Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục Trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 82 - 88)

1. 1 Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái

2.4.3- Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

Giữ vững, củng cố và từng bước nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở làm nền tảng để phát triển giáo dục trung học phổ thông. Tỷ lệ đối tƣợng 15 đến 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 87,5% (tăng 7,1% so với năm 2005). Đến nay, toàn tỉnh có 180 đơn vị cấp xã, 9/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (tăng 18 xã so với năm 2005); tỉnh đã đƣợc công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục năm 2007, sớm 3 năm so với mục tiêu chung của cả nƣớc. [53, tr.7]

Số TT Danh mục Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 So sánh 2005-2014

I Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

1 - Số xã đạt chuẩn 114 166 178 64

2 - Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 97,1 97,5 99,7 2,6

3 - Tỷ lệ trẻ 11 tuổi hoàn

thành chƣơng trình tiểu học 76,4 90,5 91,8 15,4

II Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

1 - Số xã đạt chuẩn 162 174 180 18 2 - Tỷ lệ trẻ hoàn thành tiểu học vào học lớp 6 96,8 97,1 98,7 1,9 3 - Tỷ lệ đối tƣợng 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở 80,4 84,9 87,5 7,1

Biểu: Chất lượng phổ cập giáo dục giai đoạn 2005-2014 [63, tr.13]. Chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể; đặc biệt từ sau khi thực hiện cuộc vận động “Hai không” vào năm học 2006-2007. So với năm 2005, tỷ lệ học sinh xếp loại yếu kém giảm 17,1%; xếp loại khá giỏi tăng 32,7%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đỗ vào các trƣờng đại học - cao đẳng đạt 35,1% (tăng 20,9% so với năm 2005); liên tục trong 4 năm qua, Yên Bái luôn có học sinh đạt thủ khoa các trƣờng đại học lớn trong nƣớc nhƣ Đại học Thái Nguyên, Đại học Y khoa Hà Nội; đặc biệt năm 2013, có một học sinh ngƣời dân tộc Mông đạt thủ khoa trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội. So với khu vực vùng I, các chỉ số về xếp loại học lực, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ thi đỗ vào các trƣờng đại học - cao đẳng, số lƣợng giải thi học sinh giỏi luôn đạt ở mức khá, hàng năm xếp thứ 6 hoặc 7/15 tỉnh. Số giải học sinh giỏi cấp tỉnh tăng 730 giải, cấp quốc gia tăng 66 giải so với năm 2005; đặc biệt, năm 2014, lần đầu tiên tỉnh Yên Bái có học sinh tham gia dự thi và đạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế. [63, tr.16]

Về cơ bản, Yên Bái đã khắc phục đƣợc tình trạng học sinh bỏ học tràn lan. Hiện tại, học sinh phổ thông bỏ học còn 0,45% (giảm 2,65% so với năm 2005); trong đó, cấp trung học phổ thông còn 2,09% (giảm 0,32% so với năm 2010, giảm 4,36% so với năm 2005). Đặc biệt, ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông giảm tới trên 10% so với năm 2005. Các giải pháp chống bỏ học đƣợc triển khai quyết liệt ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc; phối hợp tốt với các ngành, các huyện, tổ chức nhiều buổi làm việc trực tiếp, trực tuyến với lãnh đạo các huyện, các xã vùng cao về việc huy động học sinh ra lớp, duy trì tỷ lệ chuyên cần.

Số

TT Đơn vị

Tỷ lệ học sinh bỏ học Năm 2014 so sánh với năm: Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 2005 2010 I Tiểu học 2,91 0,23 0,02 -2,89 -0,21 II Trung học cơ sở 2,31 1,11 0,58 -1,73 -0,53 II Trung học phổ thông 6,45 2,41 2,09 -4,36 -0,32 1 Thành phố Yên Bái 3,81 1,17 1,03 -2,78 -0,14 2 Thị xã Nghĩa Lộ 4,91 2,17 1,24 -3,67 -0,93 3 Văn Chấn 7,72 2,57 2,49 -5,23 -0,08 4 Trấn Yên 6,02 2,89 2,07 -3,95 -0,82 5 Văn Yên 6,42 2,89 2,26 -4,16 -0,63 6 Yên Bình 5,96 2,40 2,58 -3,38 0,18 7 Lục Yên 8,39 2,38 2,33 -6,06 -0,05 8 Trạm Tấu 15,42 3,43 4,76 -10,66 1,33 9 Mù Cang Chải 16,54 11,45 3,76 -12,78 -7,69

Biểu: Tình hình học sinh phổ thông bỏ học qua các năm [63, tr.17]. Công tác giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông, học bổ túc trung học phổ thông kết hợp với dạy nghề (trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp nghề, trung cấp nghề) và dạy nghề đƣợc tích cực triển khai. Hàng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp đạt từ 4,7 đến 5%; vào học bổ túc trung học phổ thông đạt 10%.

Đối với phát triển giáo dục vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn

Toàn tỉnh hiện có 79.210 học sinh phổ thông là ngƣời dân tộc (57,2%); tỷ lệ học sinh con em các gia đình chính sách chiếm 49,8%; trong đó, con gia đình thuộc diện hộ nghèo chiếm 29,1%, thuộc vùng đặc biệt khó khăn chiếm 19,7%.

Hệ thống trƣờng phổ thông dân tộc nội trú có 9 trƣờng; trong đó, cấp trung học phổ thông có 2 trƣờng, 842 học sinh. So với năm 2005, học sinh dân tộc nội trú tăng 43,0%. Tỷ lệ học sinh ngƣời dân tộc đƣợc học tại trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông đạt 10,0% (tăng 5,4%); so với năm 2005 tăng 1 trƣờng, 9 lớp, 416 học sinh dân tộc nội trú. [63, tr.18]

Chất lƣợng các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông: Tỷ lệ học sinh có lực học khá giỏi tăng 9,0%, không có học sinh xếp loại học lực kém; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm đạt 100%; Trƣờng Phổ thông dân tộc nội trú Trung học phổ thông tỉnh có số lƣợng giải học sinh giỏi quốc gia, tỷ lệ thi đỗ vào các trƣờng đại học - cao đẳng hàng năm ở vị trí thứ 3, thứ 4/ 25 trƣờng trung học phổ thông trong tỉnh.

Các trƣờng đã chú trọng đến công tác rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua việc hƣớng dẫn sinh hoạt bán trú, các hoạt động tập thể và hoạt động lao động sản xuất tăng gia cho học sinh.

2.4.4- Chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và Thông tƣ 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm; qua đó, xác định rõ trách nhiệm và thẩm quyền của cấp sở, cấp phòng trong công tác quản lý nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo tại

địa phƣơng, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở đi đôi với thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, dân chủ.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trung học phổ thông toàn tỉnh có sự phát triển mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ cấu đƣợc cân đối hợp lý hơn. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 39/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 về nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trƣờng học mầm non và phổ thông tỉnh Yên Bái giai đoạn 2008-2011 làm cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai việc tổ chức kiểm tra rà soát, khảo sát, đánh giá, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ. Đến hết năm 2011 toàn ngành giải quyết chế độ nghỉ cho 1.212 đối tƣợng, đạt 106,9% kế hoạch so với mục tiêu Nghị quyết đề ra, từng bƣớc đồng bộ về cơ cấu, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ; trong đó, riêng khối trung học phổ thông giải quyết đƣợc 305 trƣờng hợp.

Thực hiện Nghị quyết số 39/2008/HĐND của Hội đồng nhân tỉnh; về xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giai đoạn 2008-2010, năm 2010 đã tiến hành khảo sát, đánh giá 1.912 giáo viên dạy môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và Tin học ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Kết quả khảo sát là cơ sở đánh giá, phân xếp loại và trên cơ sở đó có kế hoạch, triển khai tổ chức các lớp bồi dƣỡng; đồng thời, mỗi giáo viên đƣợc khảo sát tự nhìn nhận, đánh giá bản thân để học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn.

Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì việc thực hiện rà soát về quy mô trƣờng lớp, đội ngũ và chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch - Đầu tƣ trong việc xây dựng kế hoạch tham mƣu trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh giao kế hoạch về quy mô trƣờng lớp, biên chế cho các địa phƣơng.

Tích cực bổ sung chỉ tiêu biên chế theo hƣớng giảm sự chênh lệch về biên chế giữa các huyện, thị trong tỉnh; ƣu tiên biên chế cho vùng đặc biệt khó khăn, ngành học mầm non, các trƣờng phổ thông dân tộc bán trú, dân tộc nội

trú; bố trí đủ nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ, nhân viên dinh dƣỡng cho các trƣờng phổ thông dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trƣờng mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn. Đã bổ sung gần 3.000 biên chế (số biên chế này đƣợc bù vào biên chế nghỉ hƣu, thuyên chuyển, giảm lao động hợp đồng và tăng quy mô ở mầm non), tỷ lệ biên chế năm 2014 đạt 91% (tăng 12,5%) đã góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong những năm qua.

Trên cơ sở thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí, điều động hợp lý, khối trung học phổ thông luôn đảm bảo đủ giáo viên thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch giao, không để xảy ra tình trạng dôi dƣ, mất cân đối về cơ cấu môn ban.

Việc đánh giá xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đƣợc chỉ đạo triển khai nghiêm túc; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ. Công tác đào tạo trình độ sau đại học đƣợc quan tâm: Hiện có 395 ngƣời đã và đang tham gia đào tạo (385 thạc sỹ, 10 tiến sỹ). So với năm 2010 tăng 186 ngƣời (178 thạc sỹ, 8 tiến sỹ).

Trình độ chuẩn của đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc nâng lên: Hiện nay tỷ lệ cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn trở lên đạt 99,22%, trong đó tỷ lệ trên chuẩn đạt 56,34%), so với năm 2005 đạt chuẩn tăng 4,35%, trong đó trên chuẩn tăng 37,34%. Riêng khối trung học phổ thông, tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn (thạc sỹ, tiến sỹ) đạt 14,5%, tăng 11,0% so với năm 2005, đạt ở mức cao so với các tỉnh trong khu vực và ở mức khá so với quốc gia.

Công tác phát triển Đảng trong các trƣờng học đƣợc chú trọng, tỷ lệ đảng viên toàn ngành là 42,33%, so với năm 2005 tăng 7,2%; riêng khối trung học phổ thông đạt 45,6%, tăng 8,1% so với năm 2005.

Trong công tác chỉ đạo bồi dƣỡng chuyên môn, tỉnh giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch tập trung vào bồi dƣỡng chính trị, tập huấn chuyên môn, công tác quản lý, kế toán, tài chính, tin học... trong đó chú trọng triển khai bồi dƣỡng trực tuyến, qua mạng Intenet đã tiết kiệm nguồn

kinh phí, tăng số lƣợt ngƣời tham gia và nâng cao hiệu quả của công tác bồi dƣỡng. Bình quân mỗi năm có khoảng 2.500 lƣợt ngƣời tại tỉnh và khoảng 15.000 lƣợt ngƣời ở các huyện đƣợc bồi dƣỡng, tập huấn. Yên Bái là một trong 4 tỉnh đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá triển khai thực hiện tốt công tác bồi dƣỡng đội ngũ.

Chỉ đạo, hƣớng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện đầy đủ, minh bạch, công khai các chính sách chế độ của Nhà nƣớc, của tỉnh về tiền lƣơng, các loại phụ cấp đối với cán bộ công chức, viên chức, đặc biệt là chính sách đối với vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo giáo dục Trung học phổ thông từ năm 2001 đến năm 2014 (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)