1. 1 Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Yên Bái
2.3.1- Huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở vào cuộc phát triển
dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục
Cùng với việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển giáo dục và đào tạo, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2005-2010; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 19/8/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lƣợng giáo dục, Tỉnh ủy Yên Bái đã chỉ đạo việc triển khai, thực hiện: “Phấn đấu đến năm 2015, các chỉ tiêu về phát triển giáo dục mầm non, phổ thông đạt ngang bằng chỉ số trung bình của cả nƣớc”. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp của các cấp, các ngành nhƣ sau:
Tập trung làm tốt việc phổ biến, quán triệt, thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khoá VIII), Kết luận Hội nghị Trung ƣơng 6 (khoá IX), Thông báo kết luận số 242-TB/TW của Bộ Chính trị ngày 15/4/2009 về phƣơng hƣớng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 và các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo trong cấp
uỷ, chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và trong nhân dân. Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của giáo dục, về đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo. Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình hành động cụ thể triển khai nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo hƣớng đổi mới mạnh mẽ, phát triển toàn diện, bền vững.
Trên quan điểm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội động nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2005-2010 tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Chú trọng phát triển, nâng cao chất lƣợng, năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng và tăng cƣờng công tác phát triển đảng trong trƣờng học.
Cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, cơ sở phải chịu trách nhiệm trong việc vận động học sinh trong các độ tuổi đến lớp, có những giải pháp cụ thể giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đƣợc đến trƣờng. Đồng thời, tăng cƣờng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể vận động nhân dân cùng chăm lo, tạo môi trƣờng lành mạnh, điều kiện tốt nhất để con em mình đến trƣờng học tập. Làm cho từng gia đình, cộng đồng dân cƣ và toàn xã hội nhận rõ trách nhiệm đối với giáo dục, toàn dân làm giáo dục.
Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giữa nhà trƣờng với gia đình và xã hội; làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo.
Thứ hai: Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về giáo dục và đào tạo; tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân về các chủ trƣơng của tỉnh trong phát triển giáo dục và đào tạo. Củng cố và kiện toàn hội đồng giáo dục từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở; tăng cƣờng sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các địa phƣơng. Củng cố hệ thống khuyến học từ tỉnh đến cơ sở, với các hình thức hoạt động phong phú, thiết thực. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục và đào tạo. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục và đào tạo.
Thứ ba: Tăng cƣờng liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nƣớc nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, giảng viên nòng cốt của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo. Xây dựng các chƣơng trình kết nghĩa, hợp tác giữa các địa phƣơng, các trƣờng học ở vùng kinh tế - xã hội phát triển với các địa phƣơng, cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn.
Thứ tư: Xây dựng chính sách đặc thù của địa phƣơng, đặc biệt là chính sách về học phí, cơ chế để huy động nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tƣ cho giáo dục và đào tạo.
Thứ năm: Phát triển hợp lý giữa giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập ở các cấp học, ngành học, trên cơ sở giáo dục công lập là chủ đạo, đặc biệt là ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo điều kiện để phát triển giáo dục ngoài công lập và mọi ngƣời tham gia làm giáo dục và đào tạo.
Trong quá trình thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch số 32/KH-UBND về thực hiện Chƣơng trình hành động số 70-CTr/TU ngày 20/1/2014 của Tỉnh ủy Yên Bái về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu trong Chƣơng trình hành động số 70-CTr/TU ngày 20/01/2014 của Tỉnh ủy, mục tiêu các đề án, dự án, quy hoạch, chƣơng trình, kế hoạch có liên quan đến phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020. Trong đó xác định “tăng cường năng lực quản lý nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị
nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân địa phương.” [81, tr.4]
Chuyển hệ thống giáo dục cứng nhắc, thiếu tính liên thông hiện nay sang hệ thống giáo dục mở, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân học tập suốt đời, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt.
Xây dựng xã hội học tập; thực hiện xã hội hóa, dân chủ hóa giáo dục và hội nhập quốc tế.
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể đối với quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. [81, tr.6]
- Tổ chức triển khai, quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo sâu rộng đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành và tăng cƣờng công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tiếp tục thực hiện các nội dung về Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái; Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015; Đề án phát triển Giáo dục mầm non tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015; đề án xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015; Đề án xây dựng trƣờng Phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010-2015; chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện Đề án đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.
- Nâng cao chất lƣợng giáo dục các môn học Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh trong các trƣờng học.
- Thực hiện tốt Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “tăng cường công tác chính trị tư tưởng, củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học”, đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong đội ngũ giáo viên, tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các đơn vị, trƣờng học phải đi đầu, gƣơng mẫu và chịu trách nhiệm trƣớc Đảng, trƣớc nhân dân về việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.