảng dạy và học tập.

1.2.2.2- Nâng cao chất lượng giáo dục và đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo

Chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của địa phương.

Chất lƣợng giáo dục đại trà đƣợc quan tâm, cơ bản đã giảm đƣợc tỷ lệ bỏ học, lƣu ban ở cấp trung học phổ thông; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm đƣợc duy trì ổn định. Chất lƣợng giáo dục mũi nhọn đƣợc chú trọng và đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ; đã có 240 học sinh đạt giải quốc gia, trong đó có 3 giải nhất, 31 giải nhì, 91 giải; các trƣờng tiêu biểu trong công tác giáo dục mũi nhọn là trƣờng Trung học phổ thông Chuyên Yên Bái, Trung học phổ thông Nguyễn Huệ, Trần Nhật Duật , Lý Thƣờng Kiệt , Chu Văn An , Lê Quý Đôn đã có nhiều em học sinh đạt giải quốc gia.

Với kết quả phong trào thi đua “Hai tốt”, chất lƣợng giáo dục và đào tạo đƣợc giữ vững, nhiều học sinh của tỉnh thi đỗ vào các trƣờng đại học trong nƣớc và đi học ở nƣớc ngoài. Hàng năm có gần 1.000 học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong nƣớc…

Thực hiện việc phân ban ở cấp trung học phổ thông: Trong thời gian bắt đầu từ năm học 2003-2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thí điểm chƣơng trình phân ban trung học phổ thông. Yên Bái đƣợc Bộ chỉ định tham gia Dự án thí điểm chƣơng trình phân ban trung học phổ thông tại 4 đơn vị trƣờng Trung học phổ thông: Nguyễn Hụê và Lý Thƣờng Kiệt, thành phố Yên Bái; Lê Quý Đôn, huyện Trấn Yên và Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà giáo

Cùng với việc tăng quy mô, số lƣợng giáo viên cấp trung học phổ thông có sự tăng trƣởng để đáp ứng yêu cầu. Cùng với đó, từ năm 2001, Sở Giáo dục đã xây dựng Dự án đào tạo, bồi dƣỡng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các cấp. Kết quả đến năm 2005, tỷ lệ giáo viên trung học phổ thông đạt chuẩn trở lên đạt 97%. [41, tr.6]

1.2.2.3- Thực hiện chính sách giáo dục vùng khó khăn

Tập trung tăng quy mô trƣờng dân tộc nội trú cấp trung học phổ thông. Đến năm 2005, tỉnh có 1 trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú đặt tại trung tâm thành phố Yên Bái và 01 phân hiệu đặt tại thị xã Nghĩa Lộ; hàng năm tuyển mới 4 lớp với trên 100 học sinh ngƣời dân tộc từ các địa phƣơng trong tỉnh. Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các điều kiện phục vụ học tập, sinh hoạt của học sinh ngƣời dân tộc đƣợc quan tâm, chú trọng. Chất lƣợng giáo dục của trƣờng dân tộc nội trú đƣợc đánh giá thuộc nhóm các trƣờng có chất lƣợng cao trong tỉnh.

Trong một giai đoạn dài, giáo dục vùng cao Yên Bái thƣờng trong tình trạng vào ngày mùa, sau Tết Nguyên đán, vụ giáp hạt... học sinh nghỉ học, không đến trƣờng. Tình trạng này diễn ra ở tất cả các cấp học, đặc biệt là ở bậc trung học phổ thông, do các em đã trở thành lao động chính trong gia đình. Thực hiện chủ trƣơng hỗ trợ học sinh đến trƣờng ở cấp trung học phổ thông, đặc biệt ở hai huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải; Tỉnh ủy đã phân công các đồng

chí trong Thƣờng vụ trực tiếp phụ trách, các xã đặc biệt khó khăn do các đồng chí trong Ban Chấp hành phụ trách để trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ và huy động các lực lƣợng xã hội vào cuộc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và hỗ trợ giáo dục nói riêng. Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ gạo cho các học sinh trung học phổ thông ngƣời dân tộc Mông ở hai huyện khó khăn trong những ngày giáp hạt để đảm bảo huy động các em ra lớp chuyên cần, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Thực hiện các chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2000-2005; Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phƣơng, lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh thu đƣợc những kết quả khả quan. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nƣớc và của tỉnh có nhiều khó khăn nhƣng sự nghiệp giáo dục - đào tạo Yên Bái đã đạt đƣợc kết quả khá quan trọng, tạo tiền để để phát triển hƣớng tới sự bền vững.

Dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy với chủ trƣơng tập trung duy trì và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục, ƣu tiên phát triển giáo dục vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các địa phƣơng, huy động các nguồn lực đầu tƣ phát triển giáo dục và đào tạo. Cơ bản đến cuối năm 2005, đã giải quyết dứt điểm tình trạng học ba ca, đảm bảo đủ chỗ ngồi cho học sinh, giải quyết thay thế những phòng học tạm bợ, dột nát, cơ sở vật chất trƣờng học đã đáp ứng đƣợc yêu cầu tối thiểu. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đƣợc chú trọng phát triển về số lƣợng và quan tâm tới việc bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng. Kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, tình trạng bỏ học bƣớc đầu đã đƣợc ngăn chặn.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội; chất lƣợng giáo dục trong giai đoạn này còn có nhiều yếu kém, bất cập. Việc tăng trƣởng quá nhanh về quy mô dẫn tới nguồn đầu tƣ bị dàn trải, kém hiệu quả; cơ sở vật chất quá tải và thiếu lực lƣợng giáo viên. Đời sống nhân dân nhất là ở vùng cao, vùng dân tộc còn quá khó khăn nên việc đầu tƣ cho con em còn hạn chế, cá biệt, còn phó mặc cho nhà trƣờng. Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn đứng ngoài hoặc trông chờ vào đầu tƣ của nhà nƣớc... Đối với cấp trung học phổ thông, mặc dù quy mô tăng khá nhanh nhƣng chƣa huy động đƣợc học sinh ngƣời dân tộc đến lớp; cá biệt nhƣ huyện Trạm Tấu, năm học 2001-2002 chỉ có duy nhất một học sinh ngƣời Mông vào học lớp 10. Tình trạng bỏ học ở vùng cao ở mức báo động, nhất là vào dịp giáp hạn, mùa mƣa lũ hoặc mùa làm nƣơng rẫy... một số học sinh lớp 11, lớp 12 bỏ học để đi lao động hoặc xây dựng gia đình theo tập tục của đồng bào ngƣời dân tộc. Chất lƣợng giáo dục giữa khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và vùng nông thôn, vùng núi cao, vùng dân tộc có sự chênh lệch đáng kể (tỷ lệ hoàn thành khóa học phổ thông chênh tới 16,5%, cấp trung học phổ thông chênh tới 22,1%)...

Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng trong phát triển quy mô và xây dựng hệ thống mạng lƣới trƣờng lớp, cơ sở vật chất và đội ngũ đƣợc quan tâm đầu tƣ, tuy nhiên, trƣớc so với yêu cầu, giáo dục phổ thông Yên Bái, nhất là giáo dục trung học phổ thông còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt hơn của cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở. Đó chính là đòi hỏi cấp thiết để Đảng bộ tỉnh Yên Bái tập trung lãnh đạo phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng ở giai đoạn tiếp theo.

Chƣơng 2

ĐẢNG BỘ TỈNH YÊN BÁI LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2014 2.1- Quan điểm chung của Đảng

Đại hội X của Đảng với chủ đề: “trí tuệ, đổi mới, đoàn kết và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục Trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)