Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục Trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 101 - 140)

Chƣơng 3 NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.2. Bài học kinh nghiệm

Qua việc đề ra các chủ trƣơng, chính sách của Đảng bộ tỉnh yên Bái về phát triển giáo dục trung học phổ thông cùng với thực tiễn hoạt động giáo dục trung học phổ thông trong 14 năm (2001 - 2014) ở Yên Bái dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Yên Bái, có thể rút ra một số kinh nghiệm nhƣ sau:

lực phát triển đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phải luôn kiên trì sự lãnh đạo của Đảng.

Đảng bộ tỉnh Yên Bái với vai trò là ngƣời dẫn đƣờng, đề ra các chủ trƣơng, chính sách phát triển giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng, phải sát với thực tiễn tình hình địa phƣơng, truyền thống dân tộc và xu thế phát triển của đất nƣớc.

Quan điểm coi giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, “là động lực trực tiếp của sự phát triển”, gắn sự phát triển của giáo dục - đào tạo với sự phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đã xác định phải luôn đƣợc quán triệt và thực hiện một cách có hiệu quả. Từ đó, mục tiêu phát triển giáo dục theo hƣớng “nâng cao dân trí, bồi dƣỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã đƣợc nhấn mạnh trong đƣờng lối, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh Yên Bái.

Muốn đƣa sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông phát triển thì trƣớc hết Đảng bộ tỉnh phải nắm vững các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng. Trên cơ sở đó, tiếp thu và đề ra các chính sách, biện pháp cụ thể áp dụng phù hợp với thực tiễn địa phƣơng mình để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, phải không ngừng hoàn thiện bộ máy lãnh đạo của Đảng trong các trƣờng trung học phổ thông.

Hai là, phải coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, từ đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn nhân dân. Trong những 14 năm qua, cuộc vận động xã hội hoá giáo dục ở Yên Bái đã trở thành phong trào toàn dân học tập, toàn dân tham gia phục vụ giáo dục. Do nhận thức về vai trò và vị trí của giáo dục đƣợc nâng lên trong mọi đối tƣợng, mọi tổ chức và gia đình nên sự đầu tƣ cho giáo dục đƣợc tăng cƣờng đáng kể. Nhân dân tỉnh

Yên Bái với truyền thống hiếu học của mình, không những cổ vũ mạnh mẽ về tinh thần mà còn đóng góp cả về vật chất cho sự phát triển của giáo dục trung học phổ thông. Với nhiều hình thức đóng góp khác nhau, nhân dân đã góp phần củng cố hệ thống trƣờng lớp, trang thiết bị nhà trƣờng, chăm lo sự nghiệp giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng phát triển.

Bên cạnh đó, để giáo dục trung học phổ thông trở thành nhiệm vụ của toàn tỉnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm của nhân dân tỉnh Yên Bái trong việc giáo dục, dạy dỗ học sinh, một bài học kinh nghiệm sâu sắc mà Đảng bộ tỉnh đã rút ra đƣợc là phải kết hợp giữa giáo dục nhà trƣờng với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Trên thực tế, đây là bài học đƣợc Đảng bộ tỉnh Yên Bái rút ra từ những thiếu sót của mình trong quá trình lãnh đạo hoạt động giáo dục trung học phổ thông, từ việc tìm ra nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trong quá trình phát triển giáo dục phổ thông. Vì vậy, trong chủ trƣơng, chính sách của mình, Đảng bộ tỉnh đã luôn nhấn mạnh sự kết hợp ba môi trƣờng giáo dục này trong sự phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách, phẩm chất của học sinh. Mặt khác, sự tham gia của ba môi trƣờng giáo dục này cho thấy đã huy động đƣợc ý thức trách nhiệm cũng nhƣ mọi điều kiện vật chất, tinh thần của toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, tƣơng lai của đất nƣớc. Tác dụng ấy cần đƣợc phát huy nhằm tạo một môi trƣờng thuận lợi cho giáo dục.

Ba là, phải tăng cường cơ chế chỉ đạo đồng bộ, kết hợp giữa Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông.

.

Đảng bộ, chính quyền các cấp trong từng đơn vị phải thực sự là hạt nhân lãnh đạo, đề ra chủ trƣơng, chính sách phát triển giáo dục trung học phổ thông trên cơ sở quán triệt các nghị quyết của Trung ƣơng Đảng và vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào địa phƣơng mình. Chi bộ trƣờng học là tổ chức lãnh đạo trực tiếp, toàn diện mọi hoạt động của nhà trƣờng theo đúng chủ trƣơng, chính sách

của Đảng. Vì vậy, các cấp uỷ đảng phải phát huy mức cao nhất sự lãnh đạo của mình, làm cho toàn Đảng, toàn dân thấm nhuần quan điểm đúng đắn về giáo dục, từ đó hƣớng mọi hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm vào hiệu quả thiết thực của giáo dục.

Sở giáo dục - đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc, tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, đƣờng lối của Đảng bộ tỉnh, tham mƣu cho tỉnh ủy về các văn bản để thể chế hóa các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về lĩnh vực giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục trung học phổ thông nói riêng. Thực tế cho thấy, chức năng quản lý nhà nƣớc đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển giáo dục phổ thông. Những yếu kém trong công tác quản lý giáo dục cũng là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác, những hiện tƣợng tiêu cực trong giáo dục xẩy ra phần chính là do công tác quản lý giáo dục chƣa hiệu quả.

Nhân dân có trách nhiệm cùng Đảng bộ, chính quyền góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục trung học phổ thông. Sự đóng góp của nhân dân, nhất là những đóng góp về xây dựng cơ sở vật chất và cùng nhà trƣờng và xã hội tạo nên một môi trƣờng giáo dục lành mạnh cho trẻ đóng một vai trò rất quan trọng.

Sự kết hợp đồng bộ, toàn diện trên sẽ tạo nên một động lực và sức mạnh tinh thần cũng nhƣ sức mạnh vật chất to lớn cho sự nghiệp phát triển giáo dục phổ thông. Trên thực tế, với cơ chế kết hợp đồng bộ và thống nhất nhƣ vậy mà trong 14 năm giáo dục trung học phổ thông đã đạt đƣợc những thành tựu lớn về việc phát triển mạng lƣới trƣờng lớp, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh, tạo điều kiện cho các em đƣợc học tập và phát huy, phát triển các năng lực, phẩm chất của mình.

Bốn là, phải xác định đúng mục tiêu giáo dục; lấy chất lượng, hiệu quả giáo dục làm mục tiêu phấn đấu hàng đầu và luôn luôn quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, chính trị trong các nhà trường.

Trên thực tế, việc xác định đúng đắn mục tiêu giáo dục đóng vai trò rất quan trọng, từ đó mới có thể xây dựng đƣợc một nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy - học đúng đắn, tiến bộ và có hiệu quả. Nền giáo dục Nho giáo trƣớc đây với “cửa Khổng sân trình”, học để làm quan, học để tiến thân và xã hội coi trọng bằng cấp đã để lại nhiều hệ lụy đến ngày nay nhƣ: chạy theo bằng cấp, học để đối phó với thi cử, bệnh thành tích… mà bỏ qua những giá trị chân thực của việc học. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành hội nhập, đòi hỏi những giá trị đích thực; do vậy, không thể duy trì mục tiêu giáo dục đã cũ kỹ nhƣ vậy. Đến mỗi khi đến kỳ thi, nhất là kỳ thi đại học, mỗi gia đình Việt Nam lại “khăn gói” lên thành phố; điều này làm ngƣời ta liên tƣởng đến cảnh “lều chõng” ngày xƣa, nhƣng lại đƣợc diễn ra trong thời đại hội nhập? Năm 1996, trong tài liệu Học tập, một kho báu tiềm ẩn, UNESCO đã chỉ ra bốn trụ cột của giáo dục là: “học để biết, học để làm, để chung sống và để tự khẳng định mình”. Ở Việt Nam, Luật giáo dục ban hành năm 1998 cũng chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Đáng tiếc là trong thực tế, những điều đó vẫn chƣa đƣợc thực hiện tốt nếu không nói là còn nhiều yếu kém, thậm chí xa rời mục tiêu, hạ thấp yêu cầu học tập đến mức chỉ còn quan tâm đến điểm số. Nguyên nhân sâu xa, đó là chúng ta vẫn chƣa có những đổi mới về giáo dục chƣa thật sự sâu sắc, đồng bộ (về nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học, cơ chế quản lý, đánh giá chất lƣợng…) và chƣa tạo lập đƣợc nền tảng xã hội đối với tất cả mọi ngƣời dân về một mục tiêu học tập đúng đắn, học tập mang mục tiêu tự thân, cho nên học sinh thiếu hẳn sự say mê vƣơn tới đỉnh cao tri thức và sáng tạo.

Bên cạnh đó, để tạo nên một động lực thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà hiện nay là để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, thì chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Đạt đƣợc các thành tích lớn trong giáo dục là một vấn đề hết sức quan trọng,

nhƣng điều đó không có nghĩa là chạy theo thành tích, đặc biệt khi nƣớc ta tiến hành hội nhập sâu vào thế giới, chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật bởi muốn phát triển vững chắc thì cần phải xây dựng nền tảng thực sự của nó - đó là chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.

Nhận thức đƣợc vấn đề này, trong công cuộc đẩy mạnh nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung và giáo dục trung học phổ thông nói riêng, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã chủ trƣơng lấy chất lƣợng, hiệu quả giáo dục làm tiêu chí hàng đầu để nhìn nhận sự phát triển và thƣớc đo cho việc đánh giá, bình xét và thi đua. Trên thực tế, bên cạnh những thành tích đã đạt đƣợc, cấp giáo dục trung học phổ thông của Yên Bái còn rất nhiều tồn tại, hạn chế, đồng thời cũng là những khó khăn, vƣớng mắc cần đƣợc tháo gỡ, nhất là sự yếu kém trong chất lƣợng và hiệu quả giáo dục. Đặc biệt, trƣớc những biểu hiện xuống dốc của nền giáo dục cả nƣớc nói chung, nhiều vấn đề đã đƣợc nhấn mạnh, trong đó tiêu cực trong thi cử và bệnh chạy theo thành tích trong giáo dục - đang là nỗi nhức nhối không chỉ của các cấp ngành lãnh đạo, quản lý giáo dục mà là của toàn xã hội - khi giáo dục đang đƣợc đặt ở vị trí “quốc sách hàng đầu”, quyết định sự phát triển đất nƣớc. Đây cũng là lúc chúng ta quan tâm hơn hết về những năng lực thực sự của mình trƣớc sự hội nhập quốc tế và sự lên ngôi của nền kinh tế tri thức. Và chạy theo “những thành tích” không phải là phƣơng cách để giải quyết những yếu kém đó.

Cho nên, phải bắt đầu từ giáo dục, phải bắt đầu từ việc nhìn nhận vào thực tại của giáo dục nƣớc nhà để đề ra những phƣơng hƣớng và biện pháp giải quyết. Đảng bộ, ngành giáo dục và nhân dân tỉnh Yên Bái đã có những biện pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

Bên cạnh đó, để phát triển con ngƣời toàn diện, “vừa hồng vừa chuyên”, Đảng bộ tỉnh Yên Bái nhấn mạnh phải thƣờng xuyên đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, chính trị, tƣ tƣởng, coi đó là trách nhiệm to lớn của sự nghiệp

“trồng ngƣời”. Thực tiễn giáo dục trung học phổ thông tỉnh Yên Bái trong những năm 2001 - 2014 cho thấy, công tác giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng chính trị đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, làm sao để yêu cầu “dạy chữ” phải đi đôi với “dạy ngƣời”, dạy và học để làm ngƣời có đức, có tài. Do đó, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục đạo đức, tƣ tƣởng, chính trị là điều kiện cơ bản để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng.

Năm là, phải coi trọng việc chăm lo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

Trong sự nghiệp đổi mới, nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức của học sinh ngày càng lớn; do vậy, yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên phải càng cao hơn nữa. Muốn đƣa sự nghiệp giáo dục trung học phổ thông phát triển đáp ứng yêu cầu của công cuộc xóa đói giảm nghèo thì phải có đội ngũ giáo viên trực tiếp làm chuyên môn đông về số lƣợng, cao về chất lƣợng.

Do vậy, phải chú trọng xây dựng đội ngũ nhà giáo - nhân tố quyết định chất lƣợng cũng nhƣ sự thành công của giáo dục. Trong những 2001 - 2014, giáo dục trung học phổ thông đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên; vì thế, chất lƣợng giáo dục không ngừng đƣợc nâng cao, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Tuy nhiên, khi tiến hành hiện đại hóa giáo dục, trong đó có sự đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp dạy - học, càng cần phải làm cho đội ngũ này nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình và phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh việc thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, phải quyết liệt sàng lọc những ngƣời không đủ tiêu chuẩn làm thầy ra khỏi cơ sở đào tạo để giữ niềm tin với học sinh và xã hội.

Bên cạnh đó, cần coi công tác thi đua, khen thƣởng là một động lực mạnh mẽ, một biện pháp quản lý hiệu quả, là sức sống của mọi phong trào và môi trƣờng thuận lợi cho mọi thành viên phấn đấu tiến lên trong hoạt động giáo dục. Kết hợp tốt thi đua với khen thƣởng, bảo đảm hài hoà giữa động viên tinh thần với khuyến khích lợi ích vật chất, tạo động lực kích thích cán bộ, giáo viên, học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Có thể nói, đây là những kinh nghiệm quý mà Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã rút ra đƣợc trong quá trình lãnh đạo phát triển giáo dục trung học phổ thông trong 14 năm 2001 - 2014. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm đã rút ra, Đảng bộ tỉnh Yên Bái sẽ bổ sung, hoàn thiện đƣờng lối, chủ trƣơng, các biện pháp của mình để phát huy những ƣu điểm, khắc phục hạn chế làm cho giáo dục trung học phổ thông Yên Bái có những bƣớc tiến xa hơn nữa, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có chất lƣợng cao trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, góp phần đƣa Yên Bái trở thành tỉnh có điều kiện kinh tế ngang bằng với các tỉnh trong khu vực.

KẾT LUẬN

Qua việc quá trình tìm hiểu, nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục trung học phổ thông trong những năm 2001 đến 2014, đề tài rút ra đƣợc một số kết luận sau:

1. Phải khẳng định rằng trong mọi thời đại, giáo dục - đào tạo luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội và của mỗi quốc gia. Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, lấy việc phát triển giáo dục - đào tạo là chìa khoá, động lực cho sự phát triển là một chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục Trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 101 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)